Nhân viên Kiểm soát nội bộ có khoảng lương bao nhiêu?

Cập nhật: 29/09/2024

130 - 208 triệu /năm
Tổng lương
120 - 192 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 16 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 208 triệu

/năm
130 M
208 M
52 M 598 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương

1. Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?

Nhân viên Kiểm soát nội bộ là người phụ trách việc xây dựng quy trình, quy chế hoạt động nội bộ của công ty. Bao gồm các văn bản nhằm quản lý sự vận hành của bộ máy công ty và các quy chế có liên quan như quản lý, nhân sự, quy trình sản xuất, bán hàng… đúng quy trình, đúng pháp luật. Tất cả nhằm mục đích phục vụ cho việc tối ưu hóa năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đầu ra trước khi cung cấp vào thị trường.

Mô tả công việc của Nhân viên kiểm soát nội bộ

Thiết lập, kiểm soát hệ thống dữ liệu nội bộ và tiến hành làm bản báo cáo

  • Kiểm tra các quy trình trong nội bộ xem đã thống nhất và hợp lý chưa. Cần đảm bảo các kế hoạch đề ra có thể thực hiện được và nhất quán giữa các phòng ban với nhau. Đánh giá, phân tích về những cơ hội, rủi ro từ báo cáo tài chính của hệ thống. Từ đó, đưa ra những biện pháp khắc phục theo sự đồng ý của ban giám đốc.
  • Duy trì và nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trong công ty.
  • Thực hiện đánh giá các hoạt động, quy trình kinh doanh và báo cáo kiểm soát nội bộ.

Thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ

  • Triển khai việc kiểm tra nội bộ đột xuất hoặc theo định kỳ về hiệu quả công việc của cá nhân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tăng cường nhắc nhở và đốc thúc nhân sự nâng cao hiệu suất công việc và báo cáo lại cho ban giám đốc.
  • Đưa ra các ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng nội bộ.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá

  • Thực hiện giám sát các phòng ban, cá nhân dựa trên các quy tắc của công ty.
  • Tìm ra nguyên nhân những sai phạm của cá nhân đó mắc phải và đề ra hướng giải quyết tuân thủ theo quy định của công ty.
  • Kiểm soát, đánh giá các hoạt động của công ty theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc năm. Lên kế hoạch sửa đổi hoặc cập nhật những điều luật mới, mô tả công việc của từng vị trí trong bộ quy tắc, quy định của công ty.

2. Mức lương của Kiểm soát nội bộ theo kinh nghiệm 

Do đặc thù công việc mang tính chuyên môn cao nên mức lương mặt bằng chung của Nhân viên Kiểm soát nội bộ cũng được đánh giá ở mức khá, dao động từ 8 - 30 triệu đồng/ tháng. Tùy vào quy mô doanh nghiệp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc,... mà mức lương này có thể có những thay đổi. 

Năm kinh nghiệm Vị trí Mức lương
Dưới 2 năm  Nhân viên mới  8.000.000 - 12.000.000 đồng/ tháng
Từ 2 - 5 năm Nhân viên có kinh nghiệm  12.000.000 - 20.000.000 đồng/ tháng
Trên 5 năm  Nhân viên cấp cao 20.000.000 - 35.000.000 đồng/ tháng
Trên 7 năm  Trưởng phòng kiểm soát nội bộ  35.000.000 - 50.000.000 đồng/ tháng

>> Việc làm nhân viên kiểm soát nội bộ mới nhất 

3. So sánh mức lương của nhân viên kiểm soát nội bộ với các vị trí khác có liên quan

Nhân viên Kiểm soát nội bộ có mức lương tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với nhân viên Tài chính/Kế toán, nhưng thấp hơn một chút so với các vị trí Kiểm soát chất lượng và Quản lý rủi ro. Các vị trí như Kiểm toán độc lập và Trưởng phòng ở các lĩnh vực này thường có mức lương cao hơn do yêu cầu kinh nghiệm và trách nhiệm lớn hơn.

Vị trí Mô tả công việc Mức lương trung bình
Nhân viên Kiểm soát chất lượng Công việc của vị trí này là kiểm tra và phân tích các mẫu sản phẩm. Nhiệm vụ này áp dụng cho cả nguồn đầu vào, đầu ra và giữa quy trình sản xuất. Vị trí này rất cần thiết đối với các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hoặc trong các nhà xưởng lắp ráp thiết bị. 8.000.000 - 16.000.000 đồng/ tháng

Nhân viên vận hành

Nhân viên vận hành là người điều phối và kiểm soát hoạt động của từng phòng ban trong doanh nghiệp. Họ đảm bảo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải đi đúng hướng, đúng luật pháp và đạt hiệu quả. 7.000.000 - 13.000.000 đồng/ tháng
Nhân viên tài chính Công việc của nhân viên tài chính bao gồm theo dõi và phân tích dòng tiền, lập báo cáo tài chính, quản lý ngân sách và đưa ra các quyết định tài chính cho sự phát triển của tổ chức 8.000.000 - 20.000.000 đồng/ tháng 
Nhân viên quản lý rủi ro

Nhiệm vụ chính của nhân viên quản lý rủi ro liên quan đến việc phân tích, kiểm soát cũng như xử lý toàn bộ các vấn đề rủi ro, những hạn chế có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

7.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng

>> Việc làm Trưởng nhóm quản lý chất lượng

>> Việc làm nhân viên tài chính

>> Việc làm Chuyên viên quản trị rủi ro

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của nhân viên kiểm soát nội bộ

Kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn

Những nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm thường nhận mức lương cao hơn so với những người mới vào nghề. Kinh nghiệm giúp họ nắm vững các quy trình kiểm soát, kỹ năng phát hiện rủi ro và khả năng đưa ra các giải pháp hiệu quả. Đồng thời, những người có bằng cấp cao sẽ có cơ hội nhận được mức lương cao hơn. 

Quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty

Các ngành công nghiệp khác nhau có mức lương khác nhau. Ví dụ, các công ty trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoặc công nghệ thường trả lương cao hơn so với các lĩnh vực khác. Cùng với đó những công ty lớn có khả năng trả lương cao hơn so với các công ty nhỏ do họ có ngân sách lớn hơn và yêu cầu kiểm soát nội bộ phức tạp hơn.

Chính sách của công ty và thị trường lao động 

Mỗi công ty có chính sách tiền lương và phúc lợi khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của nhân viên. Cung cầu lao động trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ cũng ảnh hưởng đến mức lương. Nếu nhu cầu cao và nguồn cung nhân lực thiếu hụt, mức lương có xu hướng tăng lên.

5. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng với nhân viên kiểm soát nội bộ 

Để nâng cao thu nhập của mình, Kiểm soát nội bộ cần làm theo hướng dẫn sau:

Nắm vững kiến thức chuyên môn

Vì liên quan đến các vấn đề tài chính, Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp nên vị trí chuyên viên kiểm soát nội bộ đòi hỏi yêu cầu cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát nội bộ, kiểm toán. Ngoài ra, bạn cần thông hiểu về luật pháp cơ bản, luật kinh doanh, các nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ. Một số chứng chỉ mà bạn cần có để “ghi điểm” với nhà tuyển dụng như ACCA, MBA hoặc CFA,.. Nếu như bạn làm việc cho các công ty nước ngoài thì cần có thêm kiến thức về kinh doanh thương mại quốc tế hoặc các kiến thức pháp lý liên quan.

Kỹ năng phân tích và kiểm soát

Chuyên viên kiểm soát thì không thể thiếu kỹ năng kiểm soát và phân tích vấn đề. Đây là yếu tố giúp bạn nâng cao hiệu quả trong quá trình làm việc. Bạn có thể tự tin đánh giá vấn đề về tài chính, quản trị hay Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp một cách minh bạch và trung thực nhất.

Bên cạnh đó, kỹ năng này còn giúp bạn đưa ra những dự đoán về rủi ro và cơ hội của doanh nghiệp dựa vào những phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nội tại của công ty, đối thủ và xu thế thị trường.

Kỹ năng giao tiếp

Không chỉ có giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp mà chuyên viên kiểm soát nội bộ còn phải ngoại giao với các cơ quan kiểm toán khác bên ngoài. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là một điều bắt buộc ở vị trí này. Hãy trau dồi cho bản thân sự tự tin, linh hoạt về kiến thức lẫn chuyên môn.

Kỹ năng phân tích

Chuyên viên kiểm soát nội bộ phải đưa ra được những dự báo về những cơ hội và rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp trong tương lai. Để có được những dự đoán đúng đắn, một điều tất yếu là họ phải có những kinh nghiệm sâu trong phân tích thị trường, phân tích đối thủ, phân tích người tiêu dùng, phân tích suy nghĩ khách hàng và phân tích đúng thực trạng hiện tại doanh nghiệp, có thể dựa theo mô hình SWOT. 

Kỹ năng lắng nghe

Chuyên viên kiểm soát nội bộ để không bị trở thành một người độc quyền thì trong một công ty cần tương tác với nhân viên và quản lý trong tất cả các khía cạnh vận hành để có thể đưa ra quy trình thực hiện. Do đó đòi hỏi kỹ năng trao đổi và lắng nghe tích cực giữa các cá nhân. Kỹ năng này cũng là một phẩm chất quan trọng để chỉ đạo cũng như kiểm soát hiệu quả các hoạt động của nhân viên và khi làm việc trong bộ phận để giải quyết các vấn đề. 

Bạn thấy mức lương 130 - 208 triệu/năm chính xác đến mức nào?

Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.

Top Công Ty Lương Cao Nhất

Dành cho Nhân viên Kiểm soát nội bộ

Dưới đây là Top 5 công ty trả lương cao nhất cho Nhân viên Kiểm soát nội bộ. Các nhà tuyển dụng bao gồm.
1
59.8 triệu /tháng
2
57.7 triệu /tháng
3
55.8 triệu /tháng
4
50 triệu /tháng
5
45 triệu /tháng

Danh sách công ty trả lương cho Nhân viên Kiểm soát nội bộ

Công ty
Việc làm
Lương trung bình
HACOM Nhân viên Kiểm soát nội bộ Dựa trên 2 việc làm

17.8 triệu

/ tháng
16 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M
Rita Võ
2.6
Nhân viên Kiểm soát nội bộ Dựa trên 2 việc làm

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M
Tâm Đức Smile Nhân viên Kiểm soát nội bộ Dựa trên 1 việc làm

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
11 M 24 M
Blue Elation Nhân viên Kiểm soát nội bộ Dựa trên 1 việc làm

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

17.5 triệu

/ tháng
11 M 24 M

17 triệu

/ tháng
10 M 25 M

Câu hỏi thường gặp về lương của Nhân viên Kiểm soát nội bộ

Cơ hội việc làm nhân viên kiểm soát nội bộ doanh nghiệp đang ngày càng được mở rộng, ngoài làm việc với công ty trong nước, bạn có thể ứng tuyển vào các công ty nước ngoài.

Mức lương trung bình mặt bằng chung của nhân viên kiểm soát nội bộ theo thu thập của 1900.com.vn cũng được đánh giá ở mức khá, dao động từ 10 - 16 triệu đồng/ tháng.

Mức lương cao nhất của Kiểm soát nội bộ theo dữ liệu của 1900.com.vn có thể lên tới 30 triệu đồng/tháng.

Mức lương thấp nhất của Kiểm soát nội bộ theo số liệu của 1900.com.vn là khoảng 7 triệu đồng/tháng, đối với những nhân viên ít kinh nghiệm.

Để gia tăng thu nhập ở vị trí này, bạn cần trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Truy cập Cẩm nang nghề nghiệp để khám phá những kiến thức hữu ích giúp bạn nâng cao hiệu quả trong công việc.