Quản lý ngành hàng có khoảng lương bao nhiêu?

Cập nhật: 12/09/2024

143 - 234 triệu /năm
Tổng lương
132 - 216 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
11 - 18 triệu
/năm

Lương bổ sung

143 - 234 triệu

/năm
143 M
234 M
130 M 325 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương

1. Quản lý ngành hàng là gì?

Quản lý ngành hàng (Category Manager) là người đứng đầu, có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa trong một ngành hàng cụ thể. Đây là người chịu trách nhiệm phân tích xu hướng của ngành và người tiêu dùng, phát triển các chiến lược dài hạn cho danh mục sản phẩm và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Họ tối đa hóa sự hấp dẫn của người tiêu dùng thông qua việc định giá, khuyến mãi và quản lý phạm vi sản phẩm. Giao tiếp hiệu quả và hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc tiếp thị và bán hàng là điều cần thiết.

2. Mức lương Quản lý ngành hàng theo số năm kinh nghiệm

Số năm kinh nghiệm

Mức lương

Dưới 02 năm

khoảng từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

02 - 05 năm

khoảng từ 20.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng

Trên 05 năm

khoảng từ 35.000.000 - 60.000.000 đồng/tháng

Mức lương Quản lý ngành hàng có dưới 02 năm kinh nghiệm

Mức lương khởi điểm cho vị trí Quản lý ngành hàng thường dao động từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Mức lương này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành hàng phụ trách, vị trí cụ thể và năng lực ứng viên. Tuy nhiên, vì có ít kinh nghiệm nên thường vào giao đoạn này mức lương sẽ không cao. 

Mức lương Quản lý ngành hàng có 2-5 năm kinh nghiệm

Mức lương Quản lý ngành hàng bắt đầu tăng dần. Với 2-5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể từ 25 - 35 triệu đồng/tháng. Kinh nghiệm càng nhiều thì mức lương sẽ càng cao, vì khi đó, bạn đã quen với công việc cũng như các chu trình quản lý, hiệu quả công việc cũng cao hơn. 

Mức lương Quản lý ngành hàng có trên 05 năm kinh nghiệm

Quản lý ngành hàng có trên 05 năm kinh nghiệm có thể nhận mức lương từ 35 - 60 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn tùy thuộc vào năng lực và ngành hàng. Lúc này, có thể vị trí của bạn đã là các cấp bậc cao hơn so với quản lý như là trưởng phòng hay giám đốc. 

3. Mức lương Quản lý ngành hàng theo cấp bậc 

Vị trí

Mức lương

Nhân viên bán hàng

khoảng từ 8.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng

Chuyên viên bán hàng

khoảng từ 12.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Quản lý ngành hàng

khoảng từ 25.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng

Giám đốc kinh doanh

khoảng từ 35.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng

Mức lương Nhân viên bán hàng

Nhân viên bán hàng là vị trí đầu tiên bạn có thể đảm nhiệm khi bước vào một công ty. Mức lương cho vị trí này thường dao động từ 08 - 12 triệu đồng/tháng. Vị trí này là một vị trí doanh thu nên mức lương có thể cao hơn nếu bạn đạt đủ KPI.

Mức lương Chuyên viên bán hàng

Sau một vài năm ở vị trí nhân viên bán hàng, khi đã có đủ kinh nghiệm và khách hàng thân quen, bạn sẽ được thăng chức lên chuyên viên bán hàng, phụ trách các khu vục quan trọng hơn và đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao hơn. Mức lương cho vị trí này rơi vào khoảng 12 - 25 triệu đồng/tháng. 

Mức lương Quản lý ngành hàng

Một khi đã có đủ kinh nghiệm cộng thêm việc có trình độ chuyên môn cao, bạn sẽ được cất nhắc lên vị trí Quản lý ngành hàng. Đây là vị trí cần có vốn hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hàng hóa cũng như tỉ mỉ trong công tác kiểm tra, biết quản lý nhân sự. Mức lương Quản lý ngành hàng từ 25 - 35 triệu đồng/tháng

Mức lương Giám đốc kinh doanh

Đây được xem là vị trí cao nhất cho công việc ngành hàng, đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, khả năng quản lý cùng các mối quan hệ với đối tác, các doanh nghiệp. Vị trí càng cao thì trách nghiệm cũng càng lớn. Mức lương cho vị trí này dao động từ 35 - 50 triệu đồng/tháng

4. Mức lương Quản lý ngành hàng theo khu vực tại Việt Nam

Khu vực

Mức lương

Hà Nội

khoảng từ 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

TP.HCM

khoảng từ 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng

Đà Nẵng

khoảng từ 20.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng

Cần Thơ

khoảng từ 15.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Mức lương Quản lý ngành hàng tại Việt Nam có sự chênh lệch nhất định giữa các khu vực, cụ thể:

Mức lương Quản lý ngành hàng tại Hà Nội

Là thủ đô của Việt Nam và là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục lớn thứ hai, Hà Nội cũng có nhu cầu cao về nhân lực Quản lý ngành hàng. Mức lương cho vị trí này tại Hà Nội thường dao động từ 25 - 40 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm, cấp bậc, ngành hàng, kỹ năng và thành tích.

Mức lương Quản lý ngành hàng tại TP.HCM

Nhờ là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất cả nước, TP.HCM thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, dẫn đến nhu cầu cao về nhân lực Quản lý ngành hàng. Do vậy, mức lương cho vị trí này tại TP.HCM cũng cao nhất, thường dao động từ 25 - 40 triệu đồng/tháng, thậm chí cao hơn cho những vị trí cấp cao hoặc có kinh nghiệm dày dặn.

Mức lương Quản lý ngành hàng tại Đà Nẵng

Mức lương Quản lý ngành hàng tại Đà Nẵng thường dao động từ 20 - 35 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm, cấp bậc, ngành hàng, kỹ năng và thành tích. So với TP.HCM và Hà Nội, mức lương tại Đà Nẵng thấp hơn nhưng chi phí sinh hoạt cũng thấp hơn, giúp cân bằng thu nhập và chi tiêu.

Mức lương Quản lý ngành hàng tại Cần Thơ

Mức lương Quản lý ngành hàng tại Cần Thơ thường dao động từ 15 - 30 triệu đồng/tháng. So với TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, mức lương tại Cần Thơ thấp hơn nhưng chi phí sinh hoạt cũng thấp nhất trong 4 khu vực.

5. So sánh mức lương Quản lý ngành hàng với các vị trí quản lý khác

Vị trí  Mô tả công việc Mức lương
Quản lý ngành hàng Quản lý ngành hàng (Category Manager) là người đứng đầu, có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa trong một ngành hàng cụ thể. Đây là người chịu trách nhiệm phân tích xu hướng của ngành và người tiêu dùng, phát triển các chiến lược dài hạn cho danh mục sản phẩm và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. khoảng 15.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
Quản lý kinh doanh Hoạch định chiến lược, điều hành hoạt động và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Họ là cầu nối giữa ban lãnh đạo và các bộ phận khác trong công ty, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra hiệu quả và hướng đến mục tiêu chung. khoảng 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Quản lý cửa hàng Hoạt động của cửa hàng, từ việc tuyển dụng nhân viên, đào tạo nhân viên, quản lý hàng hóa, bán hàng, chăm sóc khách hàng đến việc theo dõi doanh thu, lợi nhuận và thực hiện các chiến lược kinh doanh. khoảng 10.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
Quản lý Nhà hàng Vận hành và phát triển nhà hàng hiệu quả. Họ là người chịu trách nhiệm chính cho mọi hoạt động của nhà hàng, từ việc tuyển dụng nhân viên, đào tạo nhân viên, quản lý kho hàng, lên thực đơn, đảm bảo chất lượng món ăn, dịch vụ khách hàng đến việc theo dõi doanh thu, lợi nhuận và thực hiện các chiến lược kinh doanh. khoảng 15.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

Nhìn chung, so với các vị trí khác như Quản lý kinh doanh, Quản lý cửa hàng hay Quản lý nhà hàng thì vị trí Quản lý ngành hàng có mức lương khá cao, thậm chí có thể xem là cao nhất trong các công việc kể trên. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và năng lực cá nhân mà mức lương còn có thể có sự chênh lệch nhất định trong thực tế. Không ngừng trau dồi bản thân và năng lực chuyên môn, chắc chắn bạn sẽ đạt được mức lương mà mình mong muốn!

>> Xem thêm: Tuyển dụng Quản lý ngành hàng lương cao

>> Xem thêm: Công việc Quản lý kinh doanh lương cao

>> Xem thêm: Công việc Quản lý Nhà hàng lương cao

6. Cách để nâng cao thu nhập tại vị trí Quản lý ngành hàng

Để đảm nhận tốt công việc tại vị trí quản lý ngành hàng và nâng cao thu nhập của mình, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

Nắm vững kiến thức

Bạn cần hiểu biết sâu về lĩnh vực quản lý ngành hàng của mình, biết cách sử dụng các công cụ và phương pháp hiệu quả. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên cải thiện kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực phát triển chuyên môn. Điều này bao gồm nắm vững các nguyên tắc quản trị rủi ro, đánh giá chất lượng dịch vụ

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một yếu tố cần thiết trong việc xây dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ với những kẻ tình nghi. Khi đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và khiến họ thỏa mãn, sẵn sàng chi tiền để sử dụng.

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe chính là sợi dây liên kết giữa các quản lý khu vực và khách hàng. Khi bạn lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu, tâm lý và mong muốn của họ để đưa ra đối sách phù hợp  kịp thời.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong bất kỳ công việc nào, khi làm việc sẽ nảy sinh nhiều vấn đề lớn, nhỏ. Những lúc này đòi hỏi bạn phải hết sức bình tĩnh và đưa ra những giải pháp khéo léo để giải quyết vấn đề, tránh gây mất thiện cảm và khó chịu với cấp dưới.

7. Các yêu cầu đối với vị trí Quản lý ngành hàng

Yêu cầu về trình độ

Đây là công việc đòi hỏi ở một quản lý ngành hàng cần hiểu rõ nguyên tắc cơ bản về hoạt động kinh doanh của công ty và các trách nhiệm và nghĩa vụ của việc nắm giữ một vị trí lãnh đạo. Bên cạnh đó việc sử dụng bộ óc có sự logic chặt chẽ để phục vụ cho việc tổ chức nhà hàng là điều cần thiết. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành về kinh tế, tiếp thị, kinh doanh hoặc các ngành về tài chính ngân hàng sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn.

Yêu cầu về kỹ năng

Kỹ năng chọn lọc và phân tích

Kỹ năng chọn lọc và phân tích cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với vị trí quản lý ngành hàng. Mỗi ngày, quản lý ngành hàng phải tiếp nhận rất nhiều thông tin, số liệu, sau đó triển khai nghiên cứu và phân tích để tìm ra thông tin hữu ích nhất. Hầu hết, những quyết định mà quản lý ngành hàng đưa ra đều có thể tác động và ảnh hưởng đến sự thành, bại của đội ngũ Sales nói riêng cũng như cả công ty/doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy, kỹ năng chọn lọc và phân tích của quản lý ngành hàng cần phải được rèn luyện từng ngày.

Kỹ năng tổ chức và lên kế hoạch

Đây cũng là một trong những kỹ năng rất cần thiết đối với quản lý ngành hàng. Trong một ngày, quản lý ngành hàng cần phải giải quyết và xử lý khối lượng công việc rất lớn. Nếu không biết cách sắp xếp, tổ chức và lên kế hoạch triển khai sao cho hợp lý, khoa học thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Vì vậy, trước khi thực hiện bất kỳ công việc gì, quản lý ngành hàng nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lên kế hoạch chu đáo, sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của cả team.

Nhạy bén trong kinh doanh

Sự linh hoạt và nhạy bén trong kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vì môi trường kinh doanh luôn cạnh tranh và khắc nghiệt nên đòi hỏi người quản lý ngành hàng phải có kỹ năng kinh doanh tốt, tư duy nhạy bén, ứng biến linh hoạt. Cụ thể, quản lý ngành hàng phải có năng lực quan sát cũng như nhanh chóng phát hiện ra mọi vấn đề đang xảy ra hoặc có thể xảy ra trong tương lai. Từ đó, phối hợp với team để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả.

Nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của người mua

Hoạt động trong lĩnh vực Sales thì chắc chắn bạn phải là người thấu hiểu khách hàng bởi họ là nhân tố quan trọng tác động đến sự thành công của bạn trong công việc. Bạn phải hiểu được sở thích, nhu cầu cũng như những phản ứng của họ trước và sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Điều này sẽ giúp quản lý ngành hàng tìm ra được các giải pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp nhất với thị hiếu khách hàng.

Kỹ năng giao tiếp

Việc giao tiếp tốt không chỉ đơn thuần là cuộc trò chuyện thông thường mà là bạn phải biết cách thể hiện hành động, lời nói, thái độ, cử chỉ của mình một cách hợp lý với mọi người từ đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng. Kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng cần có trong công việc, nó bao gồm 2 hình thức: giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn. Không chỉ lời nói, cử chỉ và ánh mắt của bạn khi giao tiếp trong công việc cũng nói lên được kỹ năng giao tiếp của bạn có tốt hay không.

Trong các kỹ năng cần thiết trong công việc, bất kể bạn đảm nhận vị trí nào đi nữa thì hàng ngày bạn phải tiếp xúc với rất nhiều người. Đó có thể là sếp của bạn, đồng nghiệp, khách hàng hay là khách hàng. Có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền đạt rõ ràng và chính xác những gì muốn nói đến người nghe.

Rèn luyện tính cẩn thận

Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm nghề quản lý nói chung, làm quản lý ngành hàng nói riêng cần phải có. Vì vậy, chỉ một sơ suất nhỏ thôi cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Rèn luyện tính cẩn thận sẽ giúp cho điều dưỡng tránh được những sai lầm không đáng có khi làm việc.

Giải quyết tình huống linh hoạt, nhanh nhẹn

Quản lý ngành hàng phải kịp thời đưa ra quyết định, chủ động làm việc. Vì thế nên, việc nhanh nhẹn sẽ giúp công việc được xử lý nhanh chóng. Đồng thời, với những trường hợp gấp, quản lý ngành hàng phải có kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh để hạn chế tình huống xấu xảy ra.

Kỹ năng lắng nghe

Nắm vững kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn biết cách lắng nghe, thấu hiểu cảm xúc của người nói. Bạn cũng sẽ chủ động hơn khi trò chuyện với người khác, khiến người đối diện cảm thấy được quan tâm, trân trọng. Đặc biệt, đối với nhân viên, lắng nghe hiệu quả giúp tiếp thu kiến thức và trau dồi kinh nghiệm. Còn với quản lý, lãnh đạo, biết cách lắng nghe giúp thấu hiểu nhân viên, xem lại những điểm còn thiếu sót và cải thiện tốt hơn.

Qua bài viết trên đây, 1900.com.vn đã cung cấp thông tin mức lương Quản lý ngành hàng theo năm kinh nghiệm, cấp bậc và khu vực địa lý. Tuy nhiên, mức lương là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và quy mô doanh nghiệp. Nếu kinh nghiệm cao bạn sẽ dễ dàng có mức lương tốt, đồng thời những doanh nghiệp lớn thường có đãi ngộ tốt và lương cao hơn. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có những thông tin hữu ích về mức lương Quản lý ngành hàng và lựa chọn công việc phù hợp!

Bạn thấy mức lương 143 - 234 triệu/năm chính xác đến mức nào?

Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.

Top Công Ty Lương Cao Nhất

Dành cho Quản lý ngành hàng

Dưới đây là Top 5 công ty trả lương cao nhất cho Quản lý ngành hàng. Các nhà tuyển dụng bao gồm.
1
50.8 triệu /tháng
2
35 triệu /tháng
3
32.5 triệu /tháng
4
30 triệu /tháng
5
29.2 triệu /tháng

Danh sách công ty trả lương cho Quản lý ngành hàng

Công ty
Việc làm
Lương trung bình

12.5 triệu

/ tháng
10 M 15 M

12 triệu

/ tháng
10 M 14 M

11.5 triệu

/ tháng
8 M 15 M

11.5 triệu

/ tháng
10 M 13 M

10 triệu

/ tháng
8 M 12 M

9.5 triệu

/ tháng
7 M 12 M

9 triệu

/ tháng
8 M 10 M

8.5 triệu

/ tháng
7 M 10 M

7.5 triệu

/ tháng
7 M 8 M

6.5 triệu

/ tháng
6 M 7 M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Câu hỏi thường gặp về lương của Quản lý ngành hàng

Mức lương cao nhất của quản lý khu vực theo dữ liệu của 1900.com.vn lên tới 30M đồng/tháng

Mức lương thấp nhất của quản lý khu vực hiện nay theo số liệu của 1900.com.vn là khoảng 11M đồng/tháng

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành quản lý ngành hàng hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của quản lý ngành hàng.

  • Từ 1 - 4 năm đầu tiên: Nhân viên bán hàng
  • Từ 4 - 7 năm: Chuyên viên ngành hàng 
  • Từ 7 năm trở đi: Quản lý ngành hàng

Để gia tăng thu nhập ở vị trí này, bạn cần trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc. Truy cập Cẩm nang nghề nghiệp để khám phá những kiến thức hữu ích giúp bạn nâng cao hiệu quả trong công việc.