Công việc của Trưởng Phòng Quản Lý là gì?

Trưởng phòng quản lý (Head of management department) là người đứng đầu một phòng ban, một bộ phận nào đó trong công ty. Đây là vị trí chủ chốt trong mỗi doanh nghiệp, họ chính là người thực hiện việc điều hành, tổ chức, kiểm tra… bộ phận mà mình quản lý. Người trưởng phòng cũng có trách nhiệm báo cáo, giải trình các vấn đề có liên quan đến phòng ban của mình trước các cấp lãnh đạo. Nói cách khác, trưởng phòng sẽ hỗ trợ ban giám đốc về việc quản lý và giám sát để đảm bảo sự vận hành bộ máy hoạt động của công ty một cách hiệu quả nhất. 

Mô tả công việc của Trưởng phòng quản lý

Trưởng phòng quản lý đứng bộ phận đó, họ chịu trách nhiệm chung cho công tác quản lý chất lượng, đảm bảo sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức cung cấp phù hợp với mục đích và đáp ứng được các yêu cầu bên trong và bên ngoài. Cụ thể các công việc của một trưởng phòng quản lý bao gồm:

Đảm bảo tuân thủ sản phẩm

Trưởng phòng quản lý có chức năng đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được thực hiện tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng đề ra, đáp ứng mong đợi của khách hàng. Công việc của họ là kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo rằng chúng đạt yêu cầu, thông số kỹ thuật, sử dụng danh sách kiểm tra để xác nhận các sản phẩm được đóng gói an toàn, có hạn sử dụng và hướng dẫn.

Đào tạo

Một trong những chức năng quan trọng của người quản lý chất lượng là thực hiện các chương trình đào tạo, đảm bảo nhân viên được cập nhật với các hệ thống và yêu cầu chất lượng. Bên cạnh đó, giám sát công việc của nhân viên đảm bảo họ thực hiện đúng yêu cầu và trách nhiệm được giao. Ví dụ như trong doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, Trưởng phòng quản lý chất lượng cần đảm bảo nhân hiểu được tầm quan trọng của việc pha trộn các tỷ lệ một cách chính xác, ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sản phẩm, vệ sinh an toàn như đeo găng tay, lưới tóc,...

Phát triển và cải tiến sản phẩm

Khả năng giải quyết vấn đề, tập trung vào khách hàng sẽ dẫn đến sự cải tiến của hàng hóa, dịch vụ, đây cũng là điểm đáng lưu ý của Trưởng phòng quản lý chất lượng. Họ giám sát các dự án nghiên cứu để cải tiến quy trình, chất lượng, kỹ thuật bảo quản và giải pháp đóng gói.

Liên tục cập nhật thông tin, khả năng cải thiện và phát triển sản phẩm hiệu quả, đáp ứng mong đợi của khách hàng cũng như nâng cao hiệu suất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Triển khai và giám sát hệ thống quản lý chất lượng

Người quản lý cần đảm bảo chất lượng thực hiện, giám sát chặt chẽ sự hoạt động của các quy trình, tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng của công ty đề ra. Trưởng phòng quản lý chất lượng phải nghiên cứu và thực hiện các quy định mới của địa phương, nhà nước, ban ngành liên quan. Ghi nhận các tiêu chuẩn chất lượng của công ty dựa trên tiêu chuẩn được công nhận như ISO 9000.

Phân tích dữ liệu

Trưởng phòng quản lý xem xét dữ liệu từ hệ thống dây chuyền sản xuất, xác định các vấn đề về chất lượng, phân tích dữ liệu và đề xuất các thay đổi trong quy trình sản xuất hoặc kiểm soát chất lượng nhằm loại bỏ các vấn đề. Bên cạnh đó, họ cũng phân tích hồ sơ lợi nhuận của sản phẩm để xác định xu hướng trong thời gian tới.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 195 - 390 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Trưởng Phòng Quản Lý có mức lương bao nhiêu?

195 - 390 triệu /năm
Tổng lương
180 - 360 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
15 - 25 triệu
/năm

Lương bổ sung

195 - 390 triệu

/năm
195 M
390 M
156 M 754 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Quản Lý

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Quản Lý, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trưởng Phòng Quản Lý
195 - 390 triệu/năm
Trưởng Phòng Quản Lý

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
11%
2 - 4
42%
5 - 7
32%
8+
25%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Quản Lý?

Yêu cầu tuyển dụng Trưởng phòng quản lý

Kiến thức chuyên môn

Vị trí trưởng phòng quản lý không yêu cầu ngành học cụ thể. Tuy nhiên, để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức Quản lý chất lượng, Kỹ thuật hoặc Kinh doanh, bao gồm:

  • Kiến thức về Quản lý chất lượng, Kỹ thuật hoặc Kinh doanh
  • Kiến thức về khách hàng, thị trường và cạnh tranh
  • Kiến thức về sản phẩm dịch vụ, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan.

Kỹ năng giao tiếp

Đây là kỹ năng bắt buộc cần phải có đối với bất kỳ trưởng phòng quản lý nào, vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Trong quá trình trao đổi, hỗ trợ khách hàng, trưởng phòng quản lý cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp, giao tiếp lưu loát, trôi chảy và biết cách xử lý các tình huống một cách khéo léo để tạo cho khách hàng sự thoải mái, hài lòng và có những trải nghiệm tốt về dịch vụ.

Kinh nghiệm, kỹ năng khác

  • Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Quản lý chất lượng, Kỹ thuật hoặc Kinh doanh, các chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực của doanh nghiệp.
  • Ưu tiên các ứng viên có chứng chỉ QC/QA.
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành QC và 3 năm kinh nghiệm ở vị trí tương tương.
  • Am hiểu sâu sắc các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình quản lý, giám sát chất lượng.
  • Có kinh nghiệm kiểm tra và thử nghiệm chất lượng, thực hiện các chương trình hành động khắc phục và biết cách sử dụng công cụ phân tích dữ liệu, phân tích thống kê.
  • Thành thạo kỹ năng tin học.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, tư duy logic, có khả năng phân tích, quản lý thời gian, điều hành và giải quyết vấn đề.
  • Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực cao, có trách nhiệm với công việc.

Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng quản lý

Mức lương bình quân của Trưởng phòng quản lý có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Thực tập sinh

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.

Nhiệm vụ chính mà thực tập sinh được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không giao cho bạn công việc chuyên môn đâu vì đó còn là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức nữa. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng

Từ 2 - 4 năm: Nhân viên quản lý

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên quản lý. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình quản lý. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

Từ 4 - 8 năm: Chuyên viên quản lý

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí chuyên viên quản lý, sau khi tích được 4 - 8 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ tăng cường quản lý nhóm nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn sẽ giám sát hoạt động hàng ngày của phòng dịch vụ khách hàng, định hướng và đào tạo nhân viên, giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Từ 8 - 10 năm: Trưởng phòng quản lý

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng phòng quản lý. Vai trò của trưởng phòng quản lý vận hành là quản lý các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, cùng với việc quản lý nhóm nhân viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

Từ 10 trở lên: Giám đốc quản lý

Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiến lên vị trí giám đốc quản lý. Với vai trò này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm quản lý nhân viên, định hướng chiến lược, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đạt các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này liên quan đến việc đưa ra quyết định chiến lược, giám sát nhiều chi nhánh và bộ phận, và đóng góp vào sự phát triển và thành công tổng thể của doanh nghiệp.

Đánh giá, chia sẻ về Trưởng Phòng Quản Lý

Các Trưởng Phòng Quản Lý chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Trưởng Phòng Quản Lý

Bạn có kinh nghiệm quản lý bộ phận nào trong ngành của mình?
1900.com.vn
Trưởng Phòng Quản Lý
Q: Bạn có kinh nghiệm quản lý bộ phận nào trong ngành của mình?
22/11/2023
1 câu trả lời

Khi hỏi câu hỏi này, người phỏng vấn muốn đánh giá khả năng lãnh đạo nhóm và giám sát hoạt động của một bộ phận trong một ngành cụ thể của bạn. Câu trả lời của bạn phải thể hiện kinh nghiệm làm việc với nhóm, đưa ra quyết định và thực hiện các chiến lược phù hợp với mục tiêu của công ty cũng như bất kỳ kiến ​​thức hoặc hiểu biết chuyên sâu nào về ngành mà bạn đã đạt được trong suốt sự nghiệp của mình.

Ví dụ: “Là giám đốc bộ phận trong ngành bán lẻ trong hơn 5 năm, tôi đã có nhiều kinh nghiệm quản lý nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm may mặc, điện tử và hàng gia dụng. Trách nhiệm của tôi bao gồm giám sát hoạt động hàng ngày, đặt mục tiêu bán hàng, giám sát mức tồn kho và đảm bảo dịch vụ khách hàng đặc biệt.

Trong nhiệm kỳ của mình, tôi đã lãnh đạo thành công các nhóm lên tới 20 nhân viên, tập trung vào phát triển nhân viên thông qua các buổi đào tạo thường xuyên và đánh giá hiệu suất. Cách tiếp cận này dẫn đến tỷ lệ gắn kết và giữ chân nhân viên tăng lên. Ngoài ra, tôi còn cộng tác với các quản lý bộ phận khác và lãnh đạo cửa hàng để phát triển các chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể, dẫn đến doanh số bán hàng tăng trưởng nhất quán và cải thiện xếp hạng mức độ hài lòng của khách hàng.”

Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng bộ phận của bạn đáp ứng được các mục tiêu và mục tiêu của mình?
1900.com.vn
Trưởng Phòng Quản Lý
Q: Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng bộ phận của bạn đáp ứng được các mục tiêu và mục tiêu của mình?
22/11/2023
1 câu trả lời

Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để lãnh đạo một nhóm và giúp họ đi đúng hướng để đạt được mục tiêu của mình. Với tư cách là người quản lý bộ phận, bạn có trách nhiệm đặt ra những kỳ vọng rõ ràng, cung cấp các nguồn lực và hỗ trợ cần thiết cũng như theo dõi tiến độ để đảm bảo bộ phận của bạn luôn phù hợp với các mục tiêu chung của công ty. Thể hiện khả năng quản lý những yếu tố này là chìa khóa để chứng tỏ tính hiệu quả của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo.

Ví dụ: “Để đảm bảo rằng bộ phận của tôi đáp ứng được các mục tiêu và mục đích của mình, tôi bắt đầu bằng việc truyền đạt rõ ràng những mục tiêu này cho nhóm và đảm bảo rằng mọi người đều hiểu được trách nhiệm cá nhân của mình. Điều này liên quan đến việc chia nhỏ các mục tiêu lớn hơn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn, dễ quản lý hơn và đặt ra thời hạn cho từng nhiệm vụ. Tôi cũng thiết lập các chỉ số hiệu suất chính (KPI) để đo lường sự tiến bộ và thành công.

Tôi duy trì đường dây liên lạc cởi mở với các thành viên trong nhóm của mình thông qua các cuộc họp thường xuyên và đăng ký trực tiếp. Điều này cho phép tôi theo dõi tiến trình của họ, giải quyết mọi thách thức mà họ có thể gặp phải và cung cấp hướng dẫn hoặc hỗ trợ khi cần thiết. Ngoài ra, tôi khuyến khích sự hợp tác trong nhóm, nuôi dưỡng một nền văn hóa nơi mọi người cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng và làm việc cùng nhau để đạt được các mục tiêu chung.

Khi cần thiết, tôi đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu để điều chỉnh chiến lược hoặc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Điều này có thể liên quan đến việc phân tích số liệu hiệu suất, xác định các lĩnh vực cần cải thiện và thực hiện các thay đổi để tối ưu hóa quy trình của chúng tôi. Cuối cùng, việc luôn chủ động theo dõi tiến độ, giải quyết các vấn đề và thích ứng với hoàn cảnh thay đổi sẽ giúp đảm bảo rằng bộ phận của tôi luôn đạt được các mục tiêu và mục tiêu của mình.”

Mô tả cách tiếp cận của bạn trong việc lập và thực hiện ngân sách các phòng ban.
1900.com.vn
Trưởng Phòng Quản Lý
Q: Mô tả cách tiếp cận của bạn trong việc lập và thực hiện ngân sách các phòng ban.
22/11/2023
1 câu trả lời

Khả năng tạo và quản lý ngân sách là một kỹ năng quan trọng đối với người quản lý bộ phận. Bằng cách đặt câu hỏi này, người phỏng vấn muốn đảm bảo rằng bạn có sự nhạy bén về tài chính và tư duy chiến lược cần thiết để phân bổ nguồn lực hiệu quả, kiểm soát chi phí và đáp ứng các mục tiêu tài chính của tổ chức. Họ cũng đang tìm kiếm thông tin chi tiết về cách bạn ưu tiên chi tiêu, theo dõi tiến độ và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết để giúp bộ phận của bạn đi đúng hướng.

Ví dụ: “Phương pháp lập và thực hiện ngân sách của các phòng ban của tôi bắt đầu bằng việc phân tích kỹ lưỡng dữ liệu lịch sử, hiệu quả tài chính hiện tại và các mục tiêu trong tương lai. Tôi cộng tác với các thành viên trong nhóm của mình để xác định những lĩnh vực mà chúng tôi có thể tối ưu hóa chi tiêu trong khi vẫn đạt được mục tiêu của mình. Điều này bao gồm việc xem xét các chi phí trong quá khứ, đánh giá hiệu quả của việc phân bổ ngân sách trước đó và dự báo nhu cầu trong tương lai dựa trên sự tăng trưởng của công ty và xu hướng thị trường.

Sau khi ngân sách được soạn thảo, tôi trình bày lên ban quản lý cấp cao để phê duyệt, đảm bảo rằng nó phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể. Sau khi nhận được phê duyệt, tôi thông báo ngân sách đã phê duyệt cho nhóm của mình và đặt ra những kỳ vọng rõ ràng về giới hạn chi tiêu và phân bổ nguồn lực. Trong suốt năm tài chính, tôi giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu thực tế so với ngân sách, thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết để luôn nằm trong giới hạn tài chính của chúng tôi. Việc báo cáo thường xuyên về tiến độ của chúng tôi giúp duy trì tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, thúc đẩy văn hóa quản lý tài chính có trách nhiệm trong bộ phận.”

Bạn có thể đưa ra một ví dụ về thời điểm bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn vì lợi ích của bộ phận mình không?
1900.com.vn
Trưởng Phòng Quản Lý
Q: Bạn có thể đưa ra một ví dụ về thời điểm bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn vì lợi ích của bộ phận mình không?
22/11/2023
1 câu trả lời

Người quản lý tuyển dụng hỏi câu hỏi này để xác định kỹ năng ra quyết định, khả năng lãnh đạo của bạn và mức độ ưu tiên của bạn đối với các nhu cầu của bộ phận. Họ muốn xem liệu bạn có thể đưa ra những lựa chọn khó khăn hay không, ngay cả khi chúng có thể không được ưa chuộng hoặc liên quan đến việc chấp nhận rủi ro và liệu bạn có thể giải thích lý do và giữ vững quyết định của mình hay không. Phản hồi của bạn phải cho thấy rằng bạn có thể cân bằng hiệu quả các ưu tiên cạnh tranh và đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho nhóm của mình cũng như toàn bộ tổ chức.

Ví dụ: “Chắc chắn, trong vai trò quản lý bộ phận trước đây của tôi đã có một tình huống mà tôi phải đưa ra một quyết định khó khăn vì lợi ích chung của nhóm. Chúng tôi đang phải đối mặt với việc cắt giảm ngân sách và cần giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến năng suất hoặc sự hài lòng của khách hàng.

Sau khi phân tích nhiều lựa chọn khác nhau, tôi nhận ra rằng chúng tôi có thể tiết kiệm chi phí bằng cách hợp lý hóa một số quy trình và triển khai các công cụ tự động hóa. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc loại bỏ hai vị trí trong bộ. Đó là một quyết định khó khăn vì nó đồng nghĩa với việc phải ra đi hai nhân viên có giá trị đã gắn bó với công ty trong nhiều năm.

Tôi đã thảo luận tình hình với ban quản lý cấp cao và bộ phận nhân sự, đảm bảo rằng chúng tôi cung cấp các gói trợ cấp thôi việc phù hợp và hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tôi đã trao đổi cởi mở với toàn bộ nhóm về những thay đổi và lý do đằng sau chúng. Mặc dù đây là một quyết định đầy thách thức nhưng cuối cùng nó đã cho phép chúng tôi duy trì dịch vụ chất lượng cao đồng thời thích ứng với những hạn chế về ngân sách mới. Kinh nghiệm này đã dạy tôi tầm quan trọng của việc xem xét cả tác động ngắn hạn và dài hạn khi đưa ra quyết định vì lợi ích lớn hơn của bộ phận.”

Câu hỏi thường gặp về Trưởng Phòng Quản Lý

Trưởng phòng quản lý là hình ảnh của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Họ phải giúp cho khách hàng cảm thấy an toàn khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình, giải đáp thắc mắc của khách hàng và giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Theo khảo sát đến từ cổng thông tin cung cấp mức lương tham khảo đáng tin cậy dựa trên kết quả tổng hợp từ các vị trí đăng tuyển tại các website tuyển dụng nổi tiếng trên cả nước thì hiện mức lương trưởng phòng quản lý ở các mức độ sau: 

  • Lương thấp nhất là 10 triệu/ tháng
  • Lương bậc thấp là 15 triệu/ tháng
  • Lương trung bình là 20 triệu/ tháng
  • Lương bậc cao 30 triệu/ tháng
  • Lương cao nhất là 40 triệu/ tháng

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc trưởng phòng quản lý phổ biến:

  • Tại sao bạn muốn trở thành một trưởng phòng quản lý?
  • Bạn có thoải mái khi làm việc với số tiền lớn?
  • Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
  • Tại sao bạn chọn doanh nghiệp của chúng tôi?
  • Bạn đã từng làm việc tại doanh nghiệp trước đây chưa?
  • Cá nhân bạn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nào và tại sao?
  • Nếu thấy đồng nghiệp có hành động trộm cắp, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
  • Làm thế nào bạn sẽ duy trì động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống?
  • Bạn có thể mô tả khoảng thời gian hoặc kinh nghiệm mà bạn đã có để cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời không?
  • Bạn nghĩ trưởng phòng quản lý giỏi sở hữu những đặc điểm nào?

Vị trí trưởng phòng quản lý không yêu cầu ngành học cụ thể. Tuy nhiên, để làm tốt ở vị trí Trưởng phòng quản lý này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức bộ môn Quản lý, bao gồm:

  • Kiến thức về Quản lý chất lượng, Quản lý nguồn nhân lực
  • Kiến thức về khách hàng, thị trường và cạnh tranh
  • Kiến thức về sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan.

Muốn làm trưởng phòng quản lý, bạn phải có bằng cấp phù hợp và dĩ nhiên, những người tốt nghiệp ngành Quản lý là phù hợp nhất. Các doanh nghiệp hiện nay có thể chấp nhận trưởng phòng quản lý có bằng cao đẳng trở lên, đúng chuyên ngành.

Bài viết xem nhiều