30 Câu hỏi trắc nghiệm ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC (có đáp án) | Quản trị nhân lực | Trường Đại học Hoa Sen

Bộ 30 Câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị nhân lực Chương 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC (có đáp án) của Trường Đại học Hoa Sen giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

CHƯƠNG 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1: Nội dung phát triển nguồn nhân không bao gồm hoạt động nào dưới đây?

A. Giáo dục

B. Đào tạo

C. Trả lương

D. Phát triển

Câu 2: Phát triển tập trung vào

A. Công việc hiện tại

B. Công việc hiện tại và công việc tương lai

C. Công việc dài hạn

D. Công việc tương lai

Câu 3: Đâu không phải là lý do chủ yếu để khẳng định công tác đào tạo và phát triển là quan trọng

A. Đáp ứng yêu cầu công của việc tổ chức hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển tổ chức.

B. Đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động.

C. Giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

D. Giải pháp có tính chiến lược để xác định mức trả lương của doanh nghiệp.

Câu 4: Đối với người lao động yếu tố nào dưới đây đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ tay nghề người lao động, tạo nên động cơ lao động tích cực, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả công việc?

A. Tuyển dụng nhân lực.

B. Phân tích, thiết kế công việc.

C. Đào tạo, phát triển nhân lực.

D. Đãi ngộ nhân lực.

Câu 5: Trong đào tạo các nhà quản trị, nội dung nào được những nhà quản trị giỏi, có kinh nghiệm thực hiện để đào tạo nhà quản trị trẻ?

A. Kèm cặp và hướng dẫn.

B. Cung cấp kỹ năng, kinh nghiệm trước khi tiếp cận công việc mới.

C. Luân chuyển công việc.

D. Kèm cặp hướng dẫn, luân chuyển công việc và đào tạo về kỹ năng, kinh nghiệm

Câu 6: Phát triển quản trị trong doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu nào dưới đây?

A. Cá nhân.

B. Nhóm.

C. Tổ chức.

D. Cá nhân, nhóm và trong cả doanh nghiệp

Câu 7: Thiết lập mục tiêu cho phát triển cá nhân nhằm

A. Cải thiện khả năng cá nhân.

B. Thúc đẩy nhân viên.

C. Khẳng định bản thân trong việc đạt được mục tiêu.

D. Cải thiện khả năng, thúc đẩy người lao động và giúp người lao động khẳng định được bản thân

Câu 8: Kỹ thuật phát triển nhóm được thiết kế không nhằm

A. Gia tăng kỹ năng làm việc nhóm.

B. Nâng cao khả năng giao tiếp, truyền thông.

C. Nâng cao khả năng ảnh hưởng đến người khác.

D. Giảm năng suất làm việc nhóm

Câu 9: Mục đích chung của yếu tố nào dưới đây là để sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức?

A. Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực.

B. Tuyển dụng nhân lực.

C. Phân tích, thiết kế công việc.

D. Đào tạo, phát triển nhân lực.

Câu 10: Lựa chọn các phương pháp và nguyên tắc áp dụng trong đào tạo là nội dung thuộc giai đoạn cơ bản nào trong tiến trình đào tạo nhân lực của doanh nghiệp?

A. Đánh giá nhu cầu.

B. Đánh giá kết quả.

C. Đào tạo huấn luyện.

D. Đào tạo theo yêu cầu nhà quản trị

Câu 11: Các cấp độ đánh giá nhu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực bao gồm các nội dung?

A. Phân tích tổ chức - Phân tích công việc – Phân tích nhân sự- Xác định mục tiêu đào tạo.

B. Phân tích nhu cầu – Phân tích tổ chức – Phân tích cá nhân – Đánh giá kết quả đào tạo.

C. Phân tích công việc–Phân tích nhân sự-Phân tích hành vi – Phân tích kết quả đào tạo.

D. Đánh giá công việc – Đánh giá cá nhân – Đánh giá kết quả đào tạo.

Câu 12: Đào tạo chính quy, tại chức hay các lớp bồi dưỡng thuộc hình thức đào tạo nguồn nhân lực nào?

A. Theo định hướng nội dung đào tạo.

B. Theo mục đích nội dung đào tạo.

C. Theo hình thức tổ chức đào tạo.

D. Theo địa điểm/nơi đào tạo và theo đối tượng học viên.

Câu 13: Trong các phương pháp đào tạo nhân lực dưới đây phương pháp nào được sử dụng rộng rãi nhất?

A. Đào tạo thông qua tình huống.

B. Đào tạo thông qua xây dựng hành vi.

C. Đào tạo tại nơi làm việc.

D. Đào tạo thông qua hình thức đóng vai.

Câu 14: Hiệu chỉnh hành vi tổ chức là thuật ngữ chung là việc thiết kế không nhằm tạo ra?

A. Hệ thống củng cố các hành vi mà tổ chức mong đợi.

B. Không củng cố các hành vi mà tổ chức không mong muốn.

C. Trừng phạt các hành vi mà tổ chức không muốn.

D. Củng cố các hành vi mà tổ chức không mong muốn

Câu 15: Đào tạo nguồn nhân lực là một nguồn đầu tư sinh lời đáng kể, vì đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố nào để đạt được sự phát triển của tổ chức một cách có hiệu quả nhất?

A. Là mục đích.

B. Là phương tiện.

C. Là thời cơ.

D. Là mục đích

Câu 16: Các chương trình đào tạo nguồn nhân lực không cần phải đạt được yếu tố nào dưới đây?

A. Đảm bảo tiết kiệm và tối đa hóa lợi ích trong đào tạo

B. Không cần nhất quán với văn hóa và giá trị doanh nghiệp

C. Đảm bảo thống nhất với mục tiêu và mong muốn của đào tạo

D. Thống nhất và đáp ứng nhu cầu đào tạo của người lao động.

Câu 17: Trong phát triển cá nhân, mục tiêu càng thách thức sẽ cho kết quả thực hiện càng cao khi xảy ra tình huống nào dưới đây?

A. Nhà quản trị tin rằng mục tiêu ấn định là phù hợp.

B. Mục tiêu được cá nhân chấp nhận.

C. Mục tiêu được điều chỉnh.

D. Nhà quản trị mong đợi kết quả.

Câu 18: Tiến trình đào tạo huấn luyện nhân lực trong doanh nghiệp có thể bao gồm các giai đoạn cơ bản theo thứ tự nào dưới đây?

A. Phân tích mục tiêu – Xác định nhu cầu – Đào tạo – Đánh giá kết quả.

B. Phân tích nhu cầu – Lựa chọn phương pháp – Đào tạo – Đánh giá kết quả.

C. Đánh giá nhu cầu – Xây dựng tiêu chuẩn – Đào tạo – Đánh giá kết quả.

D. Đánh giá nhu cầu – Đào tạo – Đánh giá kết quả.

Câu 19: Chức năng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được hiểu là tiến trình nào dưới đây  của doanh nghiệp?

A. Một tiến trình liên tục, không ngừng hướng tới thực hiện các mục tiêu.

B. Một tiến trình cung cấp thông tin cho người lao động.

C. Một trong những chức năng thuộc nhóm chức năng thu hút nhân lực.

D. Quá trình kết hợp mục tiêu của cá nhân với mục tiêu chung.

Câu 20: Đây là hình thức đào tạo về các kỹ năng, cách thức, phương pháp làm việc điển hình trong doanh nghiệp. Khi nhân viên chuyển sang doanh nghiệp khác, kỹ năng đào tạo đó thường không áp dụng được nữa.

A. Đào tạo tại nơi làm việc

B. Đào tạo ngoài nơi làm việc

C. Đào tạo mới và đào tạo lại.

D. Đào tạo định hướng doanh nghiệp

Câu 21: “Training on Job” khi đề cập đến đào tạo được hiểu là

A. Đào tạo ngoài nơi làm việc

B. Đào tạo mới

C. Đào tạo lại

D. Đào tạo tại nơi làm việc

Câu 22: Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên không nhằm mục đích?

A. Giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa các sai sót trong quá trình làm việc, nâng cao và hoàn thiện hiệu năng làm việc của cá nhân.

B. Giúp doanh nghiệp có cơ sở dự báo nhân sự trong tương lai, có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

C. Giúp doanh nghiệp có cơ sở để hoạch định nguồn nhân lực.

D. Giúp nhân viên tăng những hành vi thiếu định hướng trong quá trình thực hiện công việc

Câu 23: Đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp không nhằm

A. Sử dụng như công cụ tạo lập và củng cố văn hóa và các giá trị của doanh nghiệp.

B. Bảo đảm cho việc điều chỉnh hành vi của nhân viên tại nơi làm việc.

C. Nhất quán giữa hành vi cá nhân với văn hóa doanh nghiệp.

D. Giảm sự nhất quán giữa hành vi cá nhân với văn hóa doanh nghiệp

Câu 24: Khi đánh giá độ tin cậy của thực hiện công việc/thành tích cá nhân thì điều quan trọng là phải xác định nội dung quan trọng nào dưới đây?

A. Loại tiêu chuẩn nào được xây dựng.

B. Thước đo nào được sử dụng.

C. Ai là người thực hiện đánh giá.

D. Ai sẽ đánh giá, tiêu chuẩn và thước đo nào được sử dụng

Câu 25: Các tiêu chuẩn xây dựng trong đánh giá thực hiện công việc được xem là có độ tin cậy cao khi nào?

A. Có sự phân biệt rõ ràng về mức độ (các mức, thang điểm đảm bảo sự phân biệt).

B. Phản ánh sự khác nhau về mức độ cao, thấp của việc thực hiện công việc.

C. Thuận lợi cho việc tiến hành đo lường, kiểm định.

D. Có sự phân biệt về mức độ cao thấp của công việc được thực hiện, phân biệt về mức độ và tạo thuận lợi cho việc tiến hành đo lường kiểm định.

Câu 26: Trong thiết lập tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc, tiêu chuẩn đánh giá phải tuân thủ  yêu cầu nào dưới đây?

A. Tiêu chuẩn đưa ra phải dễ hiểu.

B. Tiêu chuẩn nên mang tính thách thức và thực tế cho cá nhân.

C. Tiêu chuẩn phải được công bố rõ ràng, thời gian phải cụ thể, mục tiêu phải dễ thấy, dễ đo lường.

D. Tiêu chuẩn dễ hiểu, rõ ràng, thời gian cụ thể, dễ đo lường và tiêu chuẩn phải mang tính thách thức và thực tế cho cá nhân.

Câu 27: Nhà quản trị ghi lại những sai sót, trục trặc lớn hay những kết quả tốt trong việc thực hiện công việc của nhân viên, những kết quả bình thường sẽ không được ghi lại là nội dung chủ yếu của phương pháp đánh giá thực hiện công việc nào?

A. Phương pháp xếp hạng luân phiên.

B. Phương pháp phê bình lưu giữ.

C. Phương pháp quan sát hành vi.

D. Phương pháp định lượng.

Câu 28: Đánh giá thực hiện công việc được xem là một cơ chế kiểm soát về thông tin phản hồi đối với cá nhân và toàn hệ thống tổ chức về các công việc đang tiến hành. Nếu thiếu thông tin về thực hiện công việc, nhà quản trị sẽ rơi vào trạng thái nào dưới đây?

A. Không biết được người lao động mong muốn gì và phải đáp ứng như thế nào.

B. Không nắm được diễn biến quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

C. Không biết được nhân viên có thực hiện đúng mục tiêu, theo đúng cách thức và tiêu chuẩn mong muốn hay không.

D. Không xây dựng được hệ thống trả công lao động trong doanh nghiệp.

Câu 29: Đánh giá thực hiện công việc theo cách truyền thống (đánh giá một cá nhân trên cơ sở so sánh với người khác) có thể dẫn tới điều nào dưới đây?

A. Dễ dàng cho kết quả chính xác, khách quan.

B. Không cho kết quả đầy đủ, khách quan, cũng như việc đáp ứng nguyện vọng cá nhân.

C. Bị phản tác dụng và đôi khi tạo ra sự cạnh tranh theo hướng tiêu cực hơn là hợp tác.

D. Cung cấp thông tin tương đối đầy đủ, hỗ trợ cho việc trả công hợp lý.

Câu 30: Thực hiện định giá công việc và nghiên cứu tiền lương trên thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được nội dung nào dưới đây?

A. Minh bạch và công khai trong trả công cho người lao động.

B. Công bằng nội bộ và tính công bằng với thị trường bên ngoài trong trả công.

C. Cân đối trong trả công người lao động so với bên ngoài.

D. Hiệu quả trong cơ cấu trả công cho người lao động.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C D D C D D D D D C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A C C D B C,D B B A D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
D D D D D D B C C B

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 1: Tổng quan về nguồn nhân lực

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 2: Hoạch định nguồn nhân lực

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 3: Phân tích và thiết kế công việc

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 4: Tuyển dụng và lựa chọn

Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nhân lực Chương 6: Quan hệ lao động

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh quản trị hệ thống

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh Nhân sự

Mức lương của Thực tập sinh quản lý khách hàng là bao nhiêu? 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!