Căn cứ Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục và mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố;
Căn cứ Kế hoạch số 299/KH-UBND ngày 20/8/2024 của UBND huyện Thanh Trì về việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị thuộc huyện Thanh Trì năm 2024,
UBND huyện Thanh Trì thông báo việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc huyện, cụ thể như sau:
I. CÁC CHỨC DANH THI TUYỂN
1. Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì
2. Hiệu trưởng trường THCS Tứ Hiệp
3. Hiệu trưởng trường Mầm non A xã Vạn Phúc
4. Phó Hiệu trưởng trường THCS Duyên Hà
5. Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Tạ Hoàng Cơ
6. Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Xá
7. Phó Hiệu trưởng trường Dạy trẻ khuyết tật
8. Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Vĩnh Ninh
9. Phó Hiệu trưởng trường Mầm non xã Tân Triều
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
1. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển
a) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển bắt buộc
Đối với chức danh Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện: Cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm trong quy hoạch của chức danh Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì là đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc.
Đối với chức danh Hiệu trưởng: Cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm trong quy hoạch của chức danh Hiệu trưởng và đang công tác tại trường Mầm non A xã Vạn Phúc, trường THCS Tứ Hiệp là đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc tương ứng với đơn vị có chức danh thi tuyển.
Đối với chức danh Phó Hiệu trưởng: Cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm trong quy hoạch của chức danh Phó Hiệu trưởng và đang công tác tại các trường: Mầm non Vĩnh Ninh, Mầm non xã Tân Triều, THCS Duyên Hà,Tiểu học Tạ Hoàng Cơ, Tiểu học Yên Xá, Dạy trẻ khuyết tật là đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc tương ứng với đơn vị có chức danh thi tuyển.
Đối tượng quy định nêu trên được quyền không đăng ký tham gia dự tuyển trong các trường hợp sau:
– Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận.
– Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
– Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản.
Ngoài các trường hợp được quyền không đăng ký tham gia dự tuyển nêu trên, nếu không đăng ký tham gia dự tuyển thì hàng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.
Đối với trường hợp đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc vì yêu cầu công tác mà không thể tham gia dự thi, cá nhân có đơn đề nghị không tham gia dự tuyển, trình cấp có thẩm quyền xác định danh sách người đủ điều kiện dự tuyển xem xét, quyết định (trường hợp này không đưa ra khỏi quy hoạch nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận).
b) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển tự nguyện
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị thuộc UBND huyện Thanh Trì (trừ đối tượng nêu tại điểm a khoản 1 mục II này), nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh thi tuyển thì được quyền đăng ký dự tuyển nếu có nguyện vọng.
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố; UBND cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội (không thuộc huyện Thanh Trì), nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh thi tuyển thì được quyền đăng ký dự tuyển nếu được sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố; UBND cấp huyện nơi đang công tác đồng ý bằng văn bản cho phép tham gia dự tuyển.
c) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển quy định tại Điểm a và Điểm b nếu đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì được dự tuyển ở vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn không quá 2 cấp so với chức vụ hiện giữ; trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, khi dự tuyển ở vị trí lãnh đạo, quản lý thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức hoặc thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực (nếu có) theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh tuyển chọn.
2. Đối tượng được đề cử tham gia dự tuyển
Trường hợp qua theo dõi phát hiện nhân tố mới hoặc do không bảo đảm nguyên tắc có số dư (khi thu nhận hồ sơ hoặc sau khi thẩm định hồ sơ), tập thể lãnh đạo UBND huyện đề cử nhân sự cụ thể phù hợp tham gia dự tuyển và phải được Ban thường vụ Huyện ủy đồng ý bằng văn bản.
Nhân sự được đề cử phải đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn theo yêu cầu của chức danh thi tuyển (thể hiện qua hồ sơ đăng ký dự tuyển nộp cùng các trường hợp khác nếu kịp hoặc nộp bổ sung), không nhất thiết phải nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh dự tuyển và chỉ được dự tuyển ở chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn liền kề so với chức danh hiện giữ. Trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì phải có thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực tối thiểu 3 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc) và chỉ được đăng ký dự tuyển chức danh Phó Hiệu trưởng.
Trường hợp nhân sự được đề cử không công tác tại các đơn vị thuộc huyện Thanh Trì thì phải được sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố; UBND cấp huyện nơi đang công tác đồng ý bằng văn bản cho phép tham gia dự tuyển. Có thể đề cử nhân sự là công chức, viên chức đang công tác trong cùng ngành, lĩnh vực của chức danh thi tuyển tại các cơ quan, đơn vị không thuộc thành phố Hà Nội.
III. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN DỰ THI
Người tham gia dự tuyển phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chung và cụ thể theo Điều 5, Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 49/2024/QĐ-UBND ngày 25/7/2024 của UBND Thành phố ban hành Quy định về việc thực hiện công tác cán bộ đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (trường hợp người tham gia dự tuyển không nằm trong quy hoạch của chức danh tuyển chọn hoặc chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn thì phải được đề cử theo quy định tại khoản 2 Mục II) và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh tuyển chọn.
2. Ngoài ra, đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển phải đáp ứng các quy định sau:
2.1. Đối với chức danh thi tuyển Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Mầm non
– Đáp ứng các yêu cầu tại Bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định số 23288/QĐ-SNV ngày 28/3/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các trường mầm non công lập thuộc UBND huyện Thanh Trì;
– Đáp ứng các quy định tại Điều 10 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non.
2.2. Đối với chức danh thi tuyển Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học
– Đáp ứng các yêu cầu tại Bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định số 23287/QĐ-SNV ngày 28/3/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các trường tiểu học công lập thuộc UBND huyện Thanh Trì;
– Đáp ứng các quy định tại Điều 11 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học.
2.3. Đối với chức danh thi tuyển Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở
– Đáp ứng các yêu cầu tại Bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định số 23286/QĐ-SNV ngày 28/3/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các trường trung học cơ sở công lập thuộc UBND huyện Thanh Trì;
– Đáp ứng các quy định tại Điều 11 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
2.4. Đối với chức danh thi tuyển Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện
– Đáp ứng các yêu cầu tại Bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định số 23403/QĐ-SNV ngày 29/3/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Vị trí việc làm của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì thuộc UBND huyện Thanh Trì;
– Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ngày 06/01/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN
1. Tổ chức thi viết
– Nội dung thi viết: Kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý của chuyên ngành, lĩnh vực thi tuyển; về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh dự tuyển và các nội dung khác do Hội đồng thi tuyển quy định.
– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định chọn đề thi viết trong các đề thi do Ban ra đề thi chuẩn bị, bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tối mật trong suốt quá trình xây dựng ngân hàng đề thi cho đến thi công bố đề thi viết được chọn.
– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chỉ đạo Ban coi thi tổ chức thi viết theo quy định. Thời gian thi viết là 180 phút. Bài thi viết được chấm theo thang điểm 100.
– Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thi viết, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định chọn ít nhất 03 thành viên Hội đồng thi tuyển để thực hiện việc chấm bài thi viết theo đáp án đã được Ban ra đề thi xây dựng. Bài thi viết phải được rọc phách theo quy định trước khi chuyển đến các thành viên Hội đồng thi tuyển được chọn để chấm thi.
Các thành viên Hội đồng thi tuyển chấm bài thi viết độc lập và trong thời hạn 02 ngày làm việc phải gửi kết quả chấm thi cho thư ký Hội đồng thi tuyển để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi tuyển trước khi thông báo đến người dự tuyển.
– Kết quả bài thi viết là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Người dự tuyển phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi trình bày Đề án. Trường hợp người dự tuyển có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên, nhưng có 02 thành viên Hội đồng thi tuyển chấm điểm bài thi viết dưới 50 điểm thì Thư ký Hội đồng thi tuyển phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, quyết định việc chấm lại đối với bài thi này.
– Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày chấm thi viết xong, Hội đồng thi tuyển phải thông báo kết quả chấm bài thi viết đến người dự tuyển. Người dự tuyển được quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả chấm thi.
– Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định chọn ít nhất 03 thành viên khác (không phải những người đã chấm bài thi trước khi phúc khảo) của Hội đồng thi tuyển để thực hiện việc chấm phúc khảo bài thi viết và thông báo kết quả đến người dự tuyển có đơn đề nghị phúc khảo.
Các thành viên Hội đồng thi tuyển chấm phúc khảo bài thi viết độc lập và trong thời hạn 02 ngày làm việc phải gửi kết quả chấm phúc khảo cho Thư ký Hội đồng thi tuyển để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi tuyển trước khi thông báo đến người dự tuyển có đơn đề nghị phúc khảo.
Trong trường hợp điểm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 5 điểm trở lên thì Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các thành viên chấm thi đợt đầu và các thành viên chấm phúc khảo (có ghi biên bản) và quyết định điểm phúc khảo bài thi và quyết định việc điều chỉnh điểm.
Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày chấm phúc khảo xong, Hội đồng thi tuyển thông báo kết quả đến người dự tuyển có đơn đề nghị phúc khảo.
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả chấm thi viết (trường hợp có đơn đề nghị phúc khảo thì chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả chấm phúc khảo), Hội đồng thi tuyển phải có văn bản thông báo để người dự tuyển có kết quả bài thi viết đạt 50 điểm trở lên tham gia phần thi trình bày Đề án.
2. Tổ chức thi trình bày Đề án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo kết quả thi viết hoặc phúc khảo, người dự tuyển đạt kết quả thi viết (50 điểm trở lên) phải nộp Đề án để Hội đồng thi tuyển tiến hành tổ chức thi trình bày Đề án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người dự tuyển nộp Đề án, Hội đồng thi tuyển tiến hành tổ chức cho các ứng viên thi trình bày Đề án.
a) Nội dung thi trình bày Đề án:
– Đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn và nội dung chuyên đề khác phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định;
– Kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo;
– Trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham dự.
b) Thành phần những người tham dự phần trình bày Đề án của người dự tuyển, gồm:
– Toàn bộ Hội đồng thi tuyển.
– Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đại diện các tổ chức đoàn thể trong cơ quan sử dụng chức danh tuyển chọn và cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan sử dụng chức danh tuyển chọn được quyền đăng ký tham dự và chất vấn người dự tuyển.
c) Trình tự thi
– Bộ phận giúp việc hội đồng thi tuyển thông báo danh sách Hội đồng thi tuyển, kết quả thẩm định, kết quả thi viết đối với từng đối tượng dự thi.
– Đối tượng dự thi bốc thăm thứ tự trình bày đề án, trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham gia.
– Người dự thi trình bày đề án và chương trình hành động bằng công cụ trình chiếu Power Point.
– Sau khi người dự thi trình bày đề án, các thành viên Hội đồng đặt câu hỏi phản biện để người dự thi trả lời. Đối với mỗi người dự thi, mỗi thành viên Hội đồng phải chuẩn bị ít nhất 01 câu hỏi. Câu hỏi của các thành viên Hội đồng phải liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thi tuyển, góp phần làm rõ nội dung đã trình bày trong chương trình hành động hoặc những câu hỏi chuyên sâu, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm, tư duy, giải quyết tình huống của người dự thi. Không nêu những câu hỏi mang tính gợi ý, giải đáp giúp người dự thi hoặc thể hiện quan điểm cá nhân về người dự thi.
– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển điều hành và quyết định số thành viên Hội đồng đặt câu hỏi, việc người dự tuyển phải trả lời câu hỏi chất vấn của những người tham dự, bảo đảm đúng yêu cầu của chức danh tuyển chọn và thời gian trả lời chất vấn của người dự tuyển.
d) Thời gian trình bày Đề án: Tối đa 45 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Đề án từ 60 phút đến 90 phút. Thời gian trả lời mỗi câu hỏi chất vấn do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
đ) Điểm thi trình bày Đề án: Được chấm theo thang điểm 100. Cơ cấu điểm gồm 3 phần, cụ thể như sau:
– Xây dựng đề án: 20 điểm;
– Bảo vệ đề án: 40 điểm;
– Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm.
Các thành viên Hội đồng thi tuyển thực hiện chấm điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển theo từng phần và gửi kết quả chấm thi (tổng số của cả 3 phần) cho Thư ký Hội đồng thi tuyển để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi tuyển trước khi công bố.
e) Kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển: Là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Trường hợp có thành viên Hội đồng thi tuyển cho tổng số điểm chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 20% trở lên so với điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi thì điểm của thành viên này không được tính; kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển được tính theo kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng thi tuyển.
– Hội đồng thi tuyển phải công bố công khai kết quả điểm thi trình bày đề án của những người dự tuyển ngay sau khi kết thúc việc tổ chức thi trình bày đề án. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả điểm thi trình bày Đề án.
g) Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thi trình bày Đề án xong, Hội đồng thi tuyển phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh tuyển chọn về kết quả thi trình bày Đề án của người dự tuyển.
V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN HỒ SƠ, TỔ CHỨC THI TUYỂN
1. Thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ
1.1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ ngày 23/8/2024 đến 17h00’’ ngày 16/9/2024.
1.2. Địa điểm: Phòng Nội vụ huyện Thanh Trì – Số 375 đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
1.3. Cán bộ phụ trách tiếp nhận hồ sơ:
– Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên: Đ/c Quách Thị Hà – Chuyên viên phòng Nội vụ.
– Khối Tiểu học, Trung học cơ sở: Đ/c Nguyễn Thùy Linh – Chuyên viên phòng Nội vụ.
– Khối Mầm non: Đ/c Phùng Thị Thu Duyên – Chuyên viên phòng Nội vụ.
2. Thời gian tổ chức thi tuyển
– Thời gian đăng thông báo và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi: Từ ngày 23/8/2024 đến 17h00” ngày 16/9/2024.
– Thời gian thẩm định hồ sơ: Từ ngày 17/9/2024 đến ngày 23/9/2024.
– Thông báo danh sách người đủ điều kiện dự thi: Ngày 26/9/2024.
– Thời gian tổ chức thi viết: Ngày 12/10/2024.
– Thời gian tổ chức thi trình bày Đề án: Từ ngày 16/11/2024 đến ngày 20/11/2024.
Trên đây là thông báo về việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị thuộc huyện Thanh Trì năm 2024, UBND huyện Thanh Trì thông báo để các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ thực hiện./.
Nguồn tin: thanhtri.hanoi.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của tỉnh Hà Nội. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Hiệu Trưởng Trường Mầm Non là gì?
Hiệu trưởng trường Mầm non là người đứng đầu trường mầm non, có trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường. Người làm vị trí này phải có trình độ chuyên môn cao và đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định để giúp trường phát triển bền vững.
Mô tả công việc của Hiệu trưởng trường Mầm non
Hiệu trưởng là người đại diện cho toàn trường về pháp lý và có thẩm quyền cao nhất về hành chính, chuyên môn trong trường. Cụ thể, nhiệm vụ và quyền hạn của họ như sau:
Quản lý và lãnh đạo
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của trường, bao gồm quản lý nhân sự, tài chính, và cơ sở vật chất. Họ đảm bảo rằng chương trình giáo dục được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Giáo dục, đồng thời duy trì môi trường học tập an toàn và phát triển cho trẻ em. Hiệu trưởng cũng lãnh đạo và định hướng phát triển cho đội ngũ giáo viên, đảm bảo rằng họ được đào tạo và hỗ trợ để thực hiện tốt công việc giảng dạy. Ngoài ra, hiệu trưởng chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với phụ huynh và cộng đồng.
Phát triển chương trình Giáo dục
Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và điều chỉnh chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ mầm non. Họ thường xuyên đánh giá và cập nhật chương trình để đảm bảo tính hiệu quả và sáng tạo trong việc giảng dạy. Hiệu trưởng cũng phải đảm bảo rằng các hoạt động giáo dục không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt học thuật mà còn về mặt cảm xúc, xã hội, và thể chất. Điều này đòi hỏi họ phải phối hợp chặt chẽ với các giáo viên để thực hiện các phương pháp giảng dạy tốt nhất.
Đánh giá và cải tiến
Hiệu trưởng có trách nhiệm liên tục đánh giá chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của trường để thực hiện các cải tiến cần thiết. Họ tiến hành các cuộc khảo sát và lấy ý kiến từ phụ huynh, giáo viên, và học sinh để nắm bắt nhu cầu và mong muốn, từ đó điều chỉnh chương trình và hoạt động của trường. Hiệu trưởng cũng tham gia vào việc giám sát và đánh giá sự tiến bộ của học sinh, đảm bảo rằng mỗi trẻ đều đạt được các mục tiêu phát triển cần thiết. Quá trình này giúp trường duy trì chất lượng giáo dục cao và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng.
Hiệu Trưởng Trường Mầm Non có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
195 - 260 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Hiệu Trưởng Trường Mầm Non
Tìm hiểu cách trở thành Hiệu Trưởng Trường Mầm Non, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Hiệu Trưởng Trường Mầm Non?
Yêu cầu tuyển dụng Hiệu trưởng trường Mầm non
Công việc của Hiệu trưởng trường mầm non rất phức tạp, yêu cầu họ phải vận dụng kiến thức chuyên môn cùng nhiều yếu tố khác để giúp trường vận hành tốt. Vì thế, tiêu chuẩn của vị trí này cũng rất khắt khe:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Hiệu trưởng Trường Mầm non thường phải có bằng cử nhân sư phạm mầm non hoặc các ngành liên quan như giáo dục học hoặc quản lý giáo dục. Ngoài ra, một số nơi có thể yêu cầu bằng thạc sĩ trong lĩnh vực quản lý giáo dục hoặc quản lý trường học để đảm bảo rằng ứng viên có kiến thức sâu rộng về quản lý và giáo dục. Một số chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ quản lý giáo dục cũng có thể là yêu cầu bắt buộc, tùy theo quy định của từng địa phương hoặc quốc gia.
- Kiến thức chuyên môn: Hiệu trưởng cần có kiến thức sâu rộng về các phương pháp giáo dục mầm non, bao gồm phát triển chương trình giảng dạy và các kỹ thuật giáo dục tiên tiến. Bạn cũng cần hiểu rõ các nguyên tắc và luật lệ liên quan đến giáo dục trẻ nhỏ, đảm bảo rằng trường mầm non hoạt động đúng quy định và chuẩn mực. Kiến thức về quản lý tài chính, quản lý nhân sự và kỹ năng lãnh đạo cũng rất quan trọng để điều hành hiệu quả một trường mầm non.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng lãnh đạo và quản lý: Hiệu trưởng cần có kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ để điều hành và dẫn dắt đội ngũ giáo viên, nhân viên. Kỹ năng quản lý là yếu tố quan trọng để tổ chức và phân phối công việc, quản lý thời gian và nguồn lực một cách hiệu quả. Khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề cũng rất cần thiết để đảm bảo trường mầm non hoạt động trôi chảy và đạt được các mục tiêu đề ra.
- Kỹ năng giao tiếp: Hiệu trưởng phải có khả năng giao tiếp xuất sắc để tương tác hiệu quả với giáo viên, phụ huynh, và cộng đồng. Kỹ năng lắng nghe và đàm phán cũng rất quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn, thúc đẩy sự hợp tác và duy trì môi trường học tập tích cực. Bạn cần thể hiện sự đồng cảm và kỹ năng thuyết phục để tạo dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan.
- Kỹ năng quản lý tài chính: Hiệu trưởng cần có kiến thức và kỹ năng trong việc lập kế hoạch và quản lý ngân sách, bao gồm việc kiểm soát chi tiêu, dự toán ngân sách, và tìm kiếm các nguồn tài trợ. Kỹ năng này giúp đảm bảo rằng các nguồn lực của trường được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích, đồng thời duy trì sự ổn định tài chính cho nhà trường.
- Kỹ năng giải quyết và ra quyết định: Hiệu trưởng cần có khả năng giải quyết các xung đột nội bộ và những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của trường. Kỹ năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác giúp họ xử lý các tình huống khó khăn một cách hiệu quả, đảm bảo rằng các quyết định được đưa ra là phù hợp và có lợi cho sự phát triển của nhà trường.
Các yêu cầu khác
- Kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là ở cấp độ mầm non, là rất quan trọng. Hiệu trưởng thường cần có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc quản lý giáo dục, cũng như kinh nghiệm trong việc phát triển và triển khai chương trình giáo dục.
- Sự hiểu biết về pháp luật và quy định: Hiệu trưởng cần nắm vững các quy định và luật lệ liên quan đến giáo dục mầm non, bao gồm các quy tắc về an toàn, sức khỏe, và quyền lợi của trẻ em. Hiểu biết về các chính sách và quy định này giúp đảm bảo rằng trường hoạt động theo đúng pháp luật và tiêu chuẩn.
- Tính sáng tạo và đổi mới: Khả năng tư duy sáng tạo và áp dụng các phương pháp giáo dục mới là rất quan trọng trong việc cải tiến chương trình giảng dạy và môi trường học tập. Hiệu trưởng cần khả năng đổi mới để đáp ứng nhu cầu thay đổi của trẻ em và xu hướng giáo dục hiện đại.
- Tinh thần làm việc nhóm và hợp tác: Hiệu trưởng cần có khả năng làm việc nhóm và hợp tác hiệu quả với các giáo viên, phụ huynh, và cộng đồng. Tinh thần hợp tác giúp xây dựng một môi trường học tập tích cực và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Khả năng quản lý thời gian và tổ chức: Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian giúp hiệu trưởng xử lý nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm đồng thời, từ việc lập kế hoạch giảng dạy đến quản lý nhân sự và tài chính. Khả năng tổ chức tốt là cần thiết để đảm bảo mọi hoạt động của trường được thực hiện suôn sẻ và hiệu quả.
Lộ trình thăng tiến của Hiệu trưởng trường Mầm non
Dưới đây là mức lương trung bình cho các vị trí liên quan và lộ trình thăng tiến của hiệu trưởng mần non theo các cấp bậc và giới thiệu kèm theo khoảng thời gian kinh nghiệm tương ứng:
Mức lương trung bình của hiệu trưởng mầm non
- Hiệu trưởng mầm non 10.000.000 - 20.000.000 VNĐ ( 1 tháng )
- Giáo viên mầm non 4.000.000 - 10.000.000 VNĐ ( 1 tháng )
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
1 – 3 năm |
Giáo viên Mầm non |
5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng |
3 – 5 năm |
Quản lý Mầm non |
7.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng |
5 – 10 năm |
Phó Hiệu trưởng trường Mầm non |
10.000.000 – 13.000.000 đồng/tháng |
10 – 15 năm |
Hiệu trưởng trường Mầm non |
14.000.000 – 18.000.000 đồng/tháng |
1. Giáo viên Mầm non
Mức lương: 5 - 7 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Giáo viên Mầm non. Vị trí này bắt đầu sau khi ứng viên đã tốt nghiệp cử nhân về Giáo dục hoặc lĩnh vực tương tự. Giáo viên Mầm non sẽ chịu trách nhiệm giảng dạy và chăm sóc trẻ em từ 3 đến 6 tuổi, thực hiện các hoạt động giáo dục và phát triển kỹ năng cơ bản cho trẻ. Bạn sẽ thiết kế và thực hiện các bài học theo chương trình giáo dục, tạo môi trường học tập an toàn và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động. Giáo viên cũng làm việc chặt chẽ với phụ huynh để theo dõi sự phát triển của trẻ và giải quyết các vấn đề cá nhân nếu có.
>> Đánh giá: Đây là vị trí khởi đầu quan trọng trong ngành giáo dục mầm non, nơi cá nhân tích lũy kinh nghiệm giảng dạy và chăm sóc trẻ em. Vị trí này mở ra cơ hội phát triển lên các vai trò quản lý và lãnh đạo trong trường mầm non.
2. Quản lý Mầm non
Mức lương: 7 - 9 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 3 - 5 năm làm việc, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên Quản lý Mầm non. Bạn sẽ tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về giáo dục Mầm non để nâng cao kiến thức và kỹ năng về phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học và tương tác với học sinh, phụ huynh; đồng thời, tham gia các hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn, như việc tham gia các khóa học về quản lý trường học. Công việc của bạn là hỗ trợ hiệu trưởng trong việc thực hiện các chính sách và quy định, quản lý lịch trình, và đảm bảo chất lượng giảng dạy. Quản lý mầm non cũng giải quyết các vấn đề phát sinh trong lớp học và hỗ trợ trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ.
>> Đánh giá: Vị trí quản lý mầm non cung cấp cơ hội để phát triển kỹ năng quản lý lớp học và hỗ trợ hiệu trưởng trong các hoạt động của trường. Đây là bước trung gian quan trọng trước khi thăng tiến lên các vị trí lãnh đạo cấp cao hơn như phó hiệu trưởng hoặc hiệu trưởng.
3. Phó Hiệu trưởng trường Mầm non
Mức lương: 9 - 13 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 10 năm
Đây là vị trí cao hơn cho bạn sau khoảng thời gian 5 - 10 năm kinh nghiệm. Phó Hiệu trưởng trường Mầm non sẽ tham gia vào quá trình quản lý toàn diện của trường Mầm non. Phó Hiệu trưởng mầm non hỗ trợ Hiệu trưởng trong việc quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của trường. Bạn sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ cụ thể như quản lý chương trình giáo dục, giám sát giáo viên và nhân viên và tổ chức các cuộc họp nội bộ. Phó Hiệu trưởng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các dự án phát triển trường học và giải quyết các vấn đề liên quan đến học sinh và phụ huynh.
>> Đánh giá: Phó Hiệu trưởng mầm non đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho hiệu trưởng và quản lý các hoạt động của trường ở cấp cao hơn. Vị trí này giúp cá nhân chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo cao cấp hơn, như hiệu trưởng và phát triển kỹ năng quản lý và lãnh đạo tổng thể.
4. Hiệu trưởng trường Mầm non
Mức lương: 14 - 18 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 10 - 15 năm
Đây là vị trí cao cao cấp mà bất kì bạn giáo viên mầm non nào cũng muốn hướng đến. Hiệu trưởng trường Mầm non sẽ có trách nhiệm chịu trách nhiệm cao nhất về việc quản lý và phát triển toàn bộ hoạt động của trường Mầm non. Hiệu trưởng phát triển và thực hiện chiến lược giáo dục, đảm bảo chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu của trẻ và các tiêu chuẩn giáo dục đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với cộng đồng và phụ huynh, đồng thời đảm bảo rằng trường hoạt động hiệu quả và đáp ứng các quy định pháp luật.
>> Đánh giá: Vị trí hiệu trưởng mầm non là mục tiêu cao nhất trong lộ trình thăng tiến, với trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ trường và ảnh hưởng đến các chính sách giáo dục và quản lý. Đây là vị trí yêu cầu kỹ năng lãnh đạo xuất sắc và kinh nghiệm dày dạn trong ngành giáo dục, cung cấp cơ hội để định hình và phát triển trường mầm non.
Xem thêm:
Việc làm của Hiệu trưởng Trường Mầm non