Điều kiện và Lộ trình trở thành một QUẢN LÝ?

Người quản lý là người giám sát giám sát các thành viên trong nhóm trong một bộ phận nhất định để đảm bảo bộ phận đó hoạt động hiệu quả. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

Lộ trình thăng tiến

Manager là một chức vụ quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Nó đòi hỏi bạn phải có sự thông thạo và hiểu biết chuyên sâu mới có thể đảm nhận được. Vì vậy để thăng tiến lên vị trí này bạn cần có định hướng phát triển từ sớm. Việc có định hướng rõ ràng từ sớm sẽ giúp bạn biết phải rèn luyện, tích lũy cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết nào. Từ đó bạn có thể vạch ra một kế hoạch cụ thể để từng bước trau dồi và nâng cấp hành trang sự nghiệp cho mình.

Quản lý (Manager) là vị trí cần được đào tạo bài bản và có thời gian tích luỹ kinh nghiệm đủ lâu chứ không thể chỉ trong một, hai ngày là có thể đảm nhận được. Tức là bạn sẽ phải trải qua lộ trình sự nghiệp kéo dài vài năm, có khi là chục năm mới có thể ngồi vào vị trí này.

Bạn sẽ bắt đầu từ những vị trí đơn giản, cấp nhân viên, sau đó mới dần tích lũy các kinh nghiệm cần thiết để trở thành Manager:

Nhân viên: phụ thuộc vào chuyên môn được đào tạo mà bạn sẽ chọn cho mình một vị trí công việc trong lĩnh vực phù hợp để bắt đầu sự nghiệp. Bạn sẽ làm tại vị trí này từ 1 – 2 năm sau đó thăng tiến lên vị trí cao hơn.

Chuyên viên / Leader: khi đã có một số kinh nghiệm làm việc nhất định bạn sẽ tiếp tục thăng tiến lên vị trí chuyên viên, sau đó trở thành leader rồi tiếp tục thăng tiến lên cao hơn. Trong một số trường hợp bạn có thể thăng tiến thẳng lên vị trí leader mà không trải qua vị trí chuyên viên. Hoặc bạn có thể từ vị trí chuyên viên rồi trở thành manager mà không làm leader.

Operation Manager: sau khi làm việc tại vị trí chuyên viên hoặc leader từ 3 năm trở lên bạn có thể nghĩ tới việc tìm kiếm cơ hội việc làm Operation Manager. Lúc này bạn hãy cân nhắc cơ hội thăng tiến tại công ty mình đang làm việc. Nếu không bạn có thể tìm việc làm Operation Manager tại các công ty khác trong cùng lĩnh vực. 

COO: tại vị trí Operation Manager bạn sẽ có cơ hội trở thành COO sau một thời gian làm việc với thành tích và năng lực xuất sắc.

Tóm lại, bạn cần trải qua một quá trình rèn luyện dài để được doanh nghiệp tín nhiệm và giao cho bạn đảm nhận chức vụ Manager. Vì vậy, đừng nôn nóng mà hãy kiên trì và nỗ lực chuẩn bị các kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn cần thiết để trở thành một Manager bạn nhé!

Cơ hội nghề nghiệp cho Quản lý

Các nhà quản lý có thể làm việc trong nhiều ngành, công ty và tổ chức khác nhau. Nhiều Giám đốc Kinh doanh làm việc cho một doanh nghiệp trong môi trường văn phòng. Họ thường phụ trách một bộ phận cụ thể và sẽ xây dựng các chiến lược hoặc cột mốc quan trọng cho nhân viên của mình và sẽ giám sát tiến độ của nhân viên trong các dự án này.

Quản lý dự án 

Vị trí này được xem như cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp hoặc đội ngũ thực hiện dự án của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp với nhau thông qua người quản lý, và người quản lý có nhiệm vụ dẫn dắt toàn bộ đội ngũ thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã đề ra, với mức rủi ro thấp nhất có thể. Họ có đóng góp không nhỏ vào tổng thể mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Quản lý giáo dục

Ngoài việc trở thành các giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, thì học sư phạm ra bạn có cơ hội tham gia các cơ quan quản lý giáo dục của địa phương, cấp Trung ương như các Phòng ban, các Sở ngành giáo dục tại địa phương, làm việc tại bộ giáo dục và đào tạo. Hoặc làm việc trong các trung tâm, tổ chức về giáo dục,…

Quản lý Account 

Account dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tài khoản, tuy nhiên nghề Account lại mang nghĩa hoàn toàn khác. Nói một cách đơn giản, vị trí này là những người duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và khiến họ hài lòng về doanh nghiệp của mình. Bộ phận này phổ biến tại các công ty Agency và họ làm việc trực tiếp với Client.

Các nhân viên thuộc bộ phận Account cần có một nền tảng về tài chính, kinh doanh, Marketing, truyền thông... Tuy nhiên trên thực tế, lượng nhân sự làm trái ngành hiện nay khá phổ biến, và không có gì ngạc nhiên khi vị trí Account cũng không hẳn xuất thân từ các ngành liên quan.

Các trường đào tạo ngành Quản lý tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Quản lý trên cả nước là:

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành Sư phạm riêng hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất