13 việc làm
CÔNG TY TNHH ILA VIỆT NAM
Principal - ILO Preschool Bình Dương
Trung tâm Anh ngữ ILA
3.7
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 17 ngày trước
15 - 30 triệu
Đắk Lắk
Đăng 21 ngày trước
Thỏa thuận
Đắk Lắk
Đăng 22 ngày trước
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
20 - 25 triệu
Hồ Chí Minh & 2 nơi khác
Đăng 17 ngày trước
CÔNG TY TNHH ILA VIỆT NAM
Principal - ILO Preschool Bình Dương
Trung tâm Anh ngữ ILA
3.7
Thỏa thuận
Bình Dương
Đăng 23 ngày trước
20 - 25 triệu
Hồ Chí Minh & 2 nơi khác
Đăng 25 ngày trước
15 - 20 triệu
Đăng 30 ngày trước
17 - 25 triệu
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
One-Value Vietnam Co., Ltd.
Hiệu trưởng trường Mầm non
One-Value Vietnam Co., Ltd.
30 - 35 triệu
Hà Nội
Đăng 30+ ngày trước
Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á
Phó Trưởng Khoa Công Nghệ Thực Phẩm
Trường Đại Học Công Nghệ Đông Á (EAUT)
Thỏa thuận
Hà Nội
Đăng 27 ngày trước
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM
LÃNH ĐẠO KHOA NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM (UEF)
Thỏa thuận
Hồ Chí Minh
Đăng 30+ ngày trước
Thỏa thuận
Đăng 19 ngày trước
UBND huyện Thanh Trì, Hà Nội thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý năm 2024
__
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 2
0 Lượt ứng tuyển Lượt xem 2
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 23/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 23/08/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 9
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Phòng Nội vụ huyện Thanh Trì – Số 375 đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Căn cứ Quyết định số 2755/QĐ-UBND ngày 16/5/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục và mở rộng thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố;
Căn cứ Kế hoạch số 299/KH-UBND ngày 20/8/2024 của UBND huyện Thanh Trì về việc tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị thuộc huyện Thanh Trì năm 2024,
UBND huyện Thanh Trì thông báo việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc huyện, cụ thể như sau:

I. CÁC CHỨC DANH THI TUYỂN
1. Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì
2. Hiệu trưởng trường THCS Tứ Hiệp
3. Hiệu trưởng trường Mầm non A xã Vạn Phúc
4. Phó Hiệu trưởng trường THCS Duyên Hà
5. Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Tạ Hoàng Cơ
6. Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Yên Xá
7. Phó Hiệu trưởng trường Dạy trẻ khuyết tật
8. Phó Hiệu trưởng trường Mầm non Vĩnh Ninh
9. Phó Hiệu trưởng trường Mầm non xã Tân Triều
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
1. Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển
a) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển bắt buộc
Đối với chức danh Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện: Cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm trong quy hoạch của chức danh Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì là đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc.
Đối với chức danh Hiệu trưởng: Cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm trong quy hoạch của chức danh Hiệu trưởng và đang công tác tại trường Mầm non A xã Vạn Phúc, trường THCS Tứ Hiệp là đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc tương ứng với đơn vị có chức danh thi tuyển.
Đối với chức danh Phó Hiệu trưởng: Cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm trong quy hoạch của chức danh Phó Hiệu trưởng và đang công tác tại các trường: Mầm non Vĩnh Ninh, Mầm non xã Tân Triều, THCS Duyên Hà,Tiểu học Tạ Hoàng Cơ, Tiểu học Yên Xá, Dạy trẻ khuyết tật là đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc tương ứng với đơn vị có chức danh thi tuyển.
Đối tượng quy định nêu trên được quyền không đăng ký tham gia dự tuyển trong các trường hợp sau:
– Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức hoặc bị ốm đau đang điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận.
– Đang trong thời gian được cử đi học tập, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.
– Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản.
Ngoài các trường hợp được quyền không đăng ký tham gia dự tuyển nêu trên, nếu không đăng ký tham gia dự tuyển thì hàng năm khi rà soát danh sách quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch.
Đối với trường hợp đối tượng đăng ký dự tuyển bắt buộc vì yêu cầu công tác mà không thể tham gia dự thi, cá nhân có đơn đề nghị không tham gia dự tuyển, trình cấp có thẩm quyền xác định danh sách người đủ điều kiện dự tuyển xem xét, quyết định (trường hợp này không đưa ra khỏi quy hoạch nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận).
b) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển tự nguyện
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị thuộc UBND huyện Thanh Trì (trừ đối tượng nêu tại điểm a khoản 1 mục II này), nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh thi tuyển thì được quyền đăng ký dự tuyển nếu có nguyện vọng.
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố; UBND cấp huyện thuộc thành phố Hà Nội (không thuộc huyện Thanh Trì), nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu của chức danh thi tuyển và nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh thi tuyển thì được quyền đăng ký dự tuyển nếu được sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố; UBND cấp huyện nơi đang công tác đồng ý bằng văn bản cho phép tham gia dự tuyển.
c) Đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển quy định tại Điểm a và Điểm b nếu đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì được dự tuyển ở vị trí lãnh đạo, quản lý cao hơn không quá 2 cấp so với chức vụ hiện giữ; trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, khi dự tuyển ở vị trí lãnh đạo, quản lý thì phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức hoặc thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực (nếu có) theo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh tuyển chọn.
2. Đối tượng được đề cử tham gia dự tuyển
Trường hợp qua theo dõi phát hiện nhân tố mới hoặc do không bảo đảm nguyên tắc có số dư (khi thu nhận hồ sơ hoặc sau khi thẩm định hồ sơ), tập thể lãnh đạo UBND huyện đề cử nhân sự cụ thể phù hợp tham gia dự tuyển và phải được Ban thường vụ Huyện ủy đồng ý bằng văn bản.
Nhân sự được đề cử phải đảm bảo đủ điều kiện tiêu chuẩn theo yêu cầu của chức danh thi tuyển (thể hiện qua hồ sơ đăng ký dự tuyển nộp cùng các trường hợp khác nếu kịp hoặc nộp bổ sung), không nhất thiết phải nằm trong quy hoạch chức danh tương đương với chức danh dự tuyển và chỉ được dự tuyển ở chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn liền kề so với chức danh hiện giữ. Trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì phải có thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực tối thiểu 3 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc) và chỉ được đăng ký dự tuyển chức danh Phó Hiệu trưởng.
Trường hợp nhân sự được đề cử không công tác tại các đơn vị thuộc huyện Thanh Trì thì phải được sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND Thành phố; UBND cấp huyện nơi đang công tác đồng ý bằng văn bản cho phép tham gia dự tuyển. Có thể đề cử nhân sự là công chức, viên chức đang công tác trong cùng ngành, lĩnh vực của chức danh thi tuyển tại các cơ quan, đơn vị không thuộc thành phố Hà Nội.
III. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN DỰ THI
Người tham gia dự tuyển phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm chung và cụ thể theo Điều 5, Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 49/2024/QĐ-UBND ngày 25/7/2024 của UBND Thành phố ban hành Quy định về việc thực hiện công tác cán bộ đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (trường hợp người tham gia dự tuyển không nằm trong quy hoạch của chức danh tuyển chọn hoặc chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn thì phải được đề cử theo quy định tại khoản 2 Mục II) và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh tuyển chọn.
2. Ngoài ra, đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển phải đáp ứng các quy định sau:
2.1. Đối với chức danh thi tuyển Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Mầm non
– Đáp ứng các yêu cầu tại Bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định số 23288/QĐ-SNV ngày 28/3/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các trường mầm non công lập thuộc UBND huyện Thanh Trì;
– Đáp ứng các quy định tại Điều 10 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non.
2.2. Đối với chức danh thi tuyển Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học
– Đáp ứng các yêu cầu tại Bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định số 23287/QĐ-SNV ngày 28/3/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các trường tiểu học công lập thuộc UBND huyện Thanh Trì;
– Đáp ứng các quy định tại Điều 11 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học.
2.3. Đối với chức danh thi tuyển Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở
– Đáp ứng các yêu cầu tại Bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định số 23286/QĐ-SNV ngày 28/3/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các trường trung học cơ sở công lập thuộc UBND huyện Thanh Trì;
– Đáp ứng các quy định tại Điều 11 Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
2.4. Đối với chức danh thi tuyển Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện
– Đáp ứng các yêu cầu tại Bản mô tả vị trí việc làm ban hành kèm theo Quyết định số 23403/QĐ-SNV ngày 29/3/2024 của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án Vị trí việc làm của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Thanh Trì thuộc UBND huyện Thanh Trì;
– Đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT ngày 06/01/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
IV. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN
1. Tổ chức thi viết
– Nội dung thi viết: Kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực dự tuyển; hiểu biết về nghiệp vụ quản lý của chuyên ngành, lĩnh vực thi tuyển; về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh dự tuyển và các nội dung khác do Hội đồng thi tuyển quy định.
– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định chọn đề thi viết trong các đề thi do Ban ra đề thi chuẩn bị, bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tối mật trong suốt quá trình xây dựng ngân hàng đề thi cho đến thi công bố đề thi viết được chọn.
– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chỉ đạo Ban coi thi tổ chức thi viết theo quy định. Thời gian thi viết là 180 phút. Bài thi viết được chấm theo thang điểm 100.
– Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thi viết, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định chọn ít nhất 03 thành viên Hội đồng thi tuyển để thực hiện việc chấm bài thi viết theo đáp án đã được Ban ra đề thi xây dựng. Bài thi viết phải được rọc phách theo quy định trước khi chuyển đến các thành viên Hội đồng thi tuyển được chọn để chấm thi.
Các thành viên Hội đồng thi tuyển chấm bài thi viết độc lập và trong thời hạn 02 ngày làm việc phải gửi kết quả chấm thi cho thư ký Hội đồng thi tuyển để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi tuyển trước khi thông báo đến người dự tuyển.
– Kết quả bài thi viết là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Người dự tuyển phải có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên mới được tham gia phần thi trình bày Đề án. Trường hợp người dự tuyển có kết quả bài thi viết đạt từ 50 điểm trở lên, nhưng có 02 thành viên Hội đồng thi tuyển chấm điểm bài thi viết dưới 50 điểm thì Thư ký Hội đồng thi tuyển phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi tuyển xem xét, quyết định việc chấm lại đối với bài thi này.
– Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày chấm thi viết xong, Hội đồng thi tuyển phải thông báo kết quả chấm bài thi viết đến người dự tuyển. Người dự tuyển được quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo kết quả chấm thi.
– Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển quyết định chọn ít nhất 03 thành viên khác (không phải những người đã chấm bài thi trước khi phúc khảo) của Hội đồng thi tuyển để thực hiện việc chấm phúc khảo bài thi viết và thông báo kết quả đến người dự tuyển có đơn đề nghị phúc khảo.
Các thành viên Hội đồng thi tuyển chấm phúc khảo bài thi viết độc lập và trong thời hạn 02 ngày làm việc phải gửi kết quả chấm phúc khảo cho Thư ký Hội đồng thi tuyển để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi tuyển trước khi thông báo đến người dự tuyển có đơn đề nghị phúc khảo.
Trong trường hợp điểm phúc khảo chênh lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 5 điểm trở lên thì Chủ tịch Hội đồng thi tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các thành viên chấm thi đợt đầu và các thành viên chấm phúc khảo (có ghi biên bản) và quyết định điểm phúc khảo bài thi và quyết định việc điều chỉnh điểm.
Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày chấm phúc khảo xong, Hội đồng thi tuyển thông báo kết quả đến người dự tuyển có đơn đề nghị phúc khảo.
Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả chấm thi viết (trường hợp có đơn đề nghị phúc khảo thì chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả chấm phúc khảo), Hội đồng thi tuyển phải có văn bản thông báo để người dự tuyển có kết quả bài thi viết đạt 50 điểm trở lên tham gia phần thi trình bày Đề án.

 

2. Tổ chức thi trình bày Đề án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo kết quả thi viết hoặc phúc khảo, người dự tuyển đạt kết quả thi viết (50 điểm trở lên) phải nộp Đề án để Hội đồng thi tuyển tiến hành tổ chức thi trình bày Đề án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người dự tuyển nộp Đề án, Hội đồng thi tuyển tiến hành tổ chức cho các ứng viên thi trình bày Đề án.
a) Nội dung thi trình bày Đề án:
– Đánh giá thực trạng, phân tích những mặt mạnh, hạn chế của đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn và chỉ ra nguyên nhân, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất kế hoạch, giải pháp phát triển cơ quan, đơn vị sử dụng chức danh tuyển chọn; chương trình hành động thực hiện các kế hoạch, giải pháp của người dự tuyển nếu được bổ nhiệm vào chức danh tuyển chọn và nội dung chuyên đề khác phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định;
– Kỹ năng trình bày, giao tiếp, ứng xử, giải quyết tình huống quản lý, phong cách lãnh đạo;
– Trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham dự.
b) Thành phần những người tham dự phần trình bày Đề án của người dự tuyển, gồm:
– Toàn bộ Hội đồng thi tuyển.
– Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt, đại diện các tổ chức đoàn thể trong cơ quan sử dụng chức danh tuyển chọn và cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan sử dụng chức danh tuyển chọn được quyền đăng ký tham dự và chất vấn người dự tuyển.
c) Trình tự thi
– Bộ phận giúp việc hội đồng thi tuyển thông báo danh sách Hội đồng thi tuyển, kết quả thẩm định, kết quả thi viết đối với từng đối tượng dự thi.
– Đối tượng dự thi bốc thăm thứ tự trình bày đề án, trả lời các câu hỏi chất vấn của Hội đồng thi tuyển và những người tham gia.
– Người dự thi trình bày đề án và chương trình hành động bằng công cụ trình chiếu Power Point.
– Sau khi người dự thi trình bày đề án, các thành viên Hội đồng đặt câu hỏi phản biện để người dự thi trả lời. Đối với mỗi người dự thi, mỗi thành viên Hội đồng phải chuẩn bị ít nhất 01 câu hỏi. Câu hỏi của các thành viên Hội đồng phải liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thi tuyển, góp phần làm rõ nội dung đã trình bày trong chương trình hành động hoặc những câu hỏi chuyên sâu, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm, tư duy, giải quyết tình huống của người dự thi. Không nêu những câu hỏi mang tính gợi ý, giải đáp giúp người dự thi hoặc thể hiện quan điểm cá nhân về người dự thi.
– Chủ tịch Hội đồng thi tuyển điều hành và quyết định số thành viên Hội đồng đặt câu hỏi, việc người dự tuyển phải trả lời câu hỏi chất vấn của những người tham dự, bảo đảm đúng yêu cầu của chức danh tuyển chọn và thời gian trả lời chất vấn của người dự tuyển.
d) Thời gian trình bày Đề án: Tối đa 45 phút. Thời gian trả lời các câu hỏi chất vấn về Đề án từ 60 phút đến 90 phút. Thời gian trả lời mỗi câu hỏi chất vấn do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
đ) Điểm thi trình bày Đề án: Được chấm theo thang điểm 100. Cơ cấu điểm gồm 3 phần, cụ thể như sau:
– Xây dựng đề án: 20 điểm;
– Bảo vệ đề án: 40 điểm;
– Trả lời các câu hỏi chất vấn: 40 điểm.
Các thành viên Hội đồng thi tuyển thực hiện chấm điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển theo từng phần và gửi kết quả chấm thi (tổng số của cả 3 phần) cho Thư ký Hội đồng thi tuyển để tổng hợp, báo cáo Hội đồng thi tuyển trước khi công bố.
e) Kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển: Là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi. Trường hợp có thành viên Hội đồng thi tuyển cho tổng số điểm chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 20% trở lên so với điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng thi tuyển tham gia chấm thi thì điểm của thành viên này không được tính; kết quả điểm thi trình bày Đề án của người dự tuyển được tính theo kết quả cho điểm của các thành viên còn lại của Hội đồng thi tuyển.
– Hội đồng thi tuyển phải công bố công khai kết quả điểm thi trình bày đề án của những người dự tuyển ngay sau khi kết thúc việc tổ chức thi trình bày đề án. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả điểm thi trình bày Đề án.
g) Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thi trình bày Đề án xong, Hội đồng thi tuyển phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh tuyển chọn về kết quả thi trình bày Đề án của người dự tuyển.
V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN HỒ SƠ, TỔ CHỨC THI TUYỂN
1. Thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ
1.1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính các ngày làm việc từ ngày 23/8/2024 đến 17h00’’ ngày 16/9/2024.
1.2. Địa điểm: Phòng Nội vụ huyện Thanh Trì – Số 375 đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
1.3. Cán bộ phụ trách tiếp nhận hồ sơ:
– Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên: Đ/c Quách Thị Hà – Chuyên viên phòng Nội vụ.
– Khối Tiểu học, Trung học cơ sở: Đ/c Nguyễn Thùy Linh – Chuyên viên phòng Nội vụ.
– Khối Mầm non: Đ/c Phùng Thị Thu Duyên – Chuyên viên phòng Nội vụ.
2. Thời gian tổ chức thi tuyển
– Thời gian đăng thông báo và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi: Từ ngày 23/8/2024 đến 17h00” ngày 16/9/2024.
– Thời gian thẩm định hồ sơ: Từ ngày 17/9/2024 đến ngày 23/9/2024.
– Thông báo danh sách người đủ điều kiện dự thi: Ngày 26/9/2024.
– Thời gian tổ chức thi viết: Ngày 12/10/2024.
– Thời gian tổ chức thi trình bày Đề án: Từ ngày 16/11/2024 đến ngày 20/11/2024.
Trên đây là thông báo về việc thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị thuộc huyện Thanh Trì năm 2024, UBND huyện Thanh Trì thông báo để các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ thực hiện./.

 

Nguồn tin: thanhtri.hanoi.gov.vn

Khu vực
Báo cáo

Công việc của Hiệu trưởng - Hiệu phó là gì?

Hiệu trưởng - Phó Hiệu trưởng là người đứng đầu một trường học, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động giáo dục và quản lý tại đơn vị đó. Vai trò của hiệu trưởng không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển chương trình học, mà còn bao gồm việc tạo dựng môi trường học tập an toàn, tích cực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho học sinh. Hiệu trưởng cũng là người đại diện cho trường học trong mối quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và các cơ quan quản lý giáo dục. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Hiệu trưởng trường Mầm non, Giáo viên Tiểu học...cũng rất đa dạng. 

Mô tả công việc của vị trí Hiệu trưởng - Hiệu phó

Xây dựng và Phát triển Chương trình Giáo dục

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu học sinh và tiêu chuẩn giáo dục quốc gia. Điều này bao gồm việc cập nhật và điều chỉnh chương trình học để đảm bảo rằng nó cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và tư duy phê phán.

Quản lý Nhân sự

Hiệu trưởng có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo, và quản lý đội ngũ giáo viên cũng như nhân viên của trường. Điều này đòi hỏi việc đánh giá năng lực và hiệu suất làm việc của giáo viên, tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, và xây dựng một môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự phát triển chuyên môn và cá nhân.

Quản lý Tài chính và Tài sản

Hiệu trưởng cần lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu về giáo dục và cơ sở vật chất. Điều này bao gồm việc kiểm soát chi tiêu, tìm kiếm nguồn tài trợ, và đảm bảo rằng trường học có đủ tài liệu và trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học.

Đảm bảo An toàn và Phúc lợi của Học sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Hiệu trưởng là đảm bảo an toàn và phúc lợi cho tất cả học sinh. Điều này bao gồm việc tạo ra một môi trường học tập an toàn, tích cực, và khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa học sinh. Hiệu trưởng cũng cần giải quyết mọi vấn đề về kỷ luật và đảm bảo rằng trường học tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn.

Hiệu trưởng - Hiệu phó có mức lương bao nhiêu?

104 - 1300 triệu /năm
Tổng lương
96 - 1200 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
8 - 100 triệu
/năm

Lương bổ sung

104 - 1300 triệu

/năm
100 M
500 M
70 M 1356 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Hiệu trưởng - Hiệu phó

Tìm hiểu cách trở thành Hiệu trưởng - Hiệu phó, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Hiệu trưởng - Hiệu phó
104 - 1300 triệu/năm
Hiệu trưởng - Hiệu phó

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
11%
2 - 4
32%
5 - 7
42%
8+
25%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Hiệu trưởng - Hiệu phó?

Yêu cầu tuyển dụng của Hiệu trưởng - Hiệu phó

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Hiệu trưởng - Hiệu phó cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Đối với Hiệu trưởng: Tối thiểu phải có trình độ đại học sư phạm hoặc đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

  • Đối với Hiệu phó: Tối thiểu phải có trình độ đại học sư phạm hoặc đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Sự đam mê và tận tâm với công tác giảng dạy, có khả năng tạo động lực cho học sinh.

  • Kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.

  • Sự tổ chức, kiên nhẫn và có khả năng làm việc độc lập.

  • Khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy và quản lý lớp.

  • Hiểu biết về quy định và quy trình liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp và quản lý học sinh.

  • Có kiến thức về quyền và nghĩa vụ của giáo viên trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

  • Kỹ năng lãnh đạo, giải quyết vấn đề.

Yêu cầu khác

  • Đối với Hiệu trưởng: Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, điều hành hoạt động của nhà trường, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sâu rộng, hiểu biết về các quy định của pháp luật liên quan đến giáo dục và đào tạo, khả năng định hướng phát triển nhà trường, uy tín trong ngành giáo dục.

  • Đối với Hiệu phó: Có năng lực tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường, khả năng phối hợp với các phòng, ban, tổ chức trong nhà trường để thực hiện nhiệm vụ được giao, giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhà trường.

  • Kinh nghiệm: Ứng viên cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành giáo dục, trong đó ít nhất 2 năm làm việc ở vị trí quản lý cấp trường hoặc cấp độ tương đương. Kinh nghiệm này sẽ giúp ứng viên hiểu rõ về hoạt động giáo dục, quản lý trường học, và tương tác với các bên liên quan như giáo viên, học sinh, và phụ huynh. Ngoài ra, ứng viên cần có kinh nghiệm trong việc phát triển chính sách và chiến lược giáo dục, quản lý tài chính và nhân sự, 

Lộ trình thăng tiến của Hiệu trưởng - Hiệu phó 

Lộ trình thăng tiến của Hiệu trưởng - Hiệu phó có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương

1 - 3 năm

Giáo viên chủ nhiệm

4.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng

3 - 6 năm

Phó Hiệu trưởng

15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

6 - 9 năm

Hiệu trưởng

18.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Hiệu trưởng - Hiệu phó và các ngành liên quan

1. Giáo viên chủ nhiệm 

Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Giáo viên chủ nhiệm là người đảm nhiệm trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và đào tạo học sinh trong một lớp học cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh.

>> Đánh giá: Giáo viên chủ nhiệm có cơ hội truyền đạt kiến thức chuyên môn và góp phần vào quá trình hình thành và phát triển của học sinh. Điều này có thể mang lại sự hài lòng và thành tựu khi thấy học sinh phát triển, thành công trong sự nghiệp và đóng góp vào xã hội.

2. Hiệu phó (Phó hiệu trưởng)

Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học cần đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, và có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công. 

>> Đánh giá: Phó Hiệu trưởng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống học thuật của học sinh mà còn đóng góp vào phát triển của cả cộng đồng địa phương. Bằng cách tạo ra môi trường học tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân cho mỗi học sinh, Hiệu trưởng đang góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho cộng đồng.

3. Hiệu trưởng

Mức lương: 6 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 2 năm

Hiệu trưởng là người đứng đầu một trường học, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động giáo dục và quản lý tại đơn vị đó. Vai trò của hiệu trưởng không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo chất lượng giáo dục, phát triển chương trình học, mà còn bao gồm việc tạo dựng môi trường học tập an toàn, tích cực và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho học sinh. Hiệu trưởng cũng là người đại diện cho trường học trong mối quan hệ với phụ huynh, cộng đồng và các cơ quan quản lý giáo dục. 

>> Đánh giá:  Để đảm nhận vị trí này, một hiệu trưởng cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực giáo dục, kỹ năng quản lý và lãnh đạo tốt, cùng với khả năng giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả. Các công việc chính tại vị trí này là xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu học sinh và tiêu chuẩn giáo dục quốc gia.

Đọc thêm:

Việc làm Giáo viên chủ nhiệm tuyển dụng 

Việc làm Hiệu trưởng - hiệu phó đang tuyển dụng

Việc làm Giáo viên chủ nhiệm tuyển dụng 

Tìm việc theo nghề nghiệp