Chuyên viên quản trị rủi ro có khoảng lương bao nhiêu?
Cập nhật: 17/09/2024
Lương cơ bản
Lương bổ sung
130 - 195 triệu
/năm1. Chuyên viên quản trị rủi ro là gì
Chuyên viên quản trị rủi ro là một vị trí thuộc bộ phận tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan, là người phân tích các hồ sơ, rà soát, đánh giá và đề xuất các yêu cầu tín dụng, đề xuất các khoản đầu tư cho khách hàng; lập báo cáo thẩm định các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất các biện pháp và trình cấp có thẩm quyền.
2. Mô tả công việc của Chuyên viên quản trị rủi ro
Hiện nay, tùy vào từng doanh nghiệp mà công việc của nhân viên quản lý rủi ro sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung họ sẽ vẫn chịu trách nhiệm cho các đầu việc như sau:
- Phân tích toàn diện các hồ sơ đầu tư
- Rà soát, đánh giá rủi ro đầu tư
- Đề xuất đầu tư cho khách hàng
- Lập báo cáo thẩm định rủi ro và các báo cáo cần thiết để gửi khách hàng xem xét
- Lập báo cáo định kỳ trình cấp trên
- Triển khai thực hiện các chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp và công tác phòng chống rửa tiền theo đúng quy định
- Kiểm soát các rủi ro tài chính có thể dẫn tới và đưa ra biện pháp
3. Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro theo kinh nghiệm
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro có 1-3 năm kinh nghiệm
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro có 1-3 năm kinh nghiệm khoảng 12 - 18 triệu đồng/tháng. Sau một vài năm làm việc, chuyên viên quản trị rủi ro đã tích lũy được kinh nghiệm và có khả năng xử lý công việc độc lập hơn. Mức lương tăng lên để phản ánh khả năng đóng góp của họ cho tổ chức.
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro có 03 năm kinh nghiệm
Nằm trong khoảng từ 18 - 25 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn. Chuyên viên ở giai đoạn này thường đã thành thạo công việc, có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng và tham gia vào các dự án quản trị rủi ro lớn hơn. Với nhiều năm kinh nghiệm, các chuyên viên quản trị rủi ro có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình, có khả năng lãnh đạo đội ngũ và đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao. Mức lương cao hơn phản ánh giá trị mà họ mang lại cho tổ chức.
4. Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro theo cấp bậc
Mức lương Nhân viên quản trị rủi ro
Thường dao động từ 08 - 12 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương dành cho những người mới vào nghề, thường làm các công việc cơ bản dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên có kinh nghiệm hơn. Tuy nhiên, tùy vào mức độ kinh nghiệm mà mức lương có thể cao hơn.
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro thoảng 12 - 25 triệu đồng/tháng. Chuyên viên có vài năm kinh nghiệm và có thể tự quản lý các nhiệm vụ phức tạp hơn, tham gia vào việc đánh giá và phân tích rủi ro cho tổ chức. Thậm chí, với những chuyên viên có nhiều kinh nghiệm hơn, họ có thể tự mình phụ trách các dự án lớn và có trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới.
Mức lương Trưởng phòng quản trị rủi ro
Trưởng phòng quản trị rủi ro có nhiệm vụ quản lý đội ngũ, định hướng chiến lược và chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý rủi ro của tổ chức. Vị trí càng cao đi kèm với trách nhiệm càng lớn, trưởng phòng thường là những người dày dặn kinh nghiệm chuyên môn và trải nghiệm thực tiễn. Mức lương của họ nằm trong khoảng từ 35 - 50 triều đồng/tháng.
Mức lương Giám đốc quản trị rủi ro
Đây là vị trí cấp cao nhất trong bộ phận quản trị rủi ro, thường tham gia vào việc ra quyết định chiến lược cấp cao cho toàn bộ tổ chức và có mức lương tương xứng với trách nhiệm và kinh nghiệm phong phú. Trung bình Mức lương Giám đốc quản trị rủi ro thường trên 50 triệu đồng/tháng.
5. Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro theo khu vực
Mức lương của Chuyên viên quản trị rủi ro cũng có sự khác biệt lớn tùy thuộc vào khu vực làm việc. Cụ thể:
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro tại Hà Nội
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro tại Hà Nội trung bình từ 15 - 30 triệu đồng/tháng. Là thủ đô và trung tâm kinh tế chính trị của Việt Nam, Hà Nội có nhiều công ty tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp lớn cần quản trị rủi ro. Mức lương tại đây cao hơn so với nhiều khu vực khác nhờ vào nhu cầu cao và chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro tại TP.HCM
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro tại TP.HCM trung bình từ 15 - 30 triệu đồng/tháng. Là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam, TP.HCM có nhu cầu cao về quản trị rủi ro trong các ngành tài chính, ngân hàng và bất động sản. Mức lương của chuyên viên quản trị rủi ro ở đây tương đương với Hà Nội do tương đồng về chi phí sinh hoạt và nhu cầu thị trường.
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro tại Đà Nẵng
Là thành phố lớn nhất miền Trung, Đà Nẵng có sự phát triển kinh tế nhanh và nhu cầu dịch vụ quản trị rủi ro tăng cao. Tuy nhiên, mức lương của chuyên viên quản trị rủi ro tại đây thường thấp hơn so với Hà Nội và TP.HCM do chi phí sinh hoạt thấp hơn và quy mô thị trường nhỏ hơn. Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro tại Đà Nẵng trung bình từ 10 - 20 triệu đồng/tháng.
Mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro tại Cần Thơ
Mức lương trung bình ở đây từ 08 - 15 triệu đồng/tháng. Là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ có mức lương chuyên viên quản trị rủi ro thấp hơn so với các thành phố lớn do quy mô kinh tế nhỏ hơn và nhu cầu thị trường ít hơn.
6. So sánh mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro với các vị trí chuyên viên khác
Vị trí | Mô tả công việc | Mức lương |
Chuyên viên quản trị rủi ro | Chuyên viên quản trị rủi ro là một vị trí thuộc bộ phận tài chính của các công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan, là người phân tích các hồ sơ, rà soát, đánh giá và đề xuất các yêu cầu tín dụng, đề xuất các khoản đầu tư cho khách hàng; lập báo cáo thẩm định các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đề xuất các biện pháp và trình cấp có thẩm quyền. | khoảng từ 11.000.000 - 16.000.000 đồng/tháng |
Chuyên viên tuyển dụng | Chuyên viên tuyển dụng là những chuyên gia chịu trách nhiệm quản lý việc tuyển dụng nhân sự trong các doanh nghiệp. Công việc của họ bao gồm xác định nhu cầu tuyển dụng, lập kế hoạch tuyển dụng và thực hiện quy trình tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu về nhân sự của doanh nghiệp. | khoảng từ 11.000.000 - 16.000.000 đồng/tháng |
Chuyên viên phát triển sản phẩm |
Chuyên viên phát triển sản phẩm là vị trí nhân sự gắn với vòng đời của sản phẩm. Vị trí này sẽ là người lên ý tưởng, giám sát hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. |
khoảng 11.000.000 - 16.500.000 đồng/tháng |
Chuyên viên tư vấn tài chính |
Chuyên viên tư vấn tài chính là chuyên gia cung cấp lời khuyên và hỗ trợ khách hàng về các vấn đề liên quan đến tài chính cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức. Họ có kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực như đầu tư, tiết kiệm, bảo hiểm, vay vốn, lập kế hoạch tài chính, v.v. |
khoảng 7.500.000 - 16.500.000 đồng/tháng |
Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp | Chuyên viên Quan hệ Khách hàng Doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm, đại diện cho ngân hàng để làm việc với khách hàng là doanh nghiệp, tiếp xúc, liên hệ trực tiếp với khách hàng, xây dựng mối quan hệ & tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. | khoảng 9.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng |
Như vậy, so với các vị trí chuyên viên khác trong công ty như chuyên viên tuyển dụng, chuyên viên phát triển sản phẩm hay chuyên viên tư vấn tài chính,... thì mức lương cho vị trí chuyên viên quản trị rủi ro cũng ở mức tương đương, tức ngang nhau. Tùy thuộc vào quy mô công ty và năng lực cá nhân mà mức lương này cũng sẽ có những sự chênh lệch nhất định. Không ngừng trau đồi năng lực cá nhân và kỹ năng, bạn sẽ đạt được mức lương mà mình mong muốn!
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên quản trị rủi ro với mức lương hấp dẫn
>> Xem thêm: Việc làm Chuyên viên Tư vấn Tài chính mới cập nhật
>> Xem thêm: Tuyển dụng Chuyên viên Tuyển dụng mới nhất
7. Cách để nâng cao thu nhập và thăng tiến trong Quản trị rủi ro
Tự tin trao đổi mục tiêu nghề nghiệp với quản lý
Dù bạn ở vị trí nào thì tài chính kế toán luôn là ngành coi trọng sự chính xác và rõ ràng. Hơn ai hết, bạn chính là người tự quyết định thành công cho sự nghiệp và không có gì lạ khi bạn trình bày trực tiếp về những gì bạn muốn. Muốn thăng tiến, bạn không thể cứ ngồi đó và chờ một ngày sếp thông báo rằng bạn được thăng chức lên kế toán trưởng hay giám đốc tài chính. Điều quan trọng là bạn phải thẳng thắn về những gì bạn muốn đạt được và thậm chí là xin lời khuyên từ họ xem bạn có thế mạnh ở đâu, còn thiếu những gì nếu muốn thăng chức, tăng lương.
Luôn sẵn sàng cho những thử thách
Trong khi bạn đang nói chuyện với sếp của mình về những gì bạn muốn làm, hãy chứng minh năng lực để được cho phép tham gia vào các công việc, dự án quan trọng. Chẳng hạn, nếu bạn muốn làm kế toán tổng hợp từ vị trí kế toán nội bộ, hãy sẵn sàng cho các công việc như kế toán thuế, kế toán thanh toán, kế toán giá thành và kế toán công nợ. Không phải nghiễm nhiên mà bạn sẽ thăng tiến sau khi có vài 3 năm kinh nghiệm, điều quan trọng là nên chủ động tạo cơ hội cho riêng mình. Trong cuộc họp hay những tình huống căng thẳng, bạn đừng ngại đưa ra giải pháp sau khi đã phân tích chính xác mức độ khả thi qua dữ liệu. Mọi người sẽ ấn tượng bởi sự chủ động và khả năng lãnh đạo của bạn.
Xây dựng các mối quan hệ
Lĩnh vực nào cũng vậy, mạng kết nối chính là một công cụ giúp bạn phát triển sự nghiệp và tài chính, kế toán cũng không ngoại lệ. Bạn nên bắt đầu tìm hiểu và áp dụng các cách kết nối với những người phù hợp như đồng nghiệp, quản lý, cố vấn... Ở một thời điểm nào đó, họ có thể giúp bạn thăng tiến sự nghiệp theo hướng bạn muốn. Dĩ nhiên, trước đó thì ít nhất bạn có thể học được rất nhiều điều bằng cách quan sát người khác và đặt câu hỏi.
Học để nâng cao chuyên môn
Kế toán, tài chính đều đòi hỏi nhân sự phải có bằng cấp và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Một số sẽ đến từ kinh nghiệm làm việc, trong khi đó rất nhiều kiến thức chỉ có được thông qua các chương trình đào tạo chính quy. Ví dụ, một số công ty chỉ tuyển giám đốc tài chính (CFO) có bằng thạc sĩ trở lên. Các chứng chỉ chuyên ngành như ACCA hay CFA đều đáng để bạn dành thời gian và công sức nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp tài chính, kế toán.
Giữ thái độ và tinh thần trách nhiệm
Không chỉ riêng ngành tài chính mà bất kỳ công việc nào cũng yêu cầu phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở nhân viên. Trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân viên tài chính là cam kết giữ bí mật tuyệt đối, không chia sẻ hoặc tiết lộ thông tin cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào để gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
8. Các yêu cầu đối với Chuyên viên quản trị rủi ro
Kiến thức chuyên môn
- Nắm vững về khung quản trị rủi ro và các yếu tố quản trị rủi ro
- Kiến thức về kinh tế học vi mô và vĩ mô, kế toán, kiểm toán và tài chính doanh nghiệp
- Nhạy bén với các con số và xu hướng thay đổi của thị trường.
Có khả năng đọc và hiểu được các báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một trong những tài liệu quan trọng, là bộ mặt và là sự đánh giá, tổng kết người hoạt động của một đơn vị công ty, doanh nghiệp nào đó, vậy nên với một người phân tích tài chính cần phải biết cách đọc, hiểu và phân tích được những thông tin quan trọng được đề cập trong đó, nhìn thấu được ý nghĩa của những con số từ đó đưa ra được những nhận xét đúng đắn, mang tính thực tế cao. Sau đó có cách nhìn về hiệu quả của hoạt động tài chính của công ty, đơn vị mà bạn hợp tác hiện đang như thế nào, biết họ cần gì và có thể đưa ra các chiến lược tốt để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
Kỹ năng lập báo cáo, thuyết trình
Khi lập báo cáo chắc hẳn chúng ta đều rất chán nản với những số liệu giấy tờ phức tạp và không biết phải xử lý chúng sao cho đúng thì hãy tham khảo cách lập báo cáo như thế này nhé ! Trong báo cáo cần nêu rõ được 3 vấn đề chính là cách nhìn nhận, cách nêu vấn đề và cách chốt vấn đề, đặc biệt là những thông tin nào cốt lõi mang tính chất quyết định đều phải được đưa vào.
Kỹ năng lập báo cáo không chỉ dựa vào mỗi kỹ năng viết nội dung mà nó còn được thể hiện qua kỹ năng thuyết trình, bạn phải biết cách biến kế hoạch của mình thành một xâu chuỗi logic từ đó thuyết phục được sếp của mình, sau đó là khách hàng bằng những lập luận có căn cứ và đủ bằng chứng chứng minh.
Kỹ năng thu thập và tổng hợp thông tin
Khi được giao một dự án nào đó, chúng ta nên quan tâm đến những thông tin quan trọng của công ty đó bao gồm những hoạt động của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ …đến nhân viên hay những đánh giá của khách hàng của báo chí hay các tổ chức đang chuẩn bị hợp tác. Từ những thông tin trên, bạn sẽ có cho mình bộ tài liệu hỗ trợ tốt nhất để làm nên một chiến lược tài chính thuyết phục được khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Kỹ năng khác
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ ở mức Giỏi
- Là người có khả năng phân tích, chịu áp lực công việc cao
- Là người vững chuyên môn tài chính, luôn tìm ra phương án tốt nhất để đảm bảo lợi ích của cả khách hàng lẫn doanh nghiệp
- Là người trung thực, quyết đoán
Qua bài viết trên đây, 1900.com.vn đã cung cấp thông tin mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro theo năm kinh nghiệm, cấp bậc và khu vực địa lý. Tuy nhiên, mức lương là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và quy mô doanh nghiệp. Nếu kinh nghiệm cao bạn sẽ dễ dàng có mức lương tốt, đồng thời những doanh nghiệp lớn thường có đãi ngộ tốt và lương cao hơn. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có những thông tin hữu ích về mức lương Chuyên viên quản trị rủi ro và lựa chọn công việc phù hợp!
Bạn thấy mức lương 130 - 195 triệu/năm chính xác đến mức nào?
Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.
Top Công Ty Lương Cao Nhất
Dành cho Chuyên viên quản trị rủi ro
Danh sách công ty trả lương cho Chuyên viên quản trị rủi ro
Thỏa thuận
Thỏa thuận
Mức lương của các nghề nghiệp tương tự
Câu hỏi thường gặp về lương của Chuyên viên quản trị rủi ro
Mức lương trung bình của vị trí Chuyên viên quản trị rủi ro theo thu thập của 1900.com.vn là khoảng 10 - 15 triệu đồng/tháng
Mức lương cao nhất của vị trí Chuyên viên quản trị rủi ro theo dữ liệu của 1900.com.vn là khoảng 40.000.000 đồng/ tháng
Mức lương thấp nhất của vị trí Chuyên viên quản trị rủi ro theo số liệu của 1900.com.vn là khoảng 7.000.000 đồng/ tháng, thường là của vị trí nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm
Để gia tăng thu nhập ở vị trí này, bạn cần trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Truy cập Cẩm nang nghề nghiệp để khám phá những kiến thức hữu ích giúp bạn nâng cao hiệu quả trong công việc.