32 việc làm
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 10 ngày trước
80 - 100 triệu
Hồ Chí Minh & 2 nơi khác
Đăng 13 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 16 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh, Sóc Trăng
Đăng 17 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Quảng Ninh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
18 - 22 triệu
Bình Dương, Đồng Nai
Đăng 20 ngày trước
15 - 20 triệu
Bình Dương & 2 nơi khác
Đăng 20 ngày trước
12 - 18 triệu
Đồng Nai
Đăng 29 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
18 - 25 triệu
Đắk Lắk
Đăng 30+ ngày trước
12 - 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 12 ngày trước
20 - 25 triệu
Hồ Chí Minh & 2 nơi khác
Đăng 22 ngày trước
12 - 15 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 23 ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Tuyên Quang
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Tuyển dụng Công chức Hà Nội năm 2024
UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tuyển dụng chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2024
Công chức Hà Nội
293 việc làm 3 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 04/03/2024
Hạn nộp hồ sơ: 04/03/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 7
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Phòng Nội vụ – UBND quận Hoàn Kiếm (Phòng 212, tầng 2, số 126 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

Căn cứ Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục và mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố;
Căn cứ Thông báo kết luận số 825-TB/QU ngày 01/3/2024 của Ban Thường vụ Quận ủy về việc triển khai Kế hoạch thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc quận Hoàn Kiếm năm 2024;
Thực hiện Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 04/3/2024 của UBND quận Hoàn Kiếm về việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc quận Hoàn Kiếm năm 2024;
UBND quận Hoàn Kiếm thông báo việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc quận Hoàn Kiếm như sau:

I. CÁC CHỨC DANH THI TUYỂN
Thi tuyển đối với 07 chức danh sau:
– Chức danh 1: Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Mầm non A;
– Chức danh 2: Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Minh;
– Chức danh 3: Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Họa Mi;
– Chức danh 4: Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Hà;
– Chức danh 5: Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản;
– Chức danh 6: Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du;
– Chức danh 7: Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du.
II. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THI TUYỂN
1. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển
a) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển bắt buộc
Cán bộ, công chức, viên chức nằm trong quy hoạch đích danh của chức danh thi tuyển là đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc. Nếu không đăng ký tham gia dự tuyển thì hàng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền xem xét, đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.
Đối tượng quy định nêu trên được quyền không đăng ký tham gia dự tuyển trong các trường hợp sau:
(1) Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận.
(2) Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
(3) Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản.
Trường hợp đối tượng bắt buộc đăng ký nêu trên vì yêu cầu công tác mà không thể tham gia dự thi, cá nhân có đơn đề nghị không tham gia dự tuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý cán bộ (trường hợp này không phải đưa ra khỏi quy hoạch nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận).
b) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển tự nguyện
– Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm (trừ trường hợp là đối tượng dự tuyển bắt buộc), nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh thi tuyển thì được quyền đăng ký dự tuyển nếu có nhu cầu.
– Cán bộ, công chức, viên chức không công tác tại các đơn vị trực thuộc UBND quận Hoàn Kiếm, nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh thi tuyển thì được quyền đăng ký dự tuyển nếu được cấp có thẩm quyền quản lý nơi đang công tác đồng ý cho phép tham gia dự tuyển.
c) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển quy định tại Điểm a và Điểm b nếu đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì được dự tuyển ở vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn không quá 2 cấp so với chức vụ hiện giữ (Ví dụ: Tổ trưởng các Tổ chuyên môn có thể dự tuyển chức danh Hiệu trưởng). Trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, khi dự tuyển ở vị trí lãnh đạo, quản lý thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về hạng chức danh nghề nghiệp hoặc thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực (nếu có) theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh tuyển chọn.
2. Đối tượng được đề cử tham gia dự tuyển
Trường hợp qua theo dõi phát hiện nhân tố mới hoặc do không bảo đảm nguyên tắc có số dư (khi thu nhận hồ sơ hoặc khi thẩm định hồ sơ), tập thể lãnh đạo quận đề cử nhân sự cụ thể phù hợp tham gia dự tuyển và phải được Ban Thường vụ Quận ủy đồng ý bằng văn bản.
Nhân sự được đề cử phải đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn theo yêu cầu của chức danh thi tuyển (thể hiện qua hồ sơ đăng ký dự tuyển nộp cùng các trường hợp khác nếu kịp hoặc nộp bổ sung), không nhất thiết phải nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh dự tuyển và chỉ được dự tuyển ở chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn liền kề so với chức danh hiện giữ. Trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì phải có thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực tối thiểu 03 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc) và chỉ được đăng ký dự tuyển chức danh Phó Hiệu trưởng.
Trường hợp nhân sự được đề cử không công tác tại các đơn vị thuộc quận Hoàn Kiếm thì phải được cấp có thẩm quyền quản lý nơi đang công tác đồng ý bằng văn bản cho phép tham gia dự tuyển. Có thể đề cử nhân sự là công chức, viên chức đang công tác trong cùng ngành, lĩnh vực của chức danh thi tuyển tại cơ quan, đơn vị không thuộc thành phố Hà Nội.
3. Một số lưu ý
Trường hợp người dự tuyển là cán bộ, công chức cấp xã thi vào chức danh là viên chức thì phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng quản lý viên chức, cụ thể: Cán bộ, công chức cấp xã đang làm công việc phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.

 

III. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN
1. Tiêu chuẩn, điều kiện chung
Người tham gia dự tuyển phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo Điều 5, Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 16/2022/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND Thành phố ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, cử người đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý, quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh tuyển chọn, cụ thể:
– Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền; không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
– Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương trở lên nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
– Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
– Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, phù hợp với vị trí việc làm, lĩnh vực công tác và theo quy định của Đảng, Nhà nước.
– Điều kiện về tuổi bổ nhiệm: Tuổi bổ nhiệm phải còn đủ 05 năm công tác tính từ khi thực hiện quy trình bổ nhiệm.
– Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
– Công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không được thực hiện việc quy hoạch, bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Quyết định kỷ luật có hiệu lực.
– Công chức, viên chức, người quản lý doanh nghiệp đang trong thời gian xem xét kỷ luật thì chưa được đưa vào quy hoạch; chưa xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn.
– Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và của pháp luật; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại: Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của kế toán không được tham gia dự tuyển chức danh Hiệu trưởng tại một đơn vị.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể
(có phụ lục kèm theo)
IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN
1. Tổ chức thi viết
– Nội dung thi viết: kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý của chuyên ngành, lĩnh vực thi tuyển; về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh dự tuyển và các nội dung khác do Hội đồng thi tuyển quy định.
– Thời gian thi viết là 180 phút. Bài thi viết được chấm theo thang điểm 100.
– Kết quả bài thi viết là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Người dự tuyển phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi trình bày Đề án.
– Người dự tuyển được quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả chấm thi.
2. Tổ chức thi trình bày Đề án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo kết quả thi viết hoặc phúc khảo, người dự tuyển đạt kết quả thi viết (50 điểm trở lên) phải nộp Đề án để Hội đồng thi tuyển tiến hành tổ chức thi trình bày Đề án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người dự tuyển nộp Đề án, Hội đồng thi tuyển tiến hành tổ chức cho các ứng viên thi trình bày Đề án.
a) Nội dung thi trình bày Đề án gồm:
– Đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn và nội dung chuyên đề khác phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định;
– Kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo;
– Trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham dự.
b) Thành phần những người tham dự phần trình bày Đề án của người dự tuyển, gồm:
– Toàn bộ Hội đồng thi tuyển.
– Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đại diện của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan sử dụng chức danh tuyển chọn và cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan sử dụng chức danh tuyển chọn được quyền đăng ký tham dự và chất vấn người dự tuyển.
c) Trình tự thi
– Bộ phận giúp việc hội đồng thi tuyển thông báo danh sách Hội đồng thi tuyển, kết quả thẩm định, kết quả thi viết đối với từng đối tượng dự thi.
– Đối tượng dự thi bốc thăm thứ tự trình bày đề án, trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham gia.
– Người dự thi trình bày đề án và chương trình hành động bằng công cụ trình chiếu power point.
– Sau khi người dự thi trình bày đề án, các thành viên Hội đồng đặt câu hỏi phản biện để người dự thi trả lời.
– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển điều hành và quyết định số thành viên Hội đồng đặt câu hỏi, việc người dự tuyển phải trả lời câu hỏi chất vấn của những người tham dự, bảo đảm đúng yêu cầu của chức danh tuyển chọn và thời gian trả lời chất vấn của người dự tuyển.
d) Thời gian trình bày Đề án: Tối đa 45 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Đề án từ 60 phút đến 90 phút. Thời gian trả lời mỗi câu hỏi chất vấn do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
đ) Điểm thi trình bày Đề án: Được chấm theo thang điểm 100. Cơ cấu điểm gồm 3 phần, cụ thể như sau: (1) Xây dựng đề án: 20 điểm; (2) Bảo vệ đề án: 40 điểm;
(3) Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm.
e) Kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển: Là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Trường hợp có thành viên Hội đồng thi tuyển cho tổng số điểm chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 20% trở lên so với điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi thì điểm của thành viên này không được tính; kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển được tính theo kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng thi tuyển.
– Hội đồng thi tuyển phải công bố công khai kết quả điểm thi trình bày về án của những người dự tuyển ngay sau khi kết thúc việc tổ chức thi trình bày về án. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả điểm thi trình bày Đề án.

 

 

V. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
– Đơn đăng ký dự tuyển (Mẫu số 01);
– Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu 2C/TCTW-98, được cơ quan nơi người tham gia dự tuyển đang công tác xác nhận tại thời điểm đăng ký dự tuyển (Mẫu số 02);
– Bản sao công chứng giấy khai sinh;
– Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi người tham gia dự tuyển đang công tác trong 03 năm gần nhất. Trường hợp người tham gia dự tuyển (đăng ký tham gia dự tuyển hoặc được đề cử tham gia dự tuyển) từ nơi khác thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nơi người tham gia dự tuyển đang công tác đồng ý cho người đó tham gia dự tuyển (Mẫu số 03);
– Bản nhận xét của cấp ủy nơi cư trú thường xuyên về trách nhiệm công dân của người tham gia dự tuyển và gia đình;
– Văn bản xác nhận quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Bản sao các Quyết định tuyển dụng, Quyết định bổ nhiệm ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức, Quyết định lương gần nhất.
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh tuyển chọn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của Đảng hoặc của pháp luật: bằng tốt nghiệp chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bằng tốt nghiệp lý luận chính trị, chứng chỉ quốc phòng an ninh… Trường hợp có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
– Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật tại thời điểm đăng ký dự tuyển (Mẫu số 04)
– Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển;
VI. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN HỒ SƠ, TỔ CHỨC THI TUYỂN
1. Thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi
– Thời gian : Kể từ ngày 05/3/2024 đến 17h00 ngày 25/3/2024 (trừ thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ). Sáng: từ 8h00 đến 11h30; Chiều: từ 14h00 đến 17h00
– Địa điểm: Phòng Nội vụ – UBND quận Hoàn Kiếm (Phòng 212, tầng 2, số 126 phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
2. Thời gian tổ chức thi tuyển
– Thông báo danh sách người đủ điều kiện dự thi: ngày 08/4/2024 (Thứ Hai)
– Thời gian tổ chức thi viết: ngày 23/4/2024 (Thứ Ba)
– Thời gian tổ chức thi trình bày Đề án:
+ Đối với trường hợp có đơn phúc khảo: Ngày 24/5/2024 (Thứ Sáu)
+ Đối với trường hợp không có đơn phúc khảo: Ngày 14/5/2024 (Thứ Ba)
Thông báo này và các chi tiết liên quan đến Kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo quản lý quận Hoàn Kiếm năm 2024 được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng (Website của UBND quận hoàn Kiếm: www.hoankiem.hanoi.gov.vn; Website của phòng Giáo dục và Đào tạo quận); niêm yết tại trụ sở làm việc của UBND quận Hoàn Kiếm và các đơn vị có chức danh tuyển chọn./.

 

*****Tài liệu đính kèm:

– Phụ lục

Nguồn tin: thcsngosilien.hoankiem.edu.vn

Khu vực
Báo cáo

Tuyển dụng Công chức Hà Nội năm 2024
Công chức Hà Nội Xem trang công ty
Quy mô:
__
Địa điểm:

Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay -  1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của tỉnh Hà Nội. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.

Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn

Công việc của Hiệu trưởng - Hiệu phó là gì?

Hiệu trưởng - Phó Hiệu trưởng là người đứng đầu một trường học, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động giáo dục và quản lý tại đơn vị đó. Vai trò của hiệu trưởng không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển chương trình học, mà còn bao gồm việc tạo dựng môi trường học tập an toàn, tích cực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho học sinh. Hiệu trưởng cũng là người đại diện cho trường học trong mối quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và các cơ quan quản lý giáo dục. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Hiệu trưởng trường Mầm non, Giáo viên Tiểu học...cũng rất đa dạng. 

Mô tả công việc của vị trí Hiệu trưởng - Hiệu phó

Xây dựng và Phát triển Chương trình Giáo dục

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu học sinh và tiêu chuẩn giáo dục quốc gia. Điều này bao gồm việc cập nhật và điều chỉnh chương trình học để đảm bảo rằng nó cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy phê phán.

Quản lý Nhân sự

Hiệu trưởng có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, và quản lý đội ngũ giáo viên cũng như nhân viên của trường. Điều này đòi hỏi việc đánh giá năng lực và hiệu suất làm việc của giáo viên, tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, và xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự phát triển chuyên môn và cá nhân.

Quản lý Tài chính và Tài sản

Hiệu trưởng cần lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu về giáo dục và cơ sở vật chất. Điều này bao gồm việc kiểm soát chi tiêu, tìm kiếm nguồn tài trợ, và đảm bảo rằng trường học có đủ tài liệu và trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học.

Đảm bảo An toàn và Phúc lợi của Học sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hiệu trưởng là đảm bảo an toàn và phúc lợi cho tất cả học sinh. Điều này bao gồm việc tạo ra một môi trường học tập an toàn, tích cực, và khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa học sinh. Hiệu trưởng cũng cần giải quyết mọi vấn đề về kỷ luật và đảm bảo rằng trường học tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn.

Hiệu trưởng - Hiệu phó có mức lương bao nhiêu?

104 - 1300 triệu /năm
Tổng lương
96 - 1200 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
8 - 100 triệu
/năm

Lương bổ sung

104 - 1300 triệu

/năm
100 M
500 M
70 M 1356 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Hiệu trưởng - Hiệu phó

Tìm hiểu cách trở thành Hiệu trưởng - Hiệu phó, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Hiệu trưởng - Hiệu phó
104 - 1300 triệu/năm
Hiệu trưởng - Hiệu phó

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
11%
2 - 4
32%
5 - 7
42%
8+
25%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Hiệu trưởng - Hiệu phó?

Yêu cầu tuyển dụng của Hiệu trưởng - Hiệu phó

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng - Hiệu phó cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Đối với Hiệu trưởng: Tối thiểu phải có trình độ đại học sư phạm hoặc đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

  • Đối với Hiệu phó: Tối thiểu phải có trình độ đại học sư phạm hoặc đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Sự đam mê và tận tâm với công tác giảng dạy, có khả năng tạo động lực cho học sinh.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.

  • Sự tổ chức, kiên nhẫn và có khả năng làm việc độc lập.

  • Khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy và quản lý lớp.

  • Hiểu biết về quy định và quy trình liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lý học sinh.

  • Có kiến thức về quyền và nghĩa vụ của giáo viên trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

  • Kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề.

Yêu cầu khác

  • Đối với Hiệu trưởng: Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động của nhà trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu rộng, hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến giáo dục và đào tạo, khả năng định hướng phát triển nhà trường, uy tín trong ngành giáo dục.

  • Đối với Hiệu phó: Có năng lực tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường, khả năng phối hợp với các phòng, ban, tổ chức trong nhà trường để thực hiện nhiệm vụ được giao, giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhà trường.

  • Kinh nghiệm: Ứng viên cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành giáo dục, trong đó ít nhất 2 năm làm việc ở vị trí quản lý cấp trường hoặc cấp độ tương đương. Kinh nghiệm này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ về hoạt động giáo dục, quản lý trường học, và tương tác với các bên liên quan như giáo viên, học sinh, và phụ huynh. Ngoài ra, ứng viên cần có kinh nghiệm trong việc phát triển chính sách và chiến lược giáo dục, quản lý tài chính và nhân sự, 

Lộ trình thăng tiến của Hiệu trưởng - Hiệu phó 

Lộ trình thăng tiến của Hiệu trưởng - Hiệu phó có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương

1 - 3 năm

Giáo viên chủ nhiệm

4.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng

3 - 6 năm

Phó Hiệu trưởng

15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

6 - 9 năm

Hiệu trưởng

18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Hiệu trưởng - Hiệu phó và các ngành liên quan

1. Giáo viên chủ nhiệm 

Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Giáo viên chủ nhiệm là người đảm nhiệm trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và đào tạo học sinh trong một lớp học cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh.

>> Đánh giá: Giáo viên chủ nhiệm có cơ hội truyền đạt kiến thức chuyên môn và góp phần vào quá trình hình thành và phát triển của học sinh. Điều này có thể mang lại sự hài lòng và thành tựu khi thấy học sinh phát triển, thành công trong sự nghiệp và đóng góp vào xã hội.

2. Hiệu phó (Phó hiệu trưởng)

Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học cần đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, và có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công. 

>> Đánh giá: Phó Hiệu trưởng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống học thuật của học sinh mà còn đóng góp vào phát triển của cả cộng đồng địa phương. Bằng cách tạo ra môi trường học tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân cho mỗi học sinh, Hiệu trưởng đang góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho cộng đồng.

3. Hiệu trưởng

Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Hiệu trưởng là người đứng đầu một trường học, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động giáo dục và quản lý tại đơn vị đó. Vai trò của hiệu trưởng không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển chương trình học, mà còn bao gồm việc tạo dựng môi trường học tập an toàn, tích cực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho học sinh. Hiệu trưởng cũng là người đại diện cho trường học trong mối quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và các cơ quan quản lý giáo dục. 

>> Đánh giá:  Để đảm nhận vị trí này, một hiệu trưởng cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực giáo dục, kỹ năng quản lý và lãnh đạo tốt, cùng với khả năng giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả. Các công việc chính tại vị trí này là xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu học sinh và tiêu chuẩn giáo dục quốc gia.

Đọc thêm:

Việc làm Giáo viên chủ nhiệm tuyển dụng 

Việc làm Hiệu trưởng - hiệu phó đang tuyển dụng

Việc làm Giáo viên chủ nhiệm tuyển dụng 

Tìm việc theo nghề nghiệp