TOP 15 Cơ hội việc làm chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp là một ngành học đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm trong thời gian gần đây. Hãy cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu về TOP 15 Cơ hội việc làm chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là hệ thống tất cả những điều lệ, chính sách giúp điều hành và quản lý doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp hướng đến việc cân đối lợi ích của nhiều bên có liên quan như cổ đông, cơ quan của nhà nước, các đối tác kinh doanh, nhân viên, khách hàng, môi trường, cộng đồng và toàn xã hội. Quản trị doanh nghiệp cũng được xem là một quá trình của sự tác động liên tục và mang tính chất tổ chức, có mục đích từ phía chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp đó. 

Quá trình này sẽ sử dụng một cách có hiệu quả tiềm năng, cũng như các cơ hội để thực hiện hoạt động sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp đạt được hiệu quả và những mục tiêu đã được đề ra theo đúng quy định và thông lệ trong xã hội.

Đọc thêm: Quản trị doanh nghiệp là gì? 5 Chức năng của quản trị doanh nghiệp

2. Cơ hội việc làm và mức lương khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

Cơ hội việc làm rộng mở

Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp vô cùng rộng mở và đa dạng. Bởi những kiến thức và kỹ năng được đào tạo trong chuyên ngành này giúp bạn học sau khi ra trường có được sự nhạy bén và linh hoạt để xử lý được mọi vấn đề.

Vậy, quản trị doanh nghiệp là làm gì? Xét riêng về những công việc đúng ngành, bạn học quản trị doanh nghiệp ra có thể ứng tuyển vào các vị trí sau:

Đặc biệt, nếu như bạn có đủ kinh nghiệm, đam mê, nhiệt huyết và điều kiện thì hoàn toàn có thể tự thành lập công ty riêng của mình. Những kiến thức học được trong ngành quản trị doanh nghiệp chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc điều hành doanh nghiệp của riêng bạn.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm Nhân viên ngân hàng đầu tư

Việc làm Leader Marketing

Việc làm Giám đốc tài chính 

Việc làm Nhân viên môi giới chứng khoán

Mức lương hấp dẫn

Cũng tương tự như mức lương trung bình của ngành quản trị kinh doanh, các nhân sự thuộc chuyên ngành quản trị doanh nghiệp cũng sẽ đạt được mức thu nhập tăng dần qua từng cấp bậc và lĩnh vực.

Đối với nhân sự khối Kinh doanh, Marketing

Thu nhập của việc làm kinh doanh bán hàng phụ thuộc vào cấp bậc. Cấp bậc nhân viên có thu nhập từ 5 – 10 triệu/tháng. Từ vị trí trưởng phòng trở lên, thu nhập rơi vào khoảng 10 – 15 triệu/tháng. Từ chức vụ Giám đốc thì mức lương tăng lên 15 – 20 triệu/tháng. Đương nhiên mức lương của các vị trí cấp cao thì không chỉ giới hạn ở mức vài chục triệu mỗi tháng mà có thể lên đến vài trăm triệu. Tất cả tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và mức lợi nhuận mà họ tạo ra.

Đối với nhân sự khối Tài chính – Ngân hàng

Tùy từng phòng ban và việc làm ngân hàng tài chính cụ thể mà mức lương sẽ khác nhau. Ví dụ, các vị trí giao dịch viên, telesale, nhân viên kinh doanh, chuyên viên tín dụng sẽ có mức lương rơi vào khoảng  6 – 10 triệu/tháng. Chuyên viên tư vấn, quản trị rủi ro, phân tích tài chính có mức lương là 10 – 15 triệu/tháng. Đến chức vụ giám đốc phòng, giám đốc khối, giám đốc chi nhánh thì mức lương từ vài chục đến vài trăm triệu đồng mỗi tháng.

3. Chức năng của quản trị doanh nghiệp

Chức năng hoạch định chiến lược

Quản trị doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm xác định mục tiêu và hoạch định ra chiến lược để đạt tới mục tiêu cho doanh nghiệp. 

Chức năng hoạch định đóng vai trò như việc xác định phương hướng phát triển cũng như dự đoán các khả năng có thể xảy ra, đồng thời lên kế hoạch dự trù cho chúng.

Khi thực hiện chức năng hoạch định chiến lược, các nhà quản trị phải:

  • Nắm rõ bối cảnh kinh doanh của thị trường bên ngoài doanh nghiệp
  • Hiểu được tình hình hoạt động trong doanh nghiệp
  • Xây dựng mục tiêu
  • Xác định các nguồn lực cần có và trách nhiệm của các bên liên quan
  • Chỉ rõ các công việc chi tiết được thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian sẵn có và điều kiện để hoàn thành được các mục tiêu đã đặt ra.

Chức năng tổ chức

Chức năng tổ chức thể hiện chủ yếu qua ba mảng sau:

  • Tổ chức bộ máy và xây dựng kết cấu doanh nghiệp với các cấp bậc, thứ tự, vị trí; trong đó mô tả rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm và phúc lợi của mỗi vị trí.
  • Tiến hành phân công nhân sự, phân công công tác và phân bố nguồn lực cho các phòng ban trong công ty. Việc phân bổ này cần diễn ra theo cấp độ từ lớn đến nhỏ: công ty – phòng ban – nhóm – cá nhân.
  • Tiến hành xây dựng và ban hành chính sách, các cơ chế phối hợp trong doanh nghiệp để đảm bảo toàn bộ các hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Chức năng quản lý, lãnh đạo

Sau khi đã hoàn thành bộ khung sườn để hướng dẫn hành động và công tác. Quản trị doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chức năng quản lý và lãnh đạo nhân sự hoạt động theo quy định.

Trong quá trình này, nhà quản trị thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách, hành vi, phong cách làm việc và quản trị nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực làm việc.

4. Tố chất cần có của sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp

Luôn năng động, tự tin, mạnh mẽ và có sự quyết đoán. 

Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, Quản trị doanh nghiệp nói riêng và tất cả các ngành nghề khác nói chung, sự tự tin và năng động chính là những đức tính cần phải có. 

Là người sở tố chất này bạn sẽ dễ dàng hòa nhập và bắt nhịp nhanh trong nghề quản trị. Đặc biệt, với sự mạnh mẽ, khả năng xử lý khủng hoảng và ra quyết định tốt thì trong tương lai chắc chắn bạn sẽ trở thành một nhà quản trị giỏi.

Lối tư duy logic, khả năng quan sát, nhạy bén. 

Nếu bạn là người giỏi tính toán, phân tích, đánh giá, luôn thích giải quyết vấn đề bằng tư duy logic thì ngành Quản trị doanh nghiệp là một trong những ngành phù hợp với bạn. Công việc của ngành Quản trị doanh nghiệp luôn đòi hỏi bạn một lối tư duy có hệ thống, rõ ràng, rành mạch. Nhờ tố chất này, bạn mới có thể phát triển trong một môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay.

Biết nhìn nhận và đánh giá con người

Sự sống của doanh nghiệp phụ thuộc vào con người. Nếu không có nhân sự thì không thể làm nên doanh nghiệp. Bởi vậy, người làm quản trị doanh nghiệp cần biết đâu là nhân tài mình cần chiêu mộ và cách giữ chân họ bên mình.

Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm  có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Quản trị doanh nghiệp và có thêm nhiều kiến thức về những ngành nghề.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!