Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo viên?

Lộ trình thăng tiến của Giáo viên

Trợ giảng:

Không cần kinh nghiệm đứng lớp và bằng cấp đại học đúng chuyên ngành là đủ để bạn trở thành trợ giảng. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ tiếp tục học lên cao học để nâng cao trình độ, tham gia dự án nghiên cứu của các giảng viên chính, giảng viên cao cấp trong khoa. Bạn cũng sẽ phụ trách các công việc hỗ trợ giảng viên chính như chuẩn bị bài giảng, phụ đạo cho sinh viên, tham gia các công tác Đoàn, Hội,...

Giảng viên hạng III:

Có bằng Thạc sĩ trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh giảng viên hạng III. Bạn sẽ tham gia giảng dạy, hướng dẫn đồ án/ khóa luận tốt nghiệp, biên soạn tài liệu giảng dạy,...

Giảng viên hạng II:

Có bằng Thạc sĩ trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh giảng viên hạng II. Công việc chính của bạn là đứng lớp, phụ trách ít nhất 1 môn chuyên ngành, hướng dẫn khóa luận/ đồ án. Yêu cầu cao hơn thế nữa là bạn sẽ chủ trì (thay vì chỉ tham gia) các dự án nghiên cứu khoa học, đánh giá nghiên cứu,...

Giảng viên hạng I:

Có bằng Tiến sĩ đúng chuyên ngành giảng dạy và chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng I. Khi trở thành giảng viên hạng I, bạn vẫn sẽ thực hiện các công việc chính của giảng viên như giảng dạy, nghiên cứu, đồng thời tham gia biên soạn sách, được chỉ định tham gia các đề án nghiên cứu khoa học cấp cao (ít nhất 2 đề án/ năm), hướng dẫn nghiên cứu sinh,...

Yêu cầu của tuyển dụng đối với Giáo viên 

Về chuyên môn:

  • Nội dung giảng dạy của giáo viên có phù hợp với trình độ của học sinh. Kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, kiến thức quá nâng cao.
  • Các kiến thức có bị truyền đạt nhầm lẫn hay sai: chưa bao giờ, ít khi hay nhiều lần.
  • Các thầy cô có thường đặt câu hỏi và giải đáp kiến thức với học sinh.
  • Các ví dụ minh họa từ thầy cô có phù hợp. Minh họa dễ hiểu, thực tế hay khó hiểu, không thể áp dụng vào cuộc sống.

Về kỹ năng, phương pháp:

  • Phương pháp giảng dạy có đủ khoa học. Theo trình tự hay lộn xộn, có hệ thống hay vẫn mang tính cứng nhắc khó điều chỉnh.
  • Cư xử đúng mực và luôn đúng giờ. Lên lớp học đúng giờ, trang phục phù hợp, không xúc phạm danh dự và thân thể học sinh.
  • Quan tâm đến khả năng hiểu bài của học sinh. Có phương pháp phù hợp với từng em trong lớp học.
  • Có thực sự quan tâm đến tâm lý và nguyện vọng của các em. Hướng dẫn các em suy nghĩ và cư xử đúng đắn.

Cơ hội nghề nghiệp cho Giáo viên

Làm giáo viên, giảng viên

 Sau khi tốt nghiệp các ngành sư phạm, bạn có thể đảm nhận các công việc giảng dạy học sinh, sinh viên trong các nhà trường ở cấp bậc từ mầm non, tiểu học, trung học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cấp học cao hơn,… 

Làm việc trong các cơ quan quản lý giáo dục

 Ngoài việc trở thành các giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, thì học sư phạm ra bạn có cơ hội tham gia các cơ quan quản lý giáo dục của địa phương, cấp Trung ương như các Phòng ban, các Sở ngành giáo dục tại địa phương, làm việc tại bộ giáo dục và đào tạo. Hoặc làm việc trong các trung tâm, tổ chức về giáo dục,…

Các trường đào tạo ngành Giáo dục tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Giáo dục trên cả nước là:

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành Sư phạm riêng hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm giáo viên thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành liên quan đến sư phạm.