Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-UBND ngày 24/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025; Quyết định số 479/QĐ- UBND ngày 12/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt vị trí chức danh, lãnh đao thực hiện thi tuyển năm 2024;
Căn cứ Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 20/6/2024 của Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Bình về thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Lâm Bình (đợt 1) năm 2024.
Uỷ ban nhân dân huyện Lâm Bình thông báo việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Lâm Bình (đợt 1) năm 2024, cụ thể như sau:
I. CHỨC DANH THI TUYỂN
Tổng số chức danh thi tuyển: 02 vị trí, gồm:
– 01 chức danh Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Phúc Yên, huyện Lâm Bình.
– 01 chức danh Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Phúc Sơn, huyện Lâm Bình.
II. ĐỐI TƯỢNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN VÀ BỔ NHIỆM NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Đối tượng tham gia dự thi
1.1. Nhân sự tại chỗ (đang công tác tại đơn vị có chỉ tiêu thi tuyển)
a) Công chức, viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và trong quy hoạch của chức danh tuyển chọn đang công tác tại đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm được quyền đăng ký dự tuyển.
b) Công chức, viên chức được quyền không tham gia dự tuyển khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Không đủ sức khỏe dự tuyển (đang mắc bệnh hiểm nghèo; đang mất khả năng nhận thức; bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận).
– Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
– Công chức, viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
*Lưu ý: Công chức, viên chức không thuộc đối tượng được quyền không đăng ký tham gia dự tuyển nêu trên, nếu không đăng ký dự tuyển thì hằng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, cơ quan, đơn vị rà soát đưa ra khỏi danh sách quy hoạch năm kế tiếp của chức danh không đăng ký thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc tương đương hoặc thông báo tới cơ quan, đơn vị liên quan (trường hợp có cơ quan, đơn vị đề nghị quy hoạch).
1.2. Nhân sự từ nơi khác
Công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan, đơn vị Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và trong quy hoạch của các chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn được quyền đăng ký dự tuyển.
2. Tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyển
Người tham gia dự tuyển phải đảm bảo có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
– Đảm bảo có đủ các tiêu chuẩn chung của lãnh đạo, quản lý và đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh Phó Hiệu trưởng Trường THCS quy định tại Thông tư số 32/2020/TT-BGD&ĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy định số 07-QĐ/HU ngày 06/6/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Huyện ủy.
– Có hồ sơ, lý lịch cá nhân rõ ràng, đầy đủ, được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định, xác nhận.
– Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 17, Điều 1; khoản 8, Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019 và các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
– Đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục, hình thức thi tuyển: xác định người trúng tuyển và bổ nhiệm người trúng tuyển
Thực hiện theo quy định tại mục III phần thứ tư của Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2025.
III. HỒ SƠ DỰ TUYỂN VÀ THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ DỰ TUYỂN
1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển
Người đăng ký dự tuyển nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký dự tuyển (có mẫu đơn đăng ký dự thi kèm theo).
– Sơ yếu lý lịch 2C theo quy định hiện hành do cá nhân tự khai và cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ xác nhận; có dán ảnh màu khổ 4×6 và đóng dấu.
– Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu ban hành kèm theo quy định hiện hành
(có ký xác nhận của người kê khai và người nhận bản kê khai theo quy định).
– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị… (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
– Quyết định tuyển dụng hoặc văn bản thể hiện đã tuyển dụng.
– Văn bản phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền.
2. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ
2.1. Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 25/6/2024 đến hết ngày 08/7/2024
(trong giờ hành chính các ngày làm việc).
2.2. Địa điểm nhận hồ sơ: Tại Phòng Nội vụ (tầng 3 trụ sở làm việc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Lâm Bình).
2.3. Người tiếp nhận hồ sơ: Bà Nguyễn Thị Hương, Chuyên viên Phòng Nội vụ huyện Lâm Bình (số điện thoại: 0974.005.906).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Nội vụ
– Niêm yết công khai Thông báo này tại trụ sở làm việc, thông báo công khai trên Báo Tuyên Quang.
– Tiếp nhận hồ sơ của người dự tuyển và tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thi tuyển theo kế hoạch.
2. Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao huyện: Đăng tải Thông báo này lên Cổng thông tin điện tử của huyện; Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang.
3. Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân huyện
– Niêm yết công khai Thông báo này tại đơn vị; thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại đơn vị có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và được quy hoạch chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn có nguyện vọng đăng ký dự tuyển nộp hồ sơ dự tuyển đảm bảo theo quy định.
– Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức đủ điều kiện tham gia kỳ thi tuyển.
Trên đây là nội dung Thông báo Kế hoạch thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý huyện Lâm Bình (đợt 1) năm 2024./.
****Tệp đính kèm:
Nguồn tin: lambinh.tuyenquang.gov.vn
Tìm Việc Nhanh Đi Làm Ngay - 1900.com.vn nơi cập nhật những thông tin mới nhất về tất cả việc làm công chức của Tuyên Quang. Công việc mới, đa dạng ngành nghề được cập nhật mỗi tuần.
Tất cả các thông tin tuyển dụng đều được cập nhật từ www.tuyencongchuc.vn
Mọi người cũng đã tìm kiếm
Công việc của Hiệu trưởng - Hiệu phó là gì?
Hiệu trưởng - Phó Hiệu trưởng là người đứng đầu một trường học, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động giáo dục và quản lý tại đơn vị đó. Vai trò của hiệu trưởng không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển chương trình học, mà còn bao gồm việc tạo dựng môi trường học tập an toàn, tích cực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho học sinh. Hiệu trưởng cũng là người đại diện cho trường học trong mối quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và các cơ quan quản lý giáo dục. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Hiệu trưởng trường Mầm non, Giáo viên Tiểu học...cũng rất đa dạng.
Mô tả công việc của vị trí Hiệu trưởng - Hiệu phó
Xây dựng và Phát triển Chương trình Giáo dục
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu học sinh và tiêu chuẩn giáo dục quốc gia. Điều này bao gồm việc cập nhật và điều chỉnh chương trình học để đảm bảo rằng nó cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy phê phán.
Quản lý Nhân sự
Hiệu trưởng có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, và quản lý đội ngũ giáo viên cũng như nhân viên của trường. Điều này đòi hỏi việc đánh giá năng lực và hiệu suất làm việc của giáo viên, tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, và xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự phát triển chuyên môn và cá nhân.
Quản lý Tài chính và Tài sản
Hiệu trưởng cần lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu về giáo dục và cơ sở vật chất. Điều này bao gồm việc kiểm soát chi tiêu, tìm kiếm nguồn tài trợ, và đảm bảo rằng trường học có đủ tài liệu và trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học.
Đảm bảo An toàn và Phúc lợi của Học sinh
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hiệu trưởng là đảm bảo an toàn và phúc lợi cho tất cả học sinh. Điều này bao gồm việc tạo ra một môi trường học tập an toàn, tích cực, và khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa học sinh. Hiệu trưởng cũng cần giải quyết mọi vấn đề về kỷ luật và đảm bảo rằng trường học tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn.
Hiệu trưởng - Hiệu phó có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
104 - 1300 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Hiệu trưởng - Hiệu phó
Tìm hiểu cách trở thành Hiệu trưởng - Hiệu phó, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Hiệu trưởng - Hiệu phó?
Yêu cầu tuyển dụng của Hiệu trưởng - Hiệu phó
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng - Hiệu phó cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Đối với Hiệu trưởng: Tối thiểu phải có trình độ đại học sư phạm hoặc đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
-
Đối với Hiệu phó: Tối thiểu phải có trình độ đại học sư phạm hoặc đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Sự đam mê và tận tâm với công tác giảng dạy, có khả năng tạo động lực cho học sinh.
-
Kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
-
Sự tổ chức, kiên nhẫn và có khả năng làm việc độc lập.
-
Khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy và quản lý lớp.
-
Hiểu biết về quy định và quy trình liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lý học sinh.
-
Có kiến thức về quyền và nghĩa vụ của giáo viên trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
-
Kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề.
Yêu cầu khác
-
Đối với Hiệu trưởng: Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động của nhà trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu rộng, hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến giáo dục và đào tạo, khả năng định hướng phát triển nhà trường, uy tín trong ngành giáo dục.
-
Đối với Hiệu phó: Có năng lực tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường, khả năng phối hợp với các phòng, ban, tổ chức trong nhà trường để thực hiện nhiệm vụ được giao, giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhà trường.
-
Kinh nghiệm: Ứng viên cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành giáo dục, trong đó ít nhất 2 năm làm việc ở vị trí quản lý cấp trường hoặc cấp độ tương đương. Kinh nghiệm này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ về hoạt động giáo dục, quản lý trường học, và tương tác với các bên liên quan như giáo viên, học sinh, và phụ huynh. Ngoài ra, ứng viên cần có kinh nghiệm trong việc phát triển chính sách và chiến lược giáo dục, quản lý tài chính và nhân sự,
Lộ trình thăng tiến của Hiệu trưởng - Hiệu phó
Lộ trình thăng tiến của Hiệu trưởng - Hiệu phó có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
1 - 3 năm |
4.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng |
|
3 - 6 năm |
15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng |
|
6 - 9 năm |
18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Hiệu trưởng - Hiệu phó và các ngành liên quan
-
Hiệu trưởng trường Mầm non 15 - 20 triệu đồng/tháng
-
Giáo viên tiểu học 12 - 18 triệu đồng/tháng
1. Giáo viên chủ nhiệm
Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Giáo viên chủ nhiệm là người đảm nhiệm trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và đào tạo học sinh trong một lớp học cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh.
>> Đánh giá: Giáo viên chủ nhiệm có cơ hội truyền đạt kiến thức chuyên môn và góp phần vào quá trình hình thành và phát triển của học sinh. Điều này có thể mang lại sự hài lòng và thành tựu khi thấy học sinh phát triển, thành công trong sự nghiệp và đóng góp vào xã hội.
2. Hiệu phó (Phó hiệu trưởng)
Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học cần đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, và có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
>> Đánh giá: Phó Hiệu trưởng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống học thuật của học sinh mà còn đóng góp vào phát triển của cả cộng đồng địa phương. Bằng cách tạo ra môi trường học tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân cho mỗi học sinh, Hiệu trưởng đang góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho cộng đồng.
3. Hiệu trưởng
Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm
Hiệu trưởng là người đứng đầu một trường học, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động giáo dục và quản lý tại đơn vị đó. Vai trò của hiệu trưởng không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển chương trình học, mà còn bao gồm việc tạo dựng môi trường học tập an toàn, tích cực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho học sinh. Hiệu trưởng cũng là người đại diện cho trường học trong mối quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và các cơ quan quản lý giáo dục.
>> Đánh giá: Để đảm nhận vị trí này, một hiệu trưởng cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực giáo dục, kỹ năng quản lý và lãnh đạo tốt, cùng với khả năng giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả. Các công việc chính tại vị trí này là xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu học sinh và tiêu chuẩn giáo dục quốc gia.
Đọc thêm:
Việc làm Giáo viên chủ nhiệm tuyển dụng