Điều kiện và Lộ trình trở thành một Hiệu Trưởng Trường Mầm Non?

Hiệu trưởng trường Mầm non là người đứng đầu trường mầm non, có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường. Người làm vị trí này phải có trình độ chuyên môn cao và đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định để giúp trường phát triển bền vững.

Lộ trình thăng tiến của Hiệu trưởng trường Mầm non

Từ 0 - 3 năm đầu tiên: Giáo viên Mầm non 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Giáo viên Mầm non.  Vị trí này bắt đầu sau khi ứng viên đã tốt nghiệp cử nhân về Giáo dục hoặc lĩnh vực tương tự. Giáo viên Mầm non sẽ có vai trò tiếp xúc trực tiếp với học sinh và hiểu rõ về môi trường giáo dục ở cấp Mầm non.

Từ 3 - 5 năm: Quản lý Mầm non

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2-3 năm làm việc, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên Quản lý Mầm non. Bạn sẽ tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về giáo dục Mầm non để nâng cao kiến thức và kỹ năng về phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học và tương tác với học sinh, phụ huynh; đồng thời, tham gia các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn, như việc tham gia các khóa học về quản lý trường học.

Từ 5 - 10 năm: Phó Hiệu trưởng trường Mầm non 

Đây là vị trí cao hơn cho bạn sau khoảng thời gian 5 - 10 năm kinh nghiệm. Phó Hiệu trưởng trường Mầm non sẽ tham gia vào quá trình quản lý toàn diện của trường Mầm non. Phó Hiệu trưởng thường chịu trách nhiệm hỗ trợ Hiệu trưởng trong việc quản lý, giám sát các hoạt động của trường.

Từ 10 - 15 năm: Hiệu trưởng trường Mầm non

Đây là vị trí cao cao cấp mà bất kì bạn giáo viên mầm non nào cũng muốn hướng đến. Hiệu trưởng trường Mầm non sẽ có trách nhiệm chịu trách nhiệm cao nhất về việc quản lý và phát triển toàn bộ hoạt động của trường Mầm non.

Yêu cầu tuyển dụng Hiệu trưởng trường Mầm non

Công việc của Hiệu trưởng trường mầm non rất phức tạp, yêu cầu họ phải vận dụng kiến thức chuyên môn cùng nhiều yếu tố khác để giúp trường vận hành tốt. Vì thế, tiêu chuẩn của vị trí này cũng rất khắt khe:

Trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm

Các nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cần có bằng cấp Đại học trở lên thuộc ngành sư phạm mầm non và có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Các ứng viên có trình độ Thạc sĩ chính là điểm cộng khi ứng tuyển. Trong một số trường hợp đặc biệt, người được bổ nhiệm vị trí này có thể có thời gian công tác trong ngành giáo dục mầm non ít hơn so với quy định.

Có nhiều hiệu trưởng thăng tiến từ vị trí giáo viên mầm non. Khi có đủ số năm kinh nghiệm giảng dạy nhất định, bạn sẽ hiểu rõ những gì diễn ra trong trường học hằng ngày. Kinh nghiệm này chính là “những viên gạch đầu tiên” để bạn thăng tiến.

Bên cạnh đó, ứng viên cũng cần có chứng chỉ đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.

Lãnh đạo bằng việc làm gương

Trở thành một Hiệu trưởng, bạn phải dẫn dắt cả tập thể với sự khác nhau về năng lực, tính cách và phẩm chất. Chắc chắn, một người lãnh đạo luôn phải đối mặt từ những đánh giá từ đồng nghiệp nên việc xây dựng uy tín là điều rất quan trọng.

Hãy làm gương bằng cách trở thành người đến trường đầu tiên và là người cuối cùng rời khỏi trường mỗi ngày để cho mọi người thấy bạn thật sự tâm huyết với công việc. Hãy luôn giữ trạng thái tích cực, giải quyết mọi việc một cách bình tĩnh và duy trì tác phong chuyên nghiệp, tôn trọng tất cả mọi người xung quanh. Khi làm được những điều đó, bạn sẽ trở thành “hình mẫu” trong trường học.

Tạo động lực

Là người đứng đầu trường và chịu trách nhiệm cho mọi thứ xảy ra, bạn phải có tầm nhìn rõ ràng và sự chỉ đạo công tâm. Bạn không thể tạo áp lực lên các giáo viên bằng những quy chế cứng nhắc vì nghề giáo vốn đã nhiều áp lực. Thay vào đó, bạn nên góp ý chân thành, chỉ ra lỗi sai để họ sửa và động viên khích lệ làm tốt hơn vào những lần sau. Một người Hiệu trưởng cũng cần quan tâm đến nhu cầu tinh thần của đội ngũ cán bộ và giáo viên, khéo léo tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao lưu để thắt chặt, gắn kết tập thể hơn.

Suy nghĩ khác biệt

Một người lãnh đạo sẽ không bao giờ biết giới hạn khả năng của bản thân. Họ luôn đi tìm sự sáng tạo để giải quyết công việc và tin tưởng vào những quyết định sáng suốt của bản thân. 

Một người Hiệu trưởng giỏi sẽ có “tài” trong việc giải quyết các vấn đề, có cách thức tiếp cận mới để đáp ứng những thay đổi của nền giáo dục hiện đại. Họ cũng không phủ nhận ý kiến của mọi người mà tôn trọng, biết cách khai thác những ý tưởng đột phá để giúp công việc giảng dạy tốt hơn.

Lắng nghe, trao quyền thích hợp

Người Hiệu trưởng sẽ giám sát, kiểm tra kết quả công việc của cấp dưới. Phần lớn họ sẽ dành thời gian để lắng nghe Phó hiệu trưởng, trợ lý, giáo viên, quản lý nhân sự trong trường mầm non, phụ huynh,... với rất nhiều vấn đề xảy ra để có được hướng xử lý tốt nhất. Vì vậy, khả năng lắng nghe tốt là một trong những điều kiện cần có khi ứng tuyển vị trí này.

Hiệu trưởng trường mẫu giáo cũng giống như vị trí Giám đốc điều hành (CEO) của một doanh nghiệp. Họ cần phân chia nhiệm vụ công việc cho từng phòng ban, từng bộ phận và từng người trong trường một cách hợp lý. Khả năng trao quyền thích hợp sẽ giúp họ làm tốt nhiệm vụ quản lý để công tác giảng dạy, chăm sóc trẻ trong trường diễn ra tốt nhất. Từ đó, tạo được lòng tin từ phụ huynh và gây dựng uy tín cho nhà trường.

Duy trì nội quy

Mỗi trường mẫu giáo đều có các quy định và chính sách riêng biệt nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là giáo dục tốt cho trẻ. Một người dẫn đầu cần biết cách xây dựng các nội quy tốt nhất để giúp nhà trường hoạt động có hiệu quả chứ không phải chỉ để kỷ luật cấp dưới của mình. Những quy định được đặt ra ở trường mẫu giáo cần được người Hiệu trưởng nhìn nhận như một yếu tố tích cực giúp giáo viên có động lực để làm việc và chăm sóc, giáo dục trẻ tốt hơn.

Là trung tâm của các nguồn thông tin

Với vị trí lãnh đạo toàn bộ hoạt động của trường, bạn phải là chuyên gia trong chuyên môn và quản lý. Bạn phải liên tục cập nhật các nghiên cứu mới nhất về giáo dục, xã hội, công nghệ và cả xu hướng. Trên thực tế, các giáo viên chỉ tôn trọng và dành sự tin cậy cho người Hiệu trưởng có hiểu biết sâu rộng về công tác giảng dạy. Vậy nên, bạn cần là chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non để đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với giáo viên cũng như lan tỏa những điều tốt đẹp nhất đến mọi người.

Đặt học sinh lên trên hết

Các Hiệu trưởng thành công đều coi học sinh là ưu tiên hàng đầu. Trong trường mẫu giáo, chế độ ăn uống để đảm bảo về an toàn sức khỏe và phát triển học tập cần được người giữ vị trí này chú trọng. Mỗi quyết định của người đứng đầu trường đều ảnh hưởng đến tất cả các em học sinh, vậy nên khi đảm nhận chiếc ghế này, bạn phải là người nỗ lực không ngừng để hoàn thành tất cả những kỳ vọng của phụ huynh lẫn học sinh.

Yêu cầu nghề nghiệp là rất khắt khe. Tuy nhiên, khi ngồi được vào vị trí quản lý cấp cao này, ứng viên sẽ nhận được nhiều quyền lợi hấp dẫn như mức lương hấp dẫn, phụ cấp cùng các chế độ theo quy định của Luật lao động. Nếu có năng lực cao hơn cùng kinh nghiệm lâu năm, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến lên vị trí cấp cao hơn là Chủ tịch hội đồng trường, mở thêm cơ sở đào tạo,... và lúc này, cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở.

Học gì để ra làm Hiệu trưởng trường Mầm non

Để trở thành Hiệu trưởng trường Mầm non, yêu cầu bạn phải có bằng cấp phù hợp, và tốt nhất là tốt nghiệp ngành Sư phạm. Tuy nhiên, hiện nay các trường/ trung tâm cũng có thể chấp nhận giáo viên có bằng cao đẳng trở lên, miễn là chuyên ngành liên quan.

Chương trình đào tạo của các trường đại học và cao đẳng trong ngành Sư phạm sẽ cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ về hoạt động của ngôn ngữ, quy trình nghiệp vụ tiêu chuẩn, cũng như cơ hội thực hành và rèn luyện kỹ năng. Điểm đầu vào cho các ngành này thường khá cao, đòi hỏi khả năng tư duy nhanh.

Tuy nhiên, nếu bạn không học ngành Sư phạm, bạn vẫn có thể xin việc làm Hiệu trưởng trường Mầm non trong trường hợp bạn đã học các ngành liên quan đến Sư phạm. Tuy nhiên, cơ hội việc làm sẽ ít hơn và phụ thuộc vào chính sách của từng trường/ trung tâm cụ thể. Nguyên nhân là khi tuyển dụng nhân sự từ các ngành khác, trường/ trung tâm sẽ phải đào tạo lại kiến thức. Vì vậy, để có cơ hội tốt hơn, tốt nhất là bạn nên có bằng cấp trong các chuyên ngành Sư phạm.

Ngoài ra, mỗi trường/ trung tâm cũng có chương trình tuyển dụng và thi riêng để trở thành Hiệu trưởng trường Mầm non. Bạn có thể tìm hiểu trên các diễn đàn hoặc nguồn thông tin khác để lắng nghe kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình xin việc của mình.

Các trường đào tạo ngành Sư phạm tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Sư phạm trên cả nước là:

  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
  • Trường Đại học Vinh
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Trường Đại học Hải Phòng

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm Hiệu trưởng trường Mầm non thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành Sư phạm.

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Hiệu Trưởng Trường Mầm Non. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Hiệu Trưởng Trường Mầm Non phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.