Công việc của Trưởng nhóm thu mua là gì?

Trưởng nhóm thu mua (Purchasing team leader) là người lãnh đạo, quản lý trực tiếp một đội nhóm cụ thể, đảm nhiệm vai trò điều hành và quản lý tất cả hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và công việc thường ngày của doanh nghiệp.  Đây được xem là vị trí quan trọng giúp cả team có thể hoạt động một cách hiệu quả. Leader team sẽ có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu, kế hoạch, chỉ đạo triển khai, giám sát và đánh giá hiệu suất công việc. Bên cạnh đó, trưởng nhóm mua hàng còn cần gắn kết các thành viên thành một tập thể thống nhất, làm việc hiệu quả vì mục tiêu chung. Ngoài ra, những công việc như Trưởng nhóm kinh doanh, Trưởng nhóm Chăm sóc khách hàng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự. 

Mô tả công việc của Trưởng nhóm Thu mua

Tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo chiến lược mua hàng hiệu quả

Mặc dù, Ban lãnh đạo đều là những cá nhân xuất sắc, họ am hiểu về nhiều thứ. Tuy nhiên để hiểu sâu sắc về lĩnh vực bán hàng thì họ không thể bằng trưởng nhóm thu mua. Chính vì vậy, với các vấn đề chuyên sâu thuộc lĩnh vực mua hàng, Ban lãnh đạo sẽ phải cùng thảo luận với trưởng nhóm thu mua để tìm ra phương án xử lý phù hợp nhất. Trong vai trò của mình, trưởng nhóm thu mua có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo chiến lược và phương thức mua hàng sao cho đạt hiệu quả tối ưu.

Quản lý nhân sự

Trong cương vị của người đứng đầu nhóm thu mua, trưởng nhóm thu mua sẽ trực tiếp phân công công việc cho nhân viên trong bộ phận theo đúng năng lực và chuyên môn của từng người. Đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên nhóm thu mua. Thông qua việc đánh giá năng lực của nhân viên trong phòng, trưởng nhóm thu mua có thể hiểu rõ năng lực của từng cá nhân để có căn cứ khen thưởng hay kỷ luật nhân viên phù hợp.

Quản lý hoạt động của phòng thu mua

Để hoạt động của nhóm thu mua diễn ra thuận lợi và khoa học, trưởng nhóm thu mua cần cho xây dựng và ban hành các chính sách, quy trình làm việc khoa học. Điều này không những giúp nhân viên phòng làm việc hiệu quả hơn mà còn góp phần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp giúp nhân viên yên tâm làm việc.

Xử lý các sự cố phát sinh trong hoạt động mua hàng

Mặc dù bán hàng là hoạt động khó khăn hơn mua hàng, nhưng mua hàng lại là hoạt động dễ xảy ra sai sót. Khi phát sinh các sự cố hay khiếu nại liên quan đến hoạt động mua hàng, trách nhiệm của trưởng nhóm thu mua là phải làm sao xử lý nhanh chóng và hiệu quả, không để xảy ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc để xảy ra điều gì làm tổn hại đến danh tiếng của doanh nghiệp.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
4,0 ★
Khoảng lương năm 234 - 325 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,8 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Trưởng nhóm thu mua có mức lương bao nhiêu?

234 - 325 triệu /năm
Tổng lương
216 - 300 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
18 - 30 triệu
/năm

Lương bổ sung

234 - 325 triệu

/năm
234 M
325 M
156 M 455 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng nhóm thu mua

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng nhóm thu mua, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh Mua hàng
39 - 65 triệu/năm
Nhân viên Thu mua
105 - 151 triệu/năm
Trưởng nhóm thu mua
234 - 325 triệu/năm
Giám đốc Thu mua
325 - 390 triệu/năm
Trưởng nhóm thu mua

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
0%
2 - 4
53%
5 - 7
32%
8+
15%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng nhóm thu mua?

Yêu cầu tuyển dụng của Trưởng nhóm Thu mua

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Vị trí trưởng nhóm thu mua đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh, Thương mại, Quản lý chuỗi cung ứng. Thậm chí là bằng thạc sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA, v.v. 
  • Hiểu biết về ngành công nghiệp: Trưởng nhóm Thu mua cần có hiểu biết về ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực mà công ty hoạt động. Điều này giúp họ hiểu rõ về các sản phẩm, dịch vụ, và thị trường liên quan.
  • Kiến thức về quy trình mua hàng: Trưởng nhóm Thu mua cũng phải hiểu rõ về các bước, quy trình và tiêu chuẩn trong quá trình mua hàng, từ việc xác định nhu cầu, tìm kiếm nhà cung cấp, đàm phán giá cả, kiểm tra chất lượng, đến việc đặt hàng và theo dõi giao nhận.
  • Kiểm soát chất lượng: Có hiểu biết về quy trình kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để đảm bảo rằng chúng đáp ứng tiêu chuẩn của công ty cũng là một trong những yêu cầu đối với Trưởng nhóm Thu mua. 
  • Pháp lý và hợp đồng: Trưởng nhóm Thu mua cũng cần có kiến thức về các quy tắc, luật pháp và thủ tục liên quan đến việc ký kết hợp đồng mua bán, cũng như các điều khoản và điều kiện pháp lý.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trở thành một người lãnh đạo có nghĩa là bạn phải tìm cách vượt qua nhiều trở ngại mà mình chắc chắn phải đối mặt trong quá trình làm việc. Một nhà lãnh đạo giỏi có cách tiếp cận sáng tạo sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận những trở ngại này từ những quan điểm mới và độc đáo.
  • Kỹ năng chịu trách nhiệm: Trưởng nhóm thu mua sẽ là người chịu trách nhiệm về cả thành công và sai lầm của cả nhóm. Một người lãnh đạo giỏi là người thể hiện trách nhiệm, sẵn sàng thừa nhận sai lầm khi mắc lỗi và sau đó tìm ra giải pháp để cải thiện.
  • Khả năng giám sát chất lượng: Nếu có đôi mắt nhạy bén và kỹ năng giám sát tốt, Trưởng nhóm Thu mua có thể nhanh chóng phát hiện các bất thường trong quá trình làm việc của nhóm để kịp thời tìm biện pháp khắc phục và sửa chữa.
  • Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Trưởng nhóm Thu mua, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy. Không chỉ được bộc lộ ở nội bộ mà còn phát huy khi họ thiết lập các mối quan hệ bên ngoài, từ đó giúp doanh nghiệp có được các đối tác chiến lược phát triển bền vững.
  • Khả năng sử dụng công nghệ: Đây là một kỹ năng quan trọng đối với công việc của Trưởng nhóm Thu mua trong doanh nghiệp bởi bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều máy móc công nghệ như máy tính văn phòng, thiết bị kỹ thuật số và các công cụ đo lường và kiểm soát chất lượng chuyên dụng.
  • Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến sản phẩm, như tiêu chuẩn chất lượng, thông số kỹ thuật,...

Các yêu cầu khác

  • Tinh thầm ham học hỏi, chăm chỉ trong công việc
  • Có kỹ năng lãnh đạo
  • Có mối quan hệ hài hòa với nhân viên

Lộ trình nghề nghiệp của Trưởng nhóm Thu mua

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Thực tập sinh Mua hàng 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng
2 - 5 năm Nhân viên Thu mua 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Trưởng nhóm thu mua 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Trên 8 năm Giám đốc Thu mua 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Trưởng nhóm Thu mua và các ngành liên quan:

1. Thực tập sinh Mua hàng

Mức lương: 1.000.000 - 3.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm kinh nghiệm

Thực tập sinh trong bộ phận thu mua thường là những sinh viên năm cuối hoặc mới tốt nghiệp. Ở vị trí này này, họ chủ yếu học hỏi và phát triển kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực thu mua dưới sự hướng dẫn của những nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm. 

>> Đánh giá: Việc làm Thực tập sinh Mua hàng mang lại nhiều cơ hội học hỏi và trải nghiệm quý báu trong lĩnh vực thu mua. Tuy vậy, vì là vị trí thực tập sinh nên mức lương sẽ không cao. Ở vị trí này, bạn cần phải không ngừng nỗ lực và thể hiện được năng lực cá nhân để có thể trở thành nhân viên chính thức.

2. Nhân viên Thu mua

Mức lương: 8.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 5 năm kinh nghiệm

Sau giai đoạn thực tập, Nhân viên Thu mua sẽ được giao nhiệm vụ tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động mua hàng, như tìm nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, xác nhận chất lượng, và theo dõi các đơn đặt hàng. Họ cũng có trách nhiệm quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp và tối ưu hóa quy trình thu mua.

>> Đánh giá: Công việc Nhân viên Thu mua mang lại nhiều cơ hội phát triển và thu nhập hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm với những thách thức và áp lực. Những ai có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng làm việc dưới áp lực, và tinh thần học hỏi không ngừng sẽ có cơ hội thành công và phát triển bền vững trong ngành này.

3. Trưởng nhóm Thu mua 

Mức lương: 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Trưởng nhóm Thu mua được xem là những quản lý cấp thấp, họ có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành một bộ phận nhân viên Thu mua. Nhiệm vụ của họ bao gồm định hình chiến lược mua hàng, quản lý ngân sách và tối ưu hóa hiệu suất của đội ngũ thu mua.

>> Đánh giá: Là một Nhân viên Thu mua có thâm niên, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Trưởng nhóm Thu mua. Việc làm Trưởng nhóm Thu mua sẽ có mức lương cao hơn cũng như đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn trở thành nhân sự cứng và có con đường thăng tiến rộng mở.

4. Giám đốc Thu mua 

Mức lương: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Trên 8 năm kinh nghiệm

Giám đốc Thu mua có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động mua hàng của công ty. Họ thường có vai trò chiến lược hóa mua hàng và đóng góp quan trọng vào sự phát triển và mở rộng kinh doanh của công ty. Họ cũng có nhiệm vụ quan trọng trong việc trao đổi và báo cáo tình hình bộ phận cho hội đồng quản trị.

>> Đánh giá: Vị trí Giám đốc Thu mua là vị trí không phải ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với Hội đồng quản trị của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm.

>> Xem thêm: Tuyển dụng việc làm Giám đốc Thu mua mới nhất 

5 bước giúp Trưởng nhóm Thu mua thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Trưởng nhóm Thu mua, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới nắm bắt được thị trường và xây dựng được chiến lược thu mua hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Trưởng nhóm Thu mua. 

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Đặc thù công việc của bộ phận thu mua là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc. Trưởng nhóm Thu mua nên là một người thân thiện và hoạt bát, có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực thu mua và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Trưởng nhóm Thu mua. 

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc của Trưởng nhóm Thu mua sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ kinh doanh liên quan của doanh nghiệp. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu thị trường để nâng cao khả năng phân tích của mình.

Kỹ năng lắng nghe

Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Trưởng nhóm Thu mua nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.

Kỹ năng lãnh đạo

Khác với các vị trí khác như Nhân viên Thu mua, Thực tập sinh Thu mua,... thì vị trí Trưởng nhóm Thu mua đã được xem là vị trí lãnh đạo, quản lý một nhóm nhân viên. Vì vậy, bạn cần phải trau dồi và rèn luyện khả năng lãnh đạo và điều phối nhân lực của mình. Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn nữa.

>> Xem thêm: Việc làm Trưởng nhóm kinh doanh mới nhất

>> Xem thêm: Việc làm Trưởng nhóm pháp chế đang tuyển dụng

>> Xem thêm: Tuyển dụng Trưởng nhóm Chăm sóc khách hàng hiện nay

Đánh giá, chia sẻ về Trưởng nhóm thu mua

Các Trưởng nhóm thu mua chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Trưởng nhóm thu mua

Con đường sự nghiệp của bạn là gì?
4.2 ★
Samsung Electronics Viet Nam
Trưởng nhóm thu mua
Q: Con đường sự nghiệp của bạn là gì?
14/11/2023
Những hoạt động nào bao gồm trong quá trình mua hàng?
3.6 ★
BOSCH
Trưởng nhóm thu mua
Q: Những hoạt động nào bao gồm trong quá trình mua hàng?
14/11/2023
Hãy kể cho tôi nghe thời điểm bạn căng thẳng và bạn đã vượt qua như thế nào.
3.6 ★
BOSCH
Trưởng nhóm thu mua
Q: Hãy kể cho tôi nghe thời điểm bạn căng thẳng và bạn đã vượt qua như thế nào.
14/11/2023
1 câu trả lời

Tôi liệt kê ra những vấn đề của mình vào thời điểm đó, chỉ ra những ưu tiên của tôi, cách tôi xử lý và một số mẹo (thiền) để vượt qua căng thẳng

Trò chuyện nhỏ Hãy kể cho tôi nghe về bản thân Điểm yếu, Điểm mạnh của bạn 3 từ để miêu tả về bạn Tại sao bạn thích công việc này, công ty?
1900.com.vn
Trưởng nhóm thu mua
Q: Trò chuyện nhỏ Hãy kể cho tôi nghe về bản thân Điểm yếu, Điểm mạnh của bạn 3 từ để miêu tả về bạn Tại sao bạn thích công việc này, công ty?
14/11/2023

Câu hỏi thường gặp về Trưởng nhóm thu mua

Trưởng nhóm mua hàng (Purchasing team leader) là người lãnh đạo, quản lý trực tiếp một đội nhóm cụ thể, đảm nhiệm vai trò điều hành và quản lý tất cả hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và công việc thường ngày của doanh nghiệp.  Đây được xem là vị trí quan trọng giúp cả team có thể hoạt động một cách hiệu quả. Leader team sẽ có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu, kế hoạch, chỉ đạo triển khai, giám sát và đánh giá hiệu suất công việc. Bên cạnh đó, trưởng nhóm mua hàng còn cần gắn kết các thành viên thành một tập thể thống nhất, làm việc hiệu quả vì mục tiêu chung.

 

Trong các doanh nghiệp, các phòng ban thường được chia thành nhiều nhóm nhỏ và mỗi nhóm cần một nhân sự đứng đầu để quản lý, giám sát và điều phối công việc – đó chính là team leader. Vị trí này được coi là rất quan trọng và không thể thiếu trong các doanh nghiệp, do đó cơ hội việc làm Team Leader cũng như lộ trình thăng tiến rất rộng mở. Nếu tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc, Leader Team có thể thăng chức lên thành Trưởng phòng mua hàng và sau đó là Giám đốc.

Mức lương trung bình của team lead hiện nay là rơi vào khoảng 19-29M đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương có thể lên đến 40M đồng/tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm và trình độ của từng cá nhân.

Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng và mức lương thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương cũng có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như khu vực địa lý, quy mô công ty, và tình hình kinh tế chung. 

 

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí trưởng nhóm mua hàng là:

  • Theo bạn, trưởng nhóm mua hàng là gì?
  • Vì sao bạn muốn trở thành trưởng nhóm mua hàng?
  • Trưởng nhóm mua hàng làm công việc gì?
  • Các phương pháp nghiên cứu thị trường hiệu quả là những phương pháp nào?
  • Những bước nghiên cứu thị trường phổ biến có tác dụng hiệu quả cho doanh nghiệp là những bước nào?
  • Cách giải quyết xung đột trong nhóm là gì?

Trưởng nhóm mua hàng có lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn:

  • Trưởng nhóm mua hàng
  • Trưởng phòng mua hàng
  • Giám đốc

Đánh giá (review) của công việc trưởng nhóm mua hàng được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Bài viết xem nhiều