Điều kiện và Lộ trình trở thành một Production Supervisor?

Production supervisor (Giám sát sản xuất) là người đảm nhận vai trò quản lý trực tiếp và giám sát một nhóm công nhân sản xuất trong một nhà máy hoặc cơ sở sản xuất. Nhiệm vụ chính của Production supervisor là phân công công việc cho từng công nhân, theo dõi tiến trình công việc, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu tiêu đề ra. Cũng có trách nhiệm giám sát chất lượng sản phẩm, đảm bảo dưỡng thủ các quy trình và quy định an toàn lao động, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Kỹ sư sản xuất, Thực tập sinh sản xuất...cũng rất đa dạng. 

Lộ trình thăng tiến của Production supervisor 

Lộ trình thăng tiến của Production supervisor có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này. 

Năm kinh nghiệm 

Vị trí 

Mức lương 

1 - 3 năm

Production supervisor

12- 18 triệu đồng/tháng

3 - 4 năm

Tổ trưởng sản xuất

18 - 25 triệu đồng/tháng

4 - 6 năm

Điều phối sản xuất

23 - 30 triệu đồng/tháng

Trên 6 năm

Quản lý Sản xuất 

35 - 42 triệu đồng/tháng

Mức lương trung bình của Production supervisor và các ngành liên quan

1. Production supervisor

Mức lương: 12- 18 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm

Production supervisor là người đảm nhận vai trò quản lý trực tiếp và giám sát một nhóm công nhân sản xuất trong một nhà máy hoặc cơ sở sản xuất, phân công công việc cho từng công nhân, theo dõi tiến trình công việc, đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được mục tiêu tiêu đề ra. 

>> Đánh giá: Những ứng viên phù hợp cho vị trí này thường có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề xuất sắc, cùng với khả năng lãnh đạo và quản lý dự án. Production supervisor cần phải có khả năng làm việc độc lập và phối hợp với các nhóm khác để thiết kế và triển khai các giải pháp cải tiến quy trình sản xuất. Vị trí này đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng quản lý thời gian hiệu quả và sự chú ý đến chi tiết để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và quy trình sản xuất được tối ưu hóa.

2. Tổ trưởng sản xuất

Mức lương: 18 - 25 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 4 năm

Tổ trưởng sản xuất là người quản lý trực tiếp một nhóm nhân viên sản xuất, đảm bảo rằng quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và đạt các chỉ tiêu chất lượng. Họ giám sát công việc hàng ngày, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Tổ trưởng cũng chịu trách nhiệm về việc đào tạo nhân viên mới, duy trì kỷ luật làm việc và phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo quy trình sản xuất hiệu quả.

>> Đánh giá: Tổ trưởng sản xuất phù hợp với những người có khả năng phân tích và lập kế hoạch tốt, cùng với kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian hiệu quả. Kỹ năng quan trọng bao gồm việc lập kế hoạch chi tiết, theo dõi tiến độ sản xuất, và phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác để đảm bảo rằng nguyên vật liệu và tài nguyên luôn sẵn sàng.

3. Điều phối sản xuất

Mức lương: 23 - 30 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm

Điều phối sản xuất là người đảm bảo rằng các hoạt động sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Họ chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, phân bổ tài nguyên và giám sát quy trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng thời hạn và đạt chất lượng yêu cầu. 

>> Đánh giá: Những ứng viên lý tưởng cho vị trí này là những người có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, kỹ năng quản lý thời gian xuất sắc và khả năng phối hợp giữa các bộ phận khác nhau. Yêu cầu kỹ năng bao gồm khả năng lập kế hoạch, tổ chức và giao tiếp hiệu quả để phối hợp với các phòng ban và đảm bảo sản xuất đạt yêu cầu về thời gian và chất lượng.

4. Quản lý sản xuất

Mức lương: 35 - 42 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: trên 6 năm

Quản lý sản xuất là người đứng đầu trong việc điều phối và giám sát toàn bộ quy trình sản xuất tại nhà máy hoặc cơ sở sản xuất. Họ có nhiệm vụ đảm bảo rằng quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cũng như yêu cầu về thời gian và ngân sách. Công việc của Quản lý Sản xuất bao gồm lập kế hoạch và quản lý lịch trình sản xuất, tối ưu hóa quy trình để nâng cao năng suất, và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất. Họ cũng phải làm việc chặt chẽ với các bộ phận khác như chất lượng, bảo trì, và kho để đảm bảo rằng tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng được đồng bộ và hiệu quả.

>> Đánh giá: Vị trí Quản lý Sản xuất phù hợp cho những người có kinh nghiệm vững vàng trong lĩnh vực sản xuất và khả năng quản lý đội ngũ. Người đảm nhận vai trò này cần có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, vì họ phải quản lý nhiều nhóm làm việc và điều phối các hoạt động sản xuất. Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề là rất quan trọng, vì họ thường xuyên đối mặt với các tình huống phát sinh và cần tìm ra giải pháp kịp thời. Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch cũng cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất đều được thực hiện theo đúng tiến độ và ngân sách.

Yêu cầu tuyển dụng của Production supervisor

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Production supervisor cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Kiến thức về quy trình sản xuất: Production Supervisor cần hiểu rõ về quy trình sản xuất, từ khâu lập kế hoạch, chuẩn bị nguyên liệu, quản lý quy trình sản xuất, đến kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.

  • Kiến thức về quản lý chất lượng: Production Supervisor cần nắm vững các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Họ phải biết cách kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu.

  • Kiến thức về an toàn lao động: Production Supervisor cần hiểu về các quy định và quy trình an toàn lao động trong quá trình sản xuất. Họ phải biết cách đảm bảo an toàn cho nhân viên và phòng ngừa các tai nạn lao động.

  • Bằng cấp: Để đảm nhận vị trí Production supervisor , ứng viên thường cần phải có bằng đại học trong các lĩnh vực liên quan như Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Công nghiệp, Kỹ thuật Điện, hoặc Kỹ thuật Hóa học. 

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng quản lý dự án: Một Production Supervisor hiệu quả cần có kỹ năng quản lý dự án tốt. Học cách lập kế hoạch, giám sát tiến độ, điều phối tài nguyên, và quản lý rủi ro trong quá trình xây dựng. Việc thành thạo các phần mềm quản lý dự án như Microsoft Project, Primavera P6 hay các công cụ tương tự cũng có thể giúp bạn tăng cường khả năng quản lý và nâng cao hiệu suất công việc.

  • Kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo: Một Production Supervisor xuất sắc cần có khả năng giao tiếp hiệu quả và lãnh đạo. Học cách truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan và khả năng giải quyết xung đột. Bạn cũng nên phát triển khả năng lãnh đạo và khả năng đưa ra quyết định một cách tự tin và có trách nhiệm.

  • Kỹ năng quản lý chất lượng: Kỹ năng quản lý chất lượng là cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Production supervisor cần phải nắm vững các phương pháp kiểm soát chất lượng, chẳng hạn như kiểm tra sản phẩm, phân tích sai lỗi và cải tiến quy trình sản xuất.

Yêu cầu khác

  • Sự tỉ mỉ: Một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà Giám sát sản xuất cần có là sự chú ý đến từng chi tiết. Cũng như các loại hình sản xuất khác, về mặt vật lý, bạn đang ghép các mảnh vật liệu khác nhau lại với nhau để tạo ra một cấu trúc lớn hơn nhiều. Vì vậy, bạn cần biết cách diễn giải các bản vẽ và hiểu chính xác các thông số kỹ thuật để tránh những hậu quả kéo dài trong vòng đời sản phẩm.

Các trường đào tạo kỹ thuật tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành kỹ thuật sản xuất, quản lý công nghiệp trên cả nước là: