Phương án tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng năm 2024 mới nhất

Cập nhật Phương án tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng năm 2024 mới nhất, mời các bạn đón xem:
1 99 lượt xem


Phương án tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng năm 2024 mới nhất

A. Phương án tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng năm 2024

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 2024

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng năm 2024 sử dụng các phương thức tuyển sinh như sau: Xét tuyển thẳng; Xét tuyển theo đề án riêng; Xét học bạ; Xét điểm thi ĐGNL HCM và Xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

1. Đối tượng tuyển sinh, điều kiện tuyển sinh

Thí sinh có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 5 của “Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT), cụ thể như sau:

- Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

- Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

- Đạt ngưỡng đầu vào do Bộ GD&ĐT và Nhà trường quy định;

- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành;

- Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định.

- Đối với thí sinh khuyết tật bị suy giảm khả năng học tập, Trường thực hiện các biện pháp cần thiết và tạo điều kiện tốt nhất để thí sinh có nguyện vọng được đăng ký dự tuyển và theo học các ngành phù hợp với điều kiện sức khỏe của thí sinh.

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong nước và ngoài nước

3. Phương thức tuyển sinh: 

Xét tuyển

- Xét tuyển đối với các thí sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông các năm 2022, 2023, 2024 (Trừ Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024)

- Xét tuyển vào tất cả các ngành đào tạo của trường. Riêng đối với các ngành sư phạm (Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Pháp và Sư phạm tiếng Trung Quốc), ngoài các điều kiện nêu bên dưới, thí sinh cần phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo giáo viên do Bộ GD&ĐT quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022, cụ thể là: thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi (Trừ Phương thức 5:Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024). Đối với các ngành ngoài sư phạm, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào được quy định bên dưới.

- Thí sinh có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo nhiều phương thức khác nhau.

- Điểm môn Ngoại ngữ (nếu lấy từ học bạ) dùng để xét tuyển (tính điểm xét tuyển, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, …) là điểm của môn Ngoại ngữ thứ nhất (Ngoại ngữ 1).

- Thí sinh chỉ được sử dụng căn cước công dân để đăng ký xét tuyển.

- Thí sinh không cung cấp đầy đủ các minh chứng theo quy định trong quá trình đăng ký trực tuyến không được xét tuyển.

- Thí sinh không cung cấp minh chứng để hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng hoặc minh chứng không hợp lệ sẽ không được cộng điểm ưu tiên đối tượng.

- Điểm ưu tiên:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên theo quy định

+ Điểm ưu tiên được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

+ Tổng điểm đạt được là tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) và tính theo công thức sau:

Tổng điểm đạt được = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm Môn ngoại ngữ x 2) x 3/4

+ Tổng điểm đạt được được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

+ Điểm ưu tiên được xác định theo công thức trên đối với thí sinh đạt tổng điểm đạt được ≥ 22,5; đối với các thí sinh có Tổng điểm đạt được < 22,5 thì sẽ được cộng mức điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT.

3.1. Phương thức 1: Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (Mã xét tuyển: 301)

Tuyển thẳng theo quy định trong “Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non” ban hành theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 của Bộ GD&ĐT.

Nguyên tắc chung: Xét tuyển vào ngành đúng, ngành phù hợp trước, sau đó xét tuyển vào ngành gần. Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh được đăng ký nhiều ngành khác nhau và vào theo thứ tự ưu tiên, mỗi thí sinh trúng tuyển một nguyện vọng sẽ không được xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo. Xét theo thứ tự giải (hoặc điểm trung bình 3 năm học trung học phổ thông (THPT), hoặc tương đương) từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu và ưu tiên từ nguyện vọng 1 cho đến hết. Trường hợp có nhiều thí sinh đồng hạng vượt quá chỉ tiêu tuyển thẳng sẽ xét đến tiêu chí phụ là điểm trung bình năm học lớp 12. Tổng chỉ tiêu xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển nằm trong chỉ tiêu được công bố trong Đề án tuyển sinh năm 2024 của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Lệ phí xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Theo quy định của Đại học Đà Nẵng.

(1) Xét tuyển thẳng

Xét tuyển thẳng với các ngành đào tạo được quy định bên dưới. Riêng đối với các ngành sư phạm (Sư phạm tiếng Anh, Sư phạm tiếng Pháp và Sư phạm tiếng Trung Quốc), ngoài các điều kiện nêu bên dưới, thí sinh cần phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo giáo viên do Bộ GD&ĐT quy định trong quy chế tuyển sinh hiện hành, cụ thể là : thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi.

* Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào tất cả các ngành, chương trình. 

* Xét tuyển thẳng đối với thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia

Xét tuyển thẳng thí sinh đã tốt nghiệp THPT đoạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn văn hóa trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức, thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng.

Ghi chú:

- Những ngành có đánh dấu (*) là ngành đúng;

- Các ngành còn lại là ngành gần.

* Các trường hợp khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hiệu trưởng của Trường căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):

- Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do Trường quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;

- Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;

- Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

(2) Ưu tiên xét tuyển

Thí sinh thuộc đối tượng quy định Xét tuyển thẳng đối với thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia nếu không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển. Thí sinh được cộng thêm điểm vào tổng điểm xét tuyển của tổ hợp phù hợp với ngành ĐKXT. Thang điểm xét tuyển là 30, trong trường hợp thang điểm khác sẽ quy đổi phù hợp về thang 30.

Thí sinh tốt nghiệp THPT, đáp ứng tiêu chí ĐBCLĐV do Bộ GD&ĐT quy định, đoạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi chọn HSGQG cấp quốc gia, thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển nếu không sử dụng quyền xét tuyển thẳng thì được cộng thêm điểm vào tổng điểm xét tuyển của tổ hợp phù hợp với ngành ĐKXT: giải Nhất được cộng 2 điểm; giải Nhì được cộng 1,5 điểm; giải Ba được cộng 1,0 điểm; giải Khuyến khích được cộng 0,5 điểm.

(3) Chính sách ưu tiên: các chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành

3.2. Phương thức 2: Xét tuyển theo đề án của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (Mã xét tuyển: 303)

- Điều kiện nộp hồ sơ:

+ Thí sinh nộp hồ sơ minh chứng kèm theo đối với từng nhóm. Đối với nhóm 4 thí sinh phải nộp bảng điểm kèm theo chứng chỉ (nếu chứng chỉ không thể hiện điểm).

+ Đối với các thí sinh thuộc nhiều nhóm đối tượng, thí sinh chỉ được chọn một để đăng kí xét tuyển.

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Xét tuyển theo thứ tự nhóm;

+ Xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao đến thấp đối với từng nhóm cho đến hết chỉ tiêu. Đối với các thí sinh đồng điểm, tiêu chí phụ là điểm trung bình HKI lớp 12;

+ Đối với mỗi thí sinh, tất cả các nguyện vọng đều được xét tuyển và chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng có ưu tiên cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển;

+ Điểm xét tuyển được tính là tổng của điểm Điểm qui đổi + Điểm ưu tiên (nếu có)

- Nguyên tắc quy đổi điểm:

+ Quy đổi theo thang điểm 300

+ Có sự công bằng giữa các chứng chỉ sử dụng để quy đổi điểm.

- Cách tính điểm ưu tiên:

Điểm ưu tiên = [(300- Điểm quy đổi)/75] x 10 x Mức điểm ưu tiên theo quy định

+ Điểm ưu tiên được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

+ Điểm ưu tiên được tính theo công thức trên đối với thí sinh đạt Điểm quy đổi ≥ 225, đối với các thí sinh có Điểm quy đổi < 225 thì sẽ được cộng mức điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT.

a. Nhóm 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT tham gia các vòng thi tuần trở lên trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên đài truyền hình Việt Nam (VTV) các năm 2022, 2023 và 2024.

Bảng quy đổi điểm (thang điểm 300)

b. Nhóm 2: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đạt giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa thuộc các năm 2022, 2023 và 2024 cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chương trình dành cho học sinh lớp 12).

Bảng quy đổi điểm (thang điểm 300)

c. Nhóm 3: Thí sinh là người Việt Nam đã có bằng tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam) ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam và có điểm trung bình chung các học kỳ cấp THPT (trừ học kỳ cuối của năm học cuối cấp THPT) từ 7,5 trở lên quy đổi theo thang điểm 10. Trường hợp không có điểm trung bình các học kỳ, Hội đồng tuyển sinh Nhà trường sẽ xem xét, quyết định.

Bảng quy đổi điểm (thang điểm 300)

d. Nhóm 4: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế thỏa mãn điều kiện sau đây:

- Đối với các ngành cử nhân (không phải ngành sư phạm), ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như sau:

+ Thí sinh sử dụng tổ hợp có môn Ngoại ngữ tương ứng với chứng chỉ để xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

+ Điểm các môn (trừ môn Ngoại ngữ) trong tổ hợp xét tuyển từ 6.00 điểm trở lên.

- Điểm môn học trong tổ hợp xét tuyển là trung bình cộng của điểm trung bình môn học năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

- Các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ có thời hạn 02 năm tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Nếu chứng chỉ không ghi ngày cấp thì thời hạn 02 năm kể từ ngày thi.

- Nhà trường chỉ chấp nhận những chứng chỉ năng lực ngoại ngữ (quốc gia và quốc tế) của các thí sinh đã tham dự kỳ thi trực tiếp tại các cơ sở tổ chức thi cấp chứng chỉ đã được phê duyệt bởi Cục quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các minh chứng cung cấp để xét tuyển.

e. Nhóm 5: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT đạt Học sinh giỏi liên tục các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.

Mức điểm trung bình xét tuyển được tính như sau:

Mức điểm trung bình = (ĐTB lớp 10 + ĐTB lớp 11 + ĐTB HKI lớp 12) / 3 Bảng quy đổi điểm (thang điểm 300)

3.3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào điểm học bạ (Mã xét tuyển: 200)

- Điểm xét tuyển dựa trên tổng điểm của tổ hợp ba môn xét tuyển theo thang điểm 30 (môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2) cộng điểm ưu tiên (nếu có).

- Điểm môn học trong tổ hợp xét tuyển là trung bình cộng của điểm trung bình môn học năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12, làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Xét tuyển từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu.

+ Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn Ngoại ngữ x 2) x 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)

+ Điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào:

+ Đối với các ngành cử nhân (không phải ngành sư phạm): Tổng điểm 3 môn (không nhân hệ số) trong tổ hợp xét tuyển từ 18,00 điểm trở lên.

- Đối với các ngành có cùng môn Ngoại ngữ trong

3.4. Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả kiểm tra trình độ năng lực của ĐHQG Tp. HCM năm 2024 (Mã xét tuyển: 402)

- Xét tuyển từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu các thí sinh có tổng điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Tp. HCM đạt từ 600 điểm trở lên và điểm trung bình cộng của điểm trung bình môn Ngoại ngữ năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12 THPT đạt từ 6.5 trở lên. Điểm môn Ngoại ngữ lấy từ học bạ.

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Xét tuyển từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu.

+ Điểm xét tuyển = Điểm bài thi ĐGNL + Điểm ưu tiên (nếu có).

+ Điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

3.5. Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Mã xét tuyển: 100)

- Điểm xét tuyển dựa trên tổng điểm thi của tổ hợp ba môn xét tuyển theo thang điểm 30 (môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2) của kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cộng điểm ưu tiên (nếu có).

- Nguyên tắc xét tuyển:

+ Xét tuyển từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu.

+ Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn Ngoại ngữ x 2) x 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có).

+ Điểm xét tuyển được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 theo quy định hiện hành và được công bố sau khi có kết quả kỳ thi.

- Đối với các ngành có cùng môn Ngoại ngữ trong các tổ hợp xét tuyển, tiêu chí phụ đối với các thí sinh bằng điểm: Ưu tiên môn Ngoại ngữ.

Để đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi cho những thí sinh thuộc diện đặc cách xét công nhận tốt nghiệp do không thể tham dự đợt thi của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (danh sách thí sinh thuộc diện đặc cách tốt nghiệp năm 2024 do Bộ GD&ĐT công bố), trường hợp thí sinh thuộc diện xét tốt nghiệp đặc cách năm 2024 đã đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (học bạ) của Nhà trường.

Thời gian đăng ký bổ sung cho những thí sinh thuộc đối tượng này theo quy định của Đại học Đà Nẵng

Hình thức đăng ký: theo quy định của Đại học Đà Nẵng.

3.6. Xét tuyển chuyên ngành:

Sau khi có kết quả trúng tuyển vào trường, Nhà trường sẽ thực hiện xét tuyển chuyên ngành đối với một số ngành theo nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu chuyên ngành. Thông báo chi tiết sẽ được đăng tải tại địa chỉ: http://tuyensinh.ufl.udn.vn.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh: 

Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành/Khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo

5. Thời gian nhận hồ sơ ĐKXT:

- Phương thức 1: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Phương thức 2: Từ ngày 15/4/2024 đến 31/5/2024

- Phương thức 3: Từ ngày 15/4/2024 đến 31/5/2024

- Phương thức 4: Từ ngày 15/4/2024 đến 31/5/2024

- Phương thức 5: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

6. Hình thức nhận hồ sơ ĐKXT:

- Phương thức 1: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Phương thức 2: Đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn trên trang web tuyển sinh của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng: http://tuyensinh.ufl.udn.vn.

- Phương thức 3: Đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn trên trang web tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng : http://ts.udn.vn.

- Phương thức 4: Đăng ký trực tuyến theo hướng dẫn trên trang web tuyển sinh của Đại học Đà Nẵng : http://ts.udn.vn.

- Phương thức 5: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

B. Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng năm 2023

1. Xét điểm thi THPT

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 7140231 Sư phạm tiếng Anh D01 27.17 N1 ≥ 9.6;TTNV ≤ 4
2 7140233 Sư phạm tiếng Pháp D03 21.79 TTNV ≤ 1
3 7140233 Sư phạm tiếng Pháp D01; D78; D96 22  
4 7140234 Sư phạm tiếng Trung Quốc D04 24.48 TTNV ≤ 9
5 7140234 Sư phạm tiếng Trung Quốc D01; D78; D96 24.98  
6 7220201 Ngôn ngữ Anh D01; A01; D96; D78 23.22 N1 ≥ 7.2;TTNV ≤ 2
7 7220201KT Ngôn ngữ Anh (Đào tạo 2 năm đầu tại Kon Tum) D01; A01; D96; D78 15.07 N1 ≥ 3;TTNV ≤ 6
8 7220202 Ngôn ngữ Nga D02 15.04 TTNV ≤ 5
9 7220202 Ngôn ngữ Nga D01; D96; D78 15.54  
10 7220203 Ngôn ngữ Pháp D03 20.58 TTNV ≤ 4
11 7220203 Ngôn ngữ Pháp D01; D78; D96 21.08  
12 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc D04; D83 24.78 TTNV ≤ 1
13 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc D01; D78 25.28  
14 7220209 Ngôn ngữ Nhật D06 23.13 TTNV ≤ 1
15 7220209 Ngôn ngữ Nhật D06 23.63  
16 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc D01; DD2; D96; D78 25.14 TTNV ≤ 1
17 7220214 Ngôn ngữ Thái Lan D01; D15; D96; D78 22.43 N1 ≥ 7.2;TTNV ≤ 2
18 7310601 Quốc tế học D01; D09; D96; D78 21.78 N1 ≥ 6.2;TTNV ≤ 2
19 7310608 Đông phương học D01; D06; D96; D78 21.81 TTNV ≤ 4

2. Xét học bạ

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 7140231 Sư phạm tiếng Anh D01 28.67 Tiếng Anh >= 9.6
2 7140233 Sư phạm tiếng Pháp D01; D03; D96; D78 26.6  
3 7140234 Sư phạm tiếng Trung Quốc D01; D04; D96; D78 27.34  
4 7220201 Ngôn ngữ Anh D01; A01; D96; D78 26.79 Tiếng Anh >= 8.67
5 7220202 Ngôn ngữ Nga D01; D02; D96; D78 24.14  
6 7220203 Ngôn ngữ Pháp D01; D03; D96; D78 25.52  
7 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc D01; D04; D96; D78 27.21  
8 7220209 Ngôn ngữ Nhật D01; D06 26.44  
9 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc D01; D02; D96; D78 27.21  
10 7310601 Quốc tế học D01; D09; D96; D78 25.7 Tiếng Anh >= 9.13
11 7310608 Đông phương học D01; D06; D96; D78 25.63  
12 7220201KT Ngôn ngữ Anh (Đào tạo 2 năm đầu tại Kon Tum) D01; A01; D96; D78 22.16 Tiếng Anh >= 6.87

3. Xét ĐGNL HCM

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 7220201 Ngôn ngữ Anh   724  
2 7220202 Ngôn ngữ Nga   613  
3 7220203 Ngôn ngữ Pháp   643  
4 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc   760  
5 7220209 Ngôn ngữ Nhật   761  
6 7220210 Ngôn ngữ Hàn Quốc   792  
7 7310601 Quốc tế học   648  
8 7310608 Đông phương học   699  
9 7220201KT Ngôn ngữ Anh (Đào tạo 2 năm đầu tại Kon Tum)   701

 

Xem thêm:  Top việc làm " HOT - DỄ XIN VIỆC " nhất sau khi ra trường hiện nay: 

1 99 lượt xem