Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tuyển chọn hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Bổ sung, xây dựng đội ngũ hòa giải viên lao động (sau gọi tắt là hòa giải viên) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hòa giải tranh chấp lao động trên địa bàn tỉnh và đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn của hòa giải viên quy định tại Điều 92, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
2. Việc tuyển chọn hòa giải viên phải đúng trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn theo quy định; bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, khách quan, công bằng, dân chủ và đúng quy định pháp luật.
II. ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN VÀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN
1. Điều kiện đăng ký dự tuyển:
a) Người đăng ký dự tuyển phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây (không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo):
– Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt;
– Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động;
– Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án, nhưng chưa được xóa án tích.
b) Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển:
– Không cư trú tại Việt Nam;
– Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển và lệ phí dự tuyển:
a) Hồ sơ đăng ký dự tuyển:
– Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động;
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế;
– Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan;
– Văn bản giới thiệu tham gia làm hòa giải viên lao động của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
Các cá nhân trực tiếp đăng ký hoặc được các cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
Hồ sơ đăng ký dự tuyển được đựng trong túi hồ sơ theo quy định.
b) Lệ phí dự tuyển: Không.
3. Phương thức, chỉ tiêu tuyển chọn:
– Phương thức tuyển chọn: Xét hồ sơ.
– Chỉ tiêu cần tuyển: 1-4 người.
III. CHẾ ĐỘ VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYỂN CHỌN, BỔ NHIỆM HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG
1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:
– Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử, được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, doChính phủ quy định theo từng thời kỳ.
– Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp, để tham gia thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định.
– Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định.
– Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức.
– Được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định.
– Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động:
– Căn cứ Kế hoạch này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo công khai việc tuyển chọn hòa giải viên lao động trên địa bàn, thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để phối hợp thực hiện.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát người đủ tiêu chuẩn, tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định các hồ sơ dự tuyển (kể cả các hồ sơ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp nhận), lựa chọn và lập danh sách vị trí bổ nhiệm của từng hòa giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ nhiệm.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động; thời hạn bổ nhiệm hòa giải viên lao động tối đa không quá 05 năm.
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức, thực hiện Kế hoạch này.
– Thông báo công khai việc tuyển chọn hòa giải viên lao động trên địa bàn thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để phối hợp thực hiện.
– Thẩm định các hồ sơ dự tuyển, lựa chọn và lập danh sách vị trí bổ nhiệm của từng hòa giải viên lao động, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ nhiệm. Không giới hạn số lượng nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển nhằm đảm bảo tính cạnh tranh trong tuyển chọn theo quy định.
– Thông báo kết quả trúng tuyển đến thí sinh dự tuyển theo quy định.Thực hiện một số nội dung khác có liên quan đến việc tuyển chọn hòa giải viên theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh:
Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo công khai việc tuyển chọn hòa giải viên lao động theo Kế hoạch này thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh:
Phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn các đối tượng có nhu cầu ứng tuyển hòa giải viên lao động gửi hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố.
4. UBND các huyện, thành phố:
– Chỉ đạo cơ quan chuyên môn (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội) niêm yết công khai Kế hoạch này tại trụ sở làm việc và tiếp nhận nộp hồ sơ của người dự tuyển; Sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, rà soát người đủ tiêu chuẩn, tổng hợp, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định.
– Công khai, cập nhật, đăng tải danh sách họ tên, địa bàn phân công hoạt động, số điện thoại, địa chỉ liên hệ của hòa giải viên lao động được bổ nhiệm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), để được hướng dẫn giải quyết./.
Nguồn tin: vinhphuc.gov.vn
Công ty TNHH Uni-President Việt Nam thành lập ngày 06/02/1999 tại Khu công nghiệp Sóng Thần 2, tỉnh Bình Dương, tổng diện tích là 10ha, tổng vốn đầu tư lên đến 225.000.000 USD, bao gồm sản xuất thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, bột mì và mì ăn liền. Theo nền kinh tế xã hội không ngừng phát triển, mức sinh hoạt của người dân tăng nhanh, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đã từng bước thành lập chi nhánh ở các tỉnh Tiền Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận…, mở rộng sản xuất, thỏa mãn nhu cầu thị trường của các quốc gia Đông Nam Á.
Mỗi sản phẩm của Công ty TNHH Uni-President Việt Nam đều trải qua sự kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. Qua sự cố gắng không ngừng của công ty, chất lượng sản phẩm đã nhận được chứng nhận hệ thống quản lý như ISO9001-2015, ISO 22000-2005, HACCP, OHSAS…., đồng thời cũng giành được các giải thưởng, cúp vàng của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Được hưởng chế độ BHYT, BHXH, BHTN theo quy định và BH tai nạn 24/24.
Các hoạt động ngoại khóa
- Du lịch hàng năm 1 năm/ lần
- Party cuối năm
Lịch sử thành lập
- Năm 1999, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam được cấp phép đầu tư quy hoạch thành 6 hạng mục, đầu tư, bao gồm : Ngành Thức ăn Gia súc, Ngành Thức ăn Thủy sản, Ngành Bột mì, Ngành Thực phẩm, Ngành Nước uống, Ngành Dầu thực vật với tổng số vốn đầu tư trên 225,000,000 USD (hai trăm hai mươi năm triệu đôla), vốn pháp định là 68,000,000 USD (sáu mươi tám triệu đôla)
- Năm 2000, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Uni-President – Ông Kao Chin Yen đích thân đến Việt Nam chủ trì buổi lễ động thổ Nhà máy Bình Dương
- Năm 2001, Nhà máy Sản xuất Thức ăn Chăn nuôi chính thức đi vào hoạt động, tiếp đó ngày 15 tháng 12 năm 2001, Nhà máy Sản xuất Mì ăn liền cũng hoàn công và đi vào hoạt động.
- Năm 2003, khánh thành Nhà máy Bột mì và đưa vào sử dụng
- Năm 2007, sau thời gian giám sát, kiểm tra, Tổ chức chứng nhận SGS thế giới đã chính thức công nhận và cấp bằng chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO 22000 cho nhà máy sản xuất con giống và thức ăn thủy sản của công ty.
- Năm 2012 Công ty đã mua lại 100% vốn cổ phần và thành lập Công ty TriBeco Bình Dương ở VSIP 1 và một nhà máy sản xuất ở Hưng Yên, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và khu vực. Riêng nhà máy Uni-President Bình Dương chiếm 35% tổng doanh thu của toàn Công ty
Mission
- 3 tốt 1 hợp lý
- Thành thật cần cù
- Sáng tạo cầu tiến