Continue with GoogleContinue with Google

Top 15 việc làm tuyển dụng nhiều ngành F&B

Ngành F&B tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với giá trị thị trường đạt khoảng 720.2 nghìn tỷ đồng vào năm 2024, tăng khoảng 8–10% mỗi năm.

I. Ngành F&B là gì? 

F&B là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Food and Beverage, nghĩa là ngành Thực phẩm và Đồ uống. Đây là một lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến chế biến, phục vụ, kinh doanh và quản lý thực phẩm – đồ uống cho khách hàng. Ngành F&B có thể xuất hiện độc lập hoặc là một phần trong ngành nhà hàng, khách sạn, giải trí, du lịch...

Ở Việt Nam, ngành F&B được hiểu rộng rãi là lĩnh vực kinh doanh các mô hình như: quán cà phê, nhà hàng, quán ăn nhanh, trà sữa, tiệc cưới, quán nhậu, buffet, quán bar, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh (fast food), và các dịch vụ ăn uống tại khách sạn, resort, trung tâm thương mại,...

Vai trò của ngành F&B trong nền kinh tế

  • Đóng góp lớn vào GDP ngành dịch vụ: F&B là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng. Theo báo cáo từ Statista, thị trường F&B tại Việt Nam có thể đạt hơn 40 tỷ USD vào năm 2025.
  • Tạo ra hàng triệu việc làm: Ngành F&B tuyển dụng số lượng lao động lớn, từ nhân viên phục vụ, pha chế, bếp, cho đến các vị trí quản lý, vận hành, chuyên viên marketing, logistics…
  • Liên kết với các ngành khác: F&B có mối liên hệ chặt chẽ với du lịch, khách sạn, bất động sản thương mại, chuỗi cung ứng và nông nghiệp.

Ngành F&B có dễ làm không?

Tuy là ngành có nhiều cơ hội việc làm, nhưng F&B cũng có cường độ làm việc cao, đặc biệt ở khối vận hành như phục vụ, pha chế, bếp,… Tuy nhiên, nếu có định hướng tốt và khả năng học hỏi nhanh, bạn có thể thăng tiến từ nhân viên part-time lên trưởng ca, quản lý cửa hàng, rồi đến khối văn phòng hoặc vị trí giám sát vùng.

II. 5 xu hướng phát triển của ngành F&B tại Việt Nam 

1. Thị trường F&B tăng trưởng mạnh và liên tục

Ngành F&B tại Việt Nam đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với giá trị thị trường đạt khoảng 720.2 nghìn tỷ đồng vào năm 2024, tăng khoảng 8–10% mỗi năm. Theo báo cáo của Statista, doanh thu ngành F&B tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt mốc 35 tỷ USD vào năm 2025. Nhu cầu ăn uống ngoài gia đình, xu hướng tiêu dùng tiện lợi, và sự phát triển của tầng lớp trung lưu là những yếu tố thúc đẩy thị trường bùng nổ. Đặc biệt sau đại dịch, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến chất lượng, vệ sinh và trải nghiệm dịch vụ, khiến các doanh nghiệp F&B phải đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

2. Sự gia nhập mạnh mẽ của các thương hiệu quốc tế

Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các chuỗi F&B quốc tế như Starbucks, McDonald's, KFC, Burger King, và Pizza Hut. Các thương hiệu này không chỉ đầu tư vào thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội mà còn mở rộng về các tỉnh thành cấp hai như Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng... Tính đến cuối năm 2023, hơn 400 thương hiệu F&B ngoại đã có mặt tại Việt Nam. Sự hiện diện của họ tạo nên môi trường cạnh tranh khốc liệt, buộc các thương hiệu nội địa như The Coffee House, Highland Coffee hay Phúc Long phải nâng cao trải nghiệm người dùng và cá nhân hóa sản phẩm để giữ vững thị phần.

3. Chuyển đổi số và công nghệ hóa ngành F&B

Công nghệ đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong ngành F&B Việt Nam. Các nền tảng như GrabFood, ShopeeFood, Baemin, và Loship không chỉ giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận đồ ăn mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành. Theo khảo sát của Q&Me 2023, hơn 74% người dùng tại thành thị đã từng đặt đồ ăn online ít nhất một lần mỗi tuần. Ngoài ra, các nhà hàng, quán cà phê ngày nay cũng áp dụng POS, phần mềm quản lý tồn kho, hệ thống đặt bàn tự động và AI trong phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

4. Người tiêu dùng ưu tiên thực phẩm sạch và sức khỏe

Xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam đang dần chuyển dịch sang các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như thực phẩm hữu cơ, ít đường, không chất bảo quản, hoặc thực phẩm chay. Theo khảo sát của Nielsen, có đến 67% người tiêu dùng Việt ưu tiên mua sản phẩm sạch và có nguồn gốc rõ ràng. Đây là cơ hội lớn cho các thương hiệu F&B phát triển dòng sản phẩm lành mạnh như sữa hạt, nước ép tươi, salad chế biến sẵn hay món ăn thuần chay. Các thương hiệu như Nấm Tươi Cười, The Organik House, Dalatmilk và TH True Milk đang dẫn đầu xu hướng này.

5. Mô hình nhượng quyền phát triển mạnh mẽ

Nhượng quyền F&B đang trở thành mô hình phổ biến và đầy tiềm năng tại Việt Nam, đặc biệt với các thương hiệu trà sữa, cà phê và thức ăn nhanh. Theo số liệu từ VCCI, ngành nhượng quyền F&B chiếm đến 60% tổng số mô hình nhượng quyền tại Việt Nam. Các thương hiệu như Gong Cha, King BBQ, Guta Café, Aloha, Otoke Chicken... đã triển khai hàng trăm điểm bán thông qua hình thức này. Mô hình nhượng quyền giúp doanh nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô với chi phí đầu tư thấp hơn, đồng thời mang lại cơ hội kinh doanh cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.

III. Muốn làm trong ngành F&B học ngành gì? Trường nào?

Để làm việc trong ngành F&B (Food and Beverage), bạn không bắt buộc phải theo một ngành học duy nhất, mà có thể lựa chọn từ nhiều ngành liên quan tùy theo vị trí công việc bạn hướng đến: từ vận hành nhà hàng, phát triển sản phẩm, đến marketing, quản lý chuỗi cung ứng… Dưới đây là gợi ý ngành học phù hợp và các trường đại học đào tạo uy tín tại Việt Nam:

1. Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Đây là ngành học phù hợp nhất nếu bạn muốn làm trong các chuỗi F&B, nhà hàng, café hoặc công ty cung cấp dịch vụ ăn uống. Sinh viên sẽ được học về quản lý dịch vụ ăn uống, setup vận hành nhà hàng, kỹ năng chăm sóc khách hàng, marketing và quản lý nhân sự.

Trường đào tạo nổi bật:

  • Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) – Khoa Du lịch và Khách sạn
  • Đại học Hoa Sen – Khoa Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn
  • Đại học Văn Lang – Khoa Du lịch
  • Đại học Đông Á (Đà Nẵng) – Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng – Dịch vụ ăn uống
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – Ngành Quản trị khách sạn

Công việc sau khi ra trường:

  • Quản lý nhà hàng, café, quán ăn, khách sạn
  • Trưởng ca, giám sát vận hành chuỗi F&B (ví dụ: The Coffee House, Highland, McDonald's)
  • Nhân viên/Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên set-up nhà hàng mới
  • Quản lý chất lượng dịch vụ (Service Quality Manager)
  • Huấn luyện viên đào tạo nhân viên phục vụ

Ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn mang tính thực tiễn rất cao, phù hợp với người năng động, giao tiếp tốt và chịu được áp lực trong môi trường dịch vụ. Làm trong mảng nhà hàng – café – khách sạn đòi hỏi kỹ năng quản lý nhân sự, xử lý tình huống linh hoạt, đặc biệt vào giờ cao điểm. Cơ hội thăng tiến nhanh nếu bạn có kinh nghiệm thực chiến và thái độ tốt. Nhiều doanh nghiệp F&B tuyển quản lý nội bộ thay vì tuyển người ngoài. Áp lực lớn, thời gian làm việc không cố định (đặc biệt ca tối, cuối tuần). Giai đoạn đầu phải trải qua quá trình làm phục vụ để hiểu vận hành.

Mức lương:

  • Mới ra trường: 7–10 triệu/tháng
  • Trưởng ca: 12–15 triệu/tháng
  • Quản lý cửa hàng: 18–30 triệu/tháng tùy quy mô

2. Công nghệ Thực phẩm

Nếu bạn muốn làm trong mảng sản xuất – chế biến thực phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới, kiểm định chất lượng, thì ngành Công nghệ thực phẩm rất phù hợp. Sinh viên học về hóa thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, công nghệ bảo quản, đóng gói…

Trường đào tạo nổi bật:

  • Đại học Bách khoa TP.HCM
  • Đại học Nông Lâm TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Thực phẩm TP.HCM (HUFI)
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

Công việc sau khi ra trường:

  • Kỹ sư sản xuất tại nhà máy thực phẩm (TH True Milk, Vinasoy, Masan, Lavifood...)
  • Chuyên viên R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới)
  • Nhân viên kiểm định chất lượng (QC), giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Chuyên viên kỹ thuật vận hành dây chuyền sản xuất
  • Chuyên viên kỹ thuật nguyên liệu và bao bì thực phẩm
  • Nhân viên phòng lab – thí nghiệm thực phẩm

Các Công việc ngành công nghệ thực phẩm thường ổn định, có chuyên môn rõ ràng, phù hợp với người thích làm việc lâu dài trong môi trường sản xuất – kỹ thuật. Cơ hội việc làm nhiều tại các tập đoàn thực phẩm lớn. Tuy nhiên, Phải nắm chắc kiến thức hóa – sinh, tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Môi trường nhà máy có thể khá áp lực hoặc lặp lại nếu bạn không đam mê.

Mức lương:

  • Kỹ thuật viên/QC mới ra trường: 7–9 triệu/tháng
  • Nhân viên R&D: 10–15 triệu/tháng
  • Quản lý nhà máy hoặc trưởng bộ phận: 20–35 triệu/tháng

3. Ngành Marketing hoặc Truyền thông

Ngành học này phù hợp nếu bạn muốn làm trong bộ phận marketing cho thương hiệu F&B – ví dụ như chiến lược phát triển thương hiệu, social media, content marketing, quảng cáo sản phẩm...

Trường đào tạo nổi bật:

  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF)
  • Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
  • Đại học RMIT Việt Nam (giảng dạy bằng tiếng Anh, chuyên sâu thực hành)
  • Đại học FPT
  • Đại học Tài chính – Marketing (UFM)

Công việc sau khi ra trường:

  • Chuyên viên Marketing cho thương hiệu F&B (trà sữa, café, đồ ăn nhanh...)
  • Social Media Executive, chạy chiến dịch Facebook/Instagram/TikTok
  • Content Writer chuyên viết bài review, giới thiệu sản phẩm mới
  • Event Executive (tổ chức sự kiện khai trương, activation, sampling...)
  • PR Executive – quan hệ công chúng cho thương hiệu F&B
  • Trade Marketing tại các công ty FMCG (Unilever, PepsiCo, Mondelez...)

Như vậy, sinh viên ra trường ngành này thường làm trong bộ phận Marketing của các thương hiệu F&B là công việc sáng tạo, hấp dẫn, luôn thay đổi theo xu hướng. Phù hợp với người thích content, social media, xây dựng thương hiệu. Môi trường trẻ, hiện đại, năng động. Có thể linh hoạt làm freelance, remote hoặc full-time. Nếu giỏi, dễ được thăng tiến hoặc nhảy việc lương cao. Nhưng cũng cạnh tranh cao, yêu cầu khả năng cập nhật trend liên tục. Áp lực KPIs, deadline và sự sáng tạo liên tục khiến nhiều người nhanh “đuối sức”.

Mức lương:

  • Fresher: 6–8 triệu/tháng
  • Junior: 9–12 triệu/tháng
  • Senior/Leader: 15–30 triệu/tháng (tùy dự án và thương hiệu)

4. Quản trị Kinh doanh 

Nếu bạn muốn mở quán café, nhà hàng, start-up F&B hoặc làm ở vị trí quản lý, điều hành doanh nghiệp trong ngành F&B thì nên học ngành này. Kiến thức sẽ thiên về vận hành, quản trị tài chính, nhân sự, chiến lược kinh doanh.

Trường đào tạo nổi bật:

  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Trường Quốc tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Công việc sau khi ra trường:

  • Chủ quán café, nhà hàng, tiệm bánh, mô hình ăn uống online
  • Founder/Co-founder startup F&B (đồ uống healthy, bento box, food truck…)
  • Chuyên viên hoạch định chiến lược kinh doanh
  • Chuyên viên phân tích tài chính F&B
  • Quản lý kinh doanh khu vực (Area Manager)

Phù hợp với người có tư duy lãnh đạo, thích quản lý tổng thể, có khả năng ra quyết định và định hướng mô hình kinh doanh. Đặc biệt thích hợp với người muốn mở quán F&B riêng hoặc điều hành startup. Tự chủ công việc, có khả năng phát triển lớn nếu mô hình kinh doanh thành công. Dễ xoay chuyển sang nhiều ngành nghề khác. Cạnh tranh cao, rủi ro lớn nếu thiếu kiến thức thực tế. Khi mới khởi nghiệp F&B, tỷ lệ thất bại cao do chọn sai mô hình, không kiểm soát được chi phí.

Mức lương:

  • Làm thuê quản lý: 12–20 triệu/tháng
  • Làm chủ: Lợi nhuận biến động tùy theo khả năng vận hành (có thể lỗ – hoặc lời vài chục triệu đến hàng trăm triệu/tháng)

5. Dinh dưỡng – Khoa học sức khỏe

Dành cho những ai muốn làm về thực phẩm chức năng, tư vấn chế độ ăn uống, phát triển sản phẩm lành mạnh (healthy food, eat clean, eat balance…). Đây là xu hướng rất tiềm năng trong ngành F&B hiện đại.

Trường đào tạo nổi bật:

  • Đại học Y Dược TP.HCM – Ngành Dinh dưỡng
  • Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) – Ngành Dinh dưỡng – Ẩm thực
  • Đại học Y tế Công cộng (Hà Nội)
  • Đại học Điều dưỡng Nam Định

Công việc sau khi ra trường:

  • Chuyên viên phát triển sản phẩm thực phẩm lành mạnh (healthy food)
  • Tư vấn viên dinh dưỡng tại trung tâm ăn kiêng, phòng khám
  • Chuyên viên công thức món ăn, chế độ ăn riêng cho người bệnh/người tập gym
  • Giám sát khẩu phần ăn trong trường học, bệnh viện, trung tâm y tế
  • Nhân viên đào tạo kiến thức dinh dưỡng cho thương hiệu F&B (TH True Milk, Vinamilk…)

Ngành dinh dưỡng phù hợp với người yêu thích sức khỏe, ăn uống lành mạnh và có mong muốn giúp đỡ người khác cải thiện thể trạng. Xu hướng thị trường ngày càng ưu tiên sản phẩm tốt cho sức khỏe, nên ngành này rất tiềm năng trong tương lai. Công việc mang lại giá trị nhân văn, dễ làm việc trong môi trường y tế, giáo dục, hoặc phát triển sản phẩm riêng (detox, eat clean, healthy food…). Thách thức có thể là thiếu môi trường thực hành chuyên sâu tại Việt Nam. Công việc đòi hỏi kiến thức y khoa, dinh dưỡng chính xác và cập nhật liên tục.

Mức lương:

  • Tư vấn viên dinh dưỡng: 7–10 triệu/tháng
  • Chuyên gia R&D sản phẩm: 12–20 triệu/tháng

IV. Top 10 công việc tuyển dụng nhiều ngành F&B 

1. Nhân viên phục vụ (Service Staff)

Nhân viên phục vụ, đây là vị trí phổ biến nhất trong ngành F&B, đặc biệt tại các chuỗi café, trà sữa, nhà hàng nhanh. Công việc bao gồm: order món, bưng bê, dọn bàn, chăm sóc khách hàng.
Yêu cầu: Giao tiếp tốt, thân thiện, nhanh nhẹn, có thể làm việc theo ca.
Lương trung bình: 20.000 – 30.000đ/giờ (part-time), 7 – 9 triệu/tháng (full-time).

2. Nhân viên pha chế (Barista/Bartender)

Công việc chủ yếu tại các quán café, trà sữa, bar... Barista pha chế các loại đồ uống cơ bản, có thể lên công thức nếu có kinh nghiệm.
Yêu cầu: Biết pha chế cơ bản, tỉ mỉ, chăm chỉ học hỏi.
Lương trung bình: 7 – 12 triệu/tháng, có thể hơn nếu có tay nghề giỏi hoặc làm tại thương hiệu lớn như Starbucks.

3. Thu ngân (Cashier)

Phụ trách thanh toán, xuất hóa đơn, kiểm tiền, hỗ trợ dịch vụ khách hàng tại quầy.
Yêu cầu: Trung thực, cẩn thận, thao tác nhanh với máy POS.
Lương trung bình: 6 – 9 triệu/tháng.

4. Quản lý cửa hàng (Store Manager)

Là người quản lý toàn bộ hoạt động tại một chi nhánh: nhân sự, doanh thu, kiểm soát chất lượng, tồn kho.
Yêu cầu: Có kinh nghiệm làm trong ngành F&B, kỹ năng lãnh đạo, xử lý tình huống tốt.
Lương trung bình: 15 – 30 triệu/tháng (tùy thương hiệu và quy mô cửa hàng).

5. Đầu bếp

Làm việc tại các nhà hàng, quán ăn, F&B take-away. Bếp chính chịu trách nhiệm nấu nướng, ra món. Bếp phụ hỗ trợ sơ chế, dọn dẹp.
Yêu cầu: Biết nấu ăn, có kiến thức về an toàn thực phẩm.
Lương trung bình: 7 – 20 triệu/tháng (cao hơn nếu làm bếp chuyên món Âu/Hàn/Nhật).

6. Nhân viên giao hàng (Shipper nội bộ)

Nhiều thương hiệu F&B như Pizza Hut, Gojek, Baemin, Now… tuyển shipper nội bộ (giao hàng trong bán kính gần).
Yêu cầu: Có xe máy, thông thạo khu vực, nhanh nhẹn.
Lương trung bình: 8 – 15 triệu/tháng (bao gồm phí ship + thưởng đơn hàng).

7. Nhân viên kho – giao nhận nguyên vật liệu

Làm việc trong bộ phận hậu cần: nhập hàng, sắp xếp kho, kiểm soát hạn dùng nguyên liệu, giao hàng giữa các chi nhánh.
Yêu cầu: Cẩn thận, biết sử dụng Excel cơ bản.
Lương trung bình: 6 – 9 triệu/tháng.

8. Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer Service)

Làm việc tại tổng đài hoặc fanpage của thương hiệu F&B để giải quyết thắc mắc, khiếu nại, góp ý từ khách.
Yêu cầu: Giao tiếp tốt, kiên nhẫn, có kỹ năng xử lý vấn đề.
Lương trung bình: 7 – 10 triệu/tháng.

9. Nhân viên R&D (nghiên cứu sản phẩm mới)

Làm việc trong phòng phát triển sản phẩm tại các công ty lớn như Vinamilk, TH True Milk, Tân Hiệp Phát…
Yêu cầu: Có nền tảng công nghệ thực phẩm, sáng tạo công thức, nắm bắt xu hướng.
Lương trung bình: 12 – 20 triệu/tháng.

10. Chuyên viên Marketing ngành F&B

Phụ trách quảng bá thương hiệu, chiến dịch khuyến mãi, chạy ads, quản lý fanpage.
Yêu cầu: Biết content, social media, có kiến thức về thị trường F&B.
Lương trung bình: 9 – 18 triệu/tháng (cao hơn nếu có kinh nghiệm chạy campaign lớn).

11. Giám sát vận hành (Operation Supervisor)

Phụ trách giám sát nhiều cửa hàng trong cùng một khu vực, đảm bảo tiêu chuẩn vận hành, chất lượng dịch vụ, quy trình làm việc được tuân thủ đúng.
Yêu cầu: Có ít nhất 1–2 năm kinh nghiệm làm quản lý cửa hàng, kỹ năng báo cáo – phân tích dữ liệu tốt.
Lương trung bình: 18 – 30 triệu/tháng (tùy quy mô chuỗi F&B).

12. Nhân viên kiểm soát chất lượng (QC – Quality Control)

Làm việc tại nhà máy, trung tâm sản xuất hoặc trực tiếp tại các cửa hàng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nguyên liệu và thành phẩm.
Yêu cầu: Tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm, kiểm nghiệm, có hiểu biết về HACCP, ISO.
Lương trung bình: 10 – 15 triệu/tháng.

13. Chuyên viên đào tạo (Training Executive)

Đào tạo nhân viên mới về kỹ năng phục vụ, quy trình pha chế, xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp. Làm việc tại bộ phận HR hoặc vận hành chuỗi.
Yêu cầu: Giao tiếp tốt, có khả năng đứng lớp, hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ F&B.
Lương trung bình: 10 – 18 triệu/tháng.

14. Chuyên viên phát triển chuỗi (Franchise/Expansion Executive)

Làm việc tại công ty phát triển chuỗi nhượng quyền thương hiệu F&B. Nhiệm vụ bao gồm tìm kiếm đối tác, đánh giá địa điểm, lên kế hoạch mở rộng.
Yêu cầu: Kiến thức kinh doanh, đàm phán tốt, hiểu thị trường.
Lương trung bình: 15 – 25 triệu/tháng, có bonus theo dự án.

15. Food Stylist – Chuyên viên tạo hình món ăn

Chuyên tạo hình, sắp xếp món ăn, đồ uống để chụp ảnh quảng cáo, lên thực đơn, thiết kế poster. Làm việc tự do hoặc cho các thương hiệu lớn.
Yêu cầu: Có mắt thẩm mỹ, hiểu nguyên lý bố cục, màu sắc. Biết chụp ảnh là một lợi thế.
Lương trung bình: 300.000 – 1.000.000đ/buổi hoặc 12 – 20 triệu/tháng nếu làm full-time.

Tổng kết: Ngành F&B không chỉ có công việc phục vụ hay pha chế, mà còn nhiều vị trí chuyên sâu, phù hợp với người muốn theo lâu dài hoặc phát triển sự nghiệp chuyên nghiệp. Nếu bạn đang học ngành liên quan hoặc định hướng phát triển trong lĩnh vực này, nên tìm hiểu sớm các vị trí và bắt đầu từ công việc phù hợp nhất với khả năng hiện tại.

V. Lộ trình phát triển cho nhân viên F&B từ con số 0

 Giai đoạn 1: Mới bắt đầu (0–1 năm kinh nghiệm)

Ở giai đoạn này, bạn thường sẽ bắt đầu từ các vị trí phổ thông như nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế (barista) hoặc thu ngân. Đây là những công việc part-time phổ biến dành cho sinh viên hoặc người mới vào nghề. Mục tiêu trong giai đoạn này là làm quen với môi trường làm việc nhanh, áp lực cao trong ngành F&B, học cách phục vụ khách hàng, thao tác với máy móc cơ bản, cũng như tiếp cận văn hóa dịch vụ và quy trình vận hành của một cửa hàng. Dù là vị trí khởi đầu, nhưng nếu bạn làm tốt và có tinh thần cầu tiến, bạn có thể được quản lý chú ý và tạo điều kiện phát triển lên cấp cao hơn.

Giai đoạn 2: Trưởng nhóm – Trưởng ca (1–2 năm kinh nghiệm)

Sau khoảng 6 tháng đến 1 năm làm việc tốt ở cửa hàng, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí trưởng ca. Đây là cấp quản lý đầu tiên, thường quản lý 3–10 nhân sự trong một ca làm việc. Trưởng ca chịu trách nhiệm phân chia công việc, theo dõi giờ giấc làm việc, đảm bảo chất lượng dịch vụ của nhân viên, xử lý các sự cố nhỏ và báo cáo lại cho quản lý cửa hàng. Đồng thời, bạn sẽ bắt đầu tiếp cận với các chỉ số vận hành như doanh thu, số lượng khách, tốc độ phục vụ,... Đây là giai đoạn chuyển giao quan trọng, đòi hỏi bạn cần thể hiện năng lực quản lý, khả năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và huấn luyện nhân viên mới.

Lương tham khảo: 9–13 triệu/tháng

Giai đoạn 3: Quản lý cửa hàng (2–3 năm kinh nghiệm)

Khi bạn tích lũy đủ kinh nghiệm và chứng minh được khả năng quản lý tốt ở vị trí trưởng ca, bạn sẽ được cân nhắc lên làm quản lý cửa hàng. Đây là vị trí chủ chốt trong mô hình vận hành một chi nhánh F&B. Quản lý cửa hàng chịu trách nhiệm toàn diện từ doanh thu, chi phí, nhân sự, chất lượng món ăn – đồ uống, đến dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ trực tiếp làm việc với bộ phận văn phòng như kế toán, vận hành, marketing để triển khai các chương trình khuyến mãi, tuyển dụng hoặc mở rộng chi nhánh. Đây là cột mốc giúp bạn "nhảy vọt" lên các vị trí cao cấp hơn, cũng như mở ra cơ hội làm việc ở khối văn phòng nếu có định hướng rõ ràng.

Lương tham khảo: 15–25 triệu/tháng

Giai đoạn 4: Giám sát vùng hoặc chuyển sang khối văn phòng (3 năm trở lên)

Sau khi trở thành quản lý cửa hàng giỏi, bạn có hai hướng đi phổ biến. Hướng thứ nhất là phát triển theo tuyến vận hành, lên làm giám sát vùng (operation supervisor), quản lý 3–5 cửa hàng trong khu vực, tham gia vào việc đánh giá hiệu suất, tuyển dụng và huấn luyện đội ngũ quản lý bên dưới. Hướng thứ hai là chuyển sang khối văn phòng với các vị trí chuyên viên như training executive (đào tạo), R&D (nghiên cứu sản phẩm), marketing (truyền thông, chiến dịch quảng bá), hoặc nhân sự – logistics. Để chuyển sang khối văn phòng, bạn nên học thêm các kỹ năng chuyên môn như Excel, báo cáo dữ liệu, thiết kế, hoặc kiến thức ngành thực phẩm, marketing,… Ngoài ra, ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp cũng là điểm cộng lớn.

Lương tham khảo:

  • Vận hành: 20–35 triệu/tháng
  • Văn phòng: 12–25 triệu/tháng, có thưởng theo dự án

Giai đoạn 5: Cấp quản lý cao – chuyên gia

Với 5 năm kinh nghiệm trở lên và khả năng lãnh đạo tốt, bạn có thể tiếp cận các vị trí cao cấp như Area Manager (quản lý vùng), Regional Operations Manager (quản lý vận hành toàn miền), hoặc Head of Department ở các khối văn phòng. Những vị trí này đóng vai trò quyết định đến chiến lược phát triển thương hiệu, mở rộng chi nhánh, định hình sản phẩm và chính sách đào tạo – tuyển dụng. Mức thu nhập ở giai đoạn này có thể lên đến 30–50 triệu/tháng hoặc hơn, tùy theo quy mô thương hiệu. Tuy nhiên, đi kèm là áp lực lớn và yêu cầu cao về kỹ năng quản trị, tư duy chiến lược và sự nhạy bén với thị trường F&B.

VI. Ai phù hợp với công việc ngành F&B

1. Người có kỹ năng giao tiếp tốt và yêu thích phục vụ

Đây là yếu tố cốt lõi trong ngành F&B, đặc biệt là các vị trí như nhân viên phục vụ, thu ngân, trưởng ca hay quản lý cửa hàng. Những ai có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và giao tiếp hiệu quả với khách hàng sẽ luôn được đánh giá cao. Nếu bạn yêu thích môi trường giao tiếp, không ngại tiếp xúc với người lạ và biết cách xử lý tình huống khéo léo thì ngành F&B rất phù hợp.

2. Người có tinh thần làm việc nhóm và kỷ luật cao

Công việc trong ngành F&B thường không dành cho cá nhân đơn lẻ. Mọi bộ phận như phục vụ – pha chế – bếp – thu ngân – quản lý đều phải phối hợp nhịp nhàng để đảm bảo trải nghiệm khách hàng. Người phù hợp là người biết lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ đồng đội và tuân thủ quy trình, thời gian, quy định nghiêm ngặt của chuỗi cửa hàng hoặc nhà hàng.

3. Người chịu được áp lực và yêu thích môi trường năng động

Ngành F&B có tính chất căng thẳng, đặc biệt vào giờ cao điểm, ngày lễ, cuối tuần. Nếu bạn là người chịu được áp lực, làm việc nhanh, linh hoạt và luôn giữ được tinh thần tích cực trong môi trường đông người, ồn ào thì đây là ngành bạn có thể phát triển tốt. Ngược lại, nếu bạn thích làm việc một mình, môi trường yên tĩnh, ổn định thì F&B có thể không phù hợp với bạn lâu dài.

4. Người học các ngành liên quan đến dịch vụ, thực phẩm, quản trị

Nếu bạn học các ngành như Quản trị nhà hàng – khách sạn, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Marketing, Logistics, hoặc Du lịch – dịch vụ thì F&B chính là ngành “tự nhiên” phù hợp với chuyên môn của bạn. Ngoài ra, sinh viên ngoại ngữ, ngành truyền thông cũng dễ dàng xin việc tại các chuỗi F&B nước ngoài hoặc các vị trí content – thương hiệu.

Con gái có nên theo đuổi ngành F&B không? 

Con gái hoàn toàn có thể theo đuổi ngành F&B – và không chỉ “nên”, mà còn đang chiếm ưu thế ở nhiều vị trí quan trọng trong ngành này. Ngành F&B đề cao kỹ năng mềm, thái độ và khả năng giao tiếp hơn là thể lực. Những yếu tố này thường là điểm mạnh của phái nữ như:

  • Giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo
  • Khả năng xử lý tình huống mềm mỏng
  • Tính tỉ mỉ, gọn gàng và chu đáo trong phục vụ

Do đó, rất nhiều chuỗi F&B ưu tiên tuyển nữ ở các vị trí như phục vụ, thu ngân, barista, quản lý cửa hàng hoặc các vai trò văn phòng như đào tạo, marketing, nhân sự. Nếu bạn là người năng động, thích nói chuyện với khách, yêu cà phê, thích trải nghiệm ẩm thực, thì ngành F&B không chỉ là công việc mà còn có thể trở thành đam mê. Nhiều bạn nữ từ công việc part-time ở Highlands, Phúc Long, Katinat… đã yêu thích mô hình vận hành, sau đó học thêm quản trị kinh doanh hoặc marketing để phát triển lâu dài trong ngành này.

VII. Top 15 công ty tuyển dụng nhiều ngành F&B 

1. Highlands Coffee

Highlands là một trong những chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam với hơn 700 cửa hàng toàn quốc. Hãng liên tục tuyển dụng các vị trí nhân viên phục vụ, barista, thu ngân, trưởng ca, quản lý cửa hàng. Mức thu nhập ổn định, môi trường chuyên nghiệp, phù hợp với cả sinh viên làm part-time lẫn người muốn theo nghề lâu dài.

2. The Coffee House

The Coffee House là thương hiệu F&B nội địa nổi bật với phong cách phục vụ trẻ trung, thân thiện. Công ty tuyển dụng liên tục ở cả khối vận hành (cửa hàng) lẫn văn phòng (content, marketing, sản phẩm). Thường xuyên có các chương trình đào tạo nội bộ, giúp nhân viên có cơ hội thăng tiến.

3. Katinat Saigon Kafé

Với tốc độ mở chuỗi nhanh chóng trong 2 năm gần đây, Katinat là một trong những thương hiệu tuyển dụng mạnh mẽ nhất ngành F&B. Công ty tuyển số lượng lớn barista, nhân viên phục vụ, quản lý cửa hàng, khu vực. Đặc biệt có nhiều vị trí phù hợp với nữ giới và sinh viên.

4. Phúc Long (thuộc tập đoàn Masan)

Phúc Long là thương hiệu trà – cà phê cao cấp đang được mở rộng mạnh mẽ trên toàn quốc, đặc biệt trong hệ thống WinMart+. Công ty liên tục tuyển dụng nhân sự cho mô hình kiosk và flagship store, tạo cơ hội làm việc ổn định, đãi ngộ tốt, lộ trình thăng tiến rõ ràng.

5. Starbucks Vietnam

Là thương hiệu quốc tế với quy trình làm việc chuyên nghiệp và đào tạo bài bản, Starbucks là nơi lý tưởng để học hỏi nếu bạn muốn theo đuổi ngành F&B nghiêm túc. Công ty thường tuyển barista part-time, full-time, shift supervisor (trưởng ca), và quản lý cửa hàng.

6. Lotteria Vietnam

Chuỗi đồ ăn nhanh đến từ Hàn Quốc, hoạt động lâu năm tại Việt Nam với hàng trăm cửa hàng trên toàn quốc. Lotteria tuyển dụng thường xuyên các vị trí nhân viên phục vụ, bếp, trưởng ca, quản lý cửa hàng. Phù hợp với các bạn trẻ muốn làm việc tại môi trường quy trình rõ ràng.

7. Pizza Hut Vietnam

Là một trong những chuỗi pizza lớn nhất tại Việt Nam, Pizza Hut thường xuyên tuyển dụng cả nhân viên phục vụ tại nhà hàng và nhân viên giao hàng (delivery). Ngoài ra, công ty cũng tìm kiếm nhân viên bếp, quản lý ca và giám sát khu vực.

8. Gogi House – Golden Gate Group

Gogi House là chuỗi nhà hàng nướng Hàn Quốc thuộc tập đoàn Golden Gate – một trong những tập đoàn F&B lớn nhất Việt Nam. Với hơn 20 thương hiệu (Gogi, Kichi-Kichi, Manwah…), Golden Gate tuyển dụng liên tục các vị trí từ phục vụ, bếp, đến quản lý.

9. McDonald’s Vietnam

Là chuỗi đồ ăn nhanh toàn cầu nổi tiếng, McDonald’s có quy trình đào tạo bài bản, lộ trình thăng tiến minh bạch. Đây là lựa chọn hàng đầu cho các bạn sinh viên hoặc người trẻ muốn học hỏi quy trình vận hành chuẩn quốc tế.

10. Trung Nguyên Legend

Ngoài sản phẩm cà phê đóng gói, Trung Nguyên có chuỗi cà phê Legend Café và các mô hình cao cấp khác. Công ty tuyển dụng nhân viên phục vụ, barista và quản lý cho hệ thống quán, đồng thời mở rộng đội ngũ nghiên cứu sản phẩm, marketing và nhượng quyền.

11. Popeyes Vietnam

Chuỗi đồ ăn nhanh chuyên gà rán đến từ Mỹ, đang mở rộng mạnh tại các thành phố lớn. Popeyes thường xuyên tuyển dụng nhân viên bếp, phục vụ, giao hàng và quản lý cửa hàng. Đây là một môi trường làm việc chuyên nghiệp theo phong cách quốc tế, phù hợp với các bạn trẻ mong muốn học hỏi quy trình bài bản.

12. Manwah – Golden Gate Group

Là thương hiệu buffet lẩu Đài Loan thuộc Golden Gate, Manwah hiện có hàng chục chi nhánh trên cả nước. Thương hiệu tuyển thường xuyên nhân viên phục vụ, nhân viên bếp, quản lý nhà hàng, giám sát khu vực. Mức lương và chế độ đãi ngộ tốt, môi trường chuyên nghiệp, có cơ hội thăng tiến nhanh nếu gắn bó lâu dài.

13. 4P’s – Pizza 4P’s

Là chuỗi nhà hàng nổi tiếng với phong cách phục vụ kiểu Nhật, chất lượng cao cấp. Pizza 4P’s tuyển dụng các vị trí như nhân viên phục vụ, đầu bếp (có đào tạo), quản lý nhà hàng, và khối văn phòng như nhân sự, vận hành, marketing, thiết kế. Mức thu nhập cạnh tranh, văn hóa làm việc hiện đại, thân thiện với người nước ngoài.

14. Soya Garden

Là chuỗi đồ uống dinh dưỡng từ đậu nành, Soya Garden có định hướng phát triển theo hướng “healthy F&B”. Công ty thường xuyên tuyển dụng nhân viên pha chế, thu ngân, phục vụ, và các vị trí vận hành chuỗi. Với sản phẩm lành mạnh, không gian nhẹ nhàng, đây là môi trường đặc biệt phù hợp với nhân viên nữ, sinh viên hoặc người yêu thích phong cách sống xanh.

15. Tokyo Deli

Chuỗi nhà hàng Nhật Bản nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên phục vụ sushi, sashimi và các món ăn truyền thống. Tokyo Deli có đội ngũ nhân sự lớn, tuyển dụng liên tục đầu bếp, phụ bếp, phục vụ bàn, thu ngân và quản lý nhà hàng. Môi trường nghiêm túc, chuẩn mực, phù hợp với các bạn muốn theo nghề lâu dài trong ngành ẩm thực Nhật.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: 

Top 35 công ty F&B nổi tiếng tại Việt Nam

Kinh doanh F&B là gì? 6 bí quyết kinh doanh F&B hiệu quả

Công việc của Quản Lý Nhà Hàng là gì?

Công việc của Content Writer là gì?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!
Nhắn tin Zalo