Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý ngành hàng?
Quản lý ngành hàng (Category Manager) là người đứng đầu, có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa trong một ngành hàng cụ thể. Đây là người chịu trách nhiệm phân tích xu hướng của ngành và người tiêu dùng, phát triển các chiến lược dài hạn cho danh mục sản phẩm và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Họ tối đa hóa sự hấp dẫn của người tiêu dùng thông qua việc định giá, khuyến mãi và quản lý phạm vi sản phẩm. Giao tiếp hiệu quả và hiểu biết sâu sắc về các nguyên tắc tiếp thị và bán hàng là điều cần thiết. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Quản lý Cửa hàng, Cửa hàng trưởng...cũng rất đa dạng.
Lộ trình thăng tiến của Quản lý ngành hàng
Lộ trình thăng tiến của Quản lý ngành hàng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
Kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
0 - 2 năm |
8 - 15 triệu/tháng |
|
2 - 4 năm |
12 - 15 triệu/tháng |
|
4 - 6 năm |
12 - 20 triệu/tháng |
Mức lương trung bình của Quản lý ngành hàng và các ngành liên quan
-
Quản lý Cửa hàng 20.000.000 - 30.000.000 VNĐ (1 tháng)
-
Cửa hàng trưởng 15.000.000 - 25.000.000 (1 tháng)
1. Nhân viên tư vấn bán hàng
Mức lương: 8 - 15 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 2 năm kinh nghiệm
Thường trong lộ trình nghề nghiệp, nhân viên tư vấn bán hàng sẽ là vị trí đầu tiên khi bạn bắt đầu bước vào lĩnh vực này. Họ thực hiện công việc bán hàng trực tiếp với khách hàng. Nhân viên tư vấn bán hàng có thể tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới và đạt được mục tiêu doanh số bán hàng.
>> Đánh giá: Công việc của Nhân viên tư vấn bán hàng đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên tư vấn bán hàng cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.
2. Giám sát bán hàng
Mức lương: 12 - 15 triệu/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm kinh nghiệm
Sau khi có kinh nghiệm làm việc với vị trí nhân viên tư vấn bán hàng, một người có thể thăng tiến lên vị trí giám sát bán hàng. Giám sát bán hàng có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn nhóm bán hàng, đảm bảo rằng hoàn thành các mục tiêu bán hàng đã đặt ra và các hoạt động bán hàng được thực hiện hiệu quả.
>> Đánh giá: Giám sát bán hàng không chỉ yêu cầu về năng lực chuyên môn mà còn yêu cầu kỹ năng lãnh đạo khi liên quan đến vấn đề quản lý nhân sự. Tuy nhiên, mức lương cho vị trí này khá cao nên dù công việc có nhiều thì tính cạnh tranh vẫn rất lớn.
3. Quản lý ngành hàng
Mức lương: 12 - 20 triệu đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm
Quản lý ngành hàng (Category Manager) có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa trong một ngành hàng cụ thể. Đây là người chịu trách nhiệm phân tích xu hướng của ngành và người tiêu dùng, phát triển các chiến lược dài hạn cho danh mục sản phẩm và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp.
>> Đánh giá: Quản lý ngành hàng là người chịu trách nhiệm của cả một đội ngũ bán hàng nên có trách nhiệm vô cùng nặng nề. Song đi kèm với nó là mức lương khá cao nên nó trở thành vị trí mà bất cứ Quản lý ngành hàng nào cũng muốn đạt được, mức độ cạnh tranh khá cao. Để được cất nhắc lên vị trí này, bạn phải không ngừng nỗ lực nâng cao năng lực chuyên môn cá nhân.
Yêu cầu tuyển dụng của Quản lý ngành hàng
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Quản lý ngành hàng cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Kiến thức về bán hàng: Quản lý ngành hàng cần có hiểu biết sâu về quy trình bán hàng, kỹ thuật bán hàng, và các phương pháp tiếp thị. Họ cần hiểu về các khía cạnh của quản lý bán hàng, từ lập kế hoạch đến triển khai chiến lược.
-
Hiểu biết về ngành và sản phẩm: Quản lý ngành hàng cần có kiến thức về ngành nghề mà tổ chức hoạt động trong đó, cũng như hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang bán. Điều này giúp họ hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó phát triển các chiến lược bán hàng hiệu quả.
-
Kiến thức về quy định và luật pháp: Quản lý ngành hàng cần hiểu và tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến bán hàng, bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng và tổ chức.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng chọn lọc và phân tích: Kỹ năng chọn lọc và phân tích cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với giám đốc bán hàng khu vực. Mỗi ngày, quản lý khu vực phải tiếp nhận rất nhiều thông tin, số liệu, sau đó triển khai nghiên cứu và phân tích để tìm ra thông tin hữu ích nhất. Hầu hết, những quyết định mà quản lý khu vực đưa ra đều có thể tác động và ảnh hưởng đến sự thành, bại của đội ngũ Sales nói riêng cũng như cả công ty/doanh nghiệp nói chung. Chính vì vậy, kỹ năng chọn lọc và phân tích của quản lý khu vực cần phải được rèn luyện từng ngày.
-
Kỹ năng tổ chức và lên kế hoạch: Đây cũng là một trong những kỹ năng rất cần thiết đối với Area Manager. Trong một ngày, quản lý khu vực cần phải giải quyết và xử lý khối lượng công việc rất lớn. Nếu không biết cách sắp xếp, tổ chức và lên kế hoạch triển khai sao cho hợp lý, khoa học thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Vì vậy, trước khi thực hiện bất kỳ công việc gì, quản lý khu vực nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lên kế hoạch chu đáo, sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của cả team.
-
Kỹ năng vận dụng công nghệ thành thạo: Sự phát triển của công nghệ 4.0 đã hỗ trợ rất nhiều cho các ngành nghề, trong đó không ngoại trừ lĩnh vực Sales. Hiện nay, nhiều đơn vị bán hàng đã ứng dụng công nghệ trong hoạt động mua, bán và mang lại hiệu quả thực sự đó là rút ngắn thời gian của chu kỳ bán hàng trung bình.
Yêu cầu khác
-
Tỉ mỉ, siêng năng: Tỉ mỉ, siêng năng là một trong những tố chất cần có của một quản lý khu vực. Khi làm công việc này, bạn phải thường xuyên theo dõi các diễn biến tình trạng của đối tượng từ đó mới dễ dàng phát hiện ra những thay đổi nhỏ và đưa ra cách xử lý kịp thời cho những tình huống đó.
-
Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành quản lý kinh doanh ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Hơn nữa, sự đam mê với nghề cũng là một trong những yếu tố để bạn có thể gắn bó và vượt qua những khó khăn của nghề.
Các trường đào tạo Marketing tốt nhất Việt Nam hiện nay?
Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Marketing trên cả nước là:
Nghề nghiệp liên quan
Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Quản lý ngành hàng. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Quản lý ngành hàng phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.