Chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử?"
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người. Tâm lí con người khác xa với tâm lý của các loài động vật cao cấp ở chỗ: tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
Luận điểm 1:
- Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Ngay cả phần tự nhiên trong thế giới cũng được xã hội hóa. Phần xã hội của thế giới quyết định tâm lí người thể hiện ở các quan hệ kinh tế xã hội, các mối quan hệ đạo đức, pháp quyền, các mối quan hệ con người – con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, khối phố cho đến các quan hệ nhóm, các quan hệ cộng đồng…Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lý người trong đó “bản chất tâm lý người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội.” Trên thực tế, nếu con người thoát li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người – người thì tâm lí sẽ mất bản tính người (những trường hợp trẻ con do động vật nuôi từ bé, tâm lí của những trẻ này không hơn hẳn tâm lí loài vật)
Ví dụ: Hai cha con ông Hồ Văn Thanh bốn mươi năm trước đã ôm đứa con trai là Hồ Văn Lang vào trong rừng sinh sống do tâm lý hoảng sợ. 40 năm trôi qua, họ chỉ sống trong rừng, trong một căn chòi giống như tổ chim ở trên cây. Họ bện áo bằng vỏ cây để mặc tránh rét vào mùa đông và mặc độc một chiếc khố lá vào mùa hè. Họ dùng lá thuốc để chữa bệnh. Hai cha con đều cảm thấy lạ lẫm với những vật dụng như: quần áo, giày dép, điện thoại…Và đặc biệt là cậu con trai Hồ Văn Lang do vào rừng sống từ năm 1 tuổi, hoàn toàn không có khái niệm về tiền bạc. Khi được đưa về sống trong cộng đồng làng, ông Hồ Văn Lang (nay đã 40 tuổi) có những biểu hiện sợ hãi, bỡ ngỡ với thế giới xung quanh.
Luận điểm 2:
- Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Phần tự nhiên ở con người được xã hội hóa ở mức độ cao nhất. Là một thực thể xã hội, con người là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách là một chủ thể xã hội, vì thế tâm lí người mang đầy đủ dấu ấn xã hội lịch sử của con người.
Luận điểm 3:
- Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp (hoạt động vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội) trong đó giáo dục giữa vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội có tính chất quyết định.
Ví dụ: Tâm lý người nông dân Việt Nam chịu ảnh hưởng của tập quán nông nghiệp. Người nông dân Việt Nam thường có xu hướng phụ thuộc vào tự nhiên từ đó nảy sinh tâm lý rụt rè, thụ động. Trong quan hệ người – người, người nông dân thường ứng xử theo lối duy tình, trọng tình nghĩa để không mất lòng nhau. Ngoài ra, còn tồn tại tâm lý sĩ diện dẫn đến tính khoa trương, trọng hình thức….
Luận điểm 4:
- Tâm lí của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và của cộng đồng.
Ví dụ: Quan niệm về tình yêu trong xã hội phong kiến thường là cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, trai năm thê bảy thiếp gái chính chuyên chỉ có một chồng…dẫn đến tâm lý do dự trước tình cảm của cá nhân. Ngày nay, quan niệm về tình yêu được mở rộng, phóng khoảng, tâm lý của cá nhân về tình yêu cũng thoải mái hơn rất nhiều.
Kết luận:
Tâm lí người có nguồn gốc xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí con người.
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác
Câu 1: Trình bày đối tượng, nhiệm vụ và nêu các phương pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học?
Câu 2: Trình bày định nghĩa tâm lý người và phân tích mối quan hệ giữa não và tâm lý con người?
Câu 3: Hãy chứng minh ý kiến sau: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể?"
Câu 5: Trình bày định nghĩa về hoạt động và lý giải tại sao tâm lý của người lại được hình thành thông qua hoạt động?
Câu 6: Hãy trình bày định nghĩa về giao tiếp và phân loại các hình thức giao tiếp cơ bản của con người. Lợi ích và các nguy cơ trong việc giao tiếp qua mạng xã hội?
Câu 7: Phân tích vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người?
Câu 8: Trình bày định nghĩa cảm giác và các quy luật cơ bản của cảm giác. Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
Câu 9: Trình bày định nghĩa tri giác và các quy luật cơ bản của tri giác? Cho ví dụ minh họa với từng quy luật?
Câu 10: Trình bày định nghĩa tư duy và các đặc điểm cơ bản của tư duy? Phân tích vai trò của tư duy với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 11: Trình bày định nghĩa tưởng tượng và các đặc điểm cơ bản của tưởng tượng? Phân tích vai trò của tưởng tượng với hoạt động nhận thức và đời sống của con người?
Câu 12: Trình bày định nghĩa trí nhớ và các quá trình cơ bản của trí nhớ. Làm thế nào để ghi nhớ và lưu giữ tài liệu một cách hiệu quả?
Câu 13: Trình bày định nghĩa và đặc điểm của tình cảm? Phân tích các quy luật cơ bản của tình cảm? Nêu việc vận dụng từng quy luật trong định nghĩa đời sống?
Câu 14: Trình bày định nghĩa ý chí? Phân tích các phẩm chất cơ bản của ý chí? Cho ví dụ minh họa với từng phẩm chất?
Câu 15: Trình bày đặc điểm của hai loại hành động tự động hóa là thói quen và kỹ xảo? Nêu các quy luật cơ bản hình thành kỹ xảo và việc vận dụng từng quy luật trong thực tiễn đời sống?
Câu 16: Trình bày khái niệm về nhân cách và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất
Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường
Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?
Được cập nhật 28/03/2024
813 lượt xem