Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trader?
Trader là nhà giao dịch, mô tả cá nhân thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm tài chính trên thị trường. Các sản phẩm tài chính ở đây có thể là: chứng khoán, ngoại hối, tiền điện tử, vàng …. Các Trader thực hiện mua bán dưới danh nghĩa của bản thân hoặc đại diện cho một tổ chức/ cá nhân khác trên thị trường. Trader thực hiện các giao dịch ngắn hạn, thông qua đó để ăn chênh lệch giá cả, mang lại lợi nhuận.
Lộ trình thăng tiến của Trader
Mức lương bình quân của Trader có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.
- Giao dịch viên: 7 - 9 triệu đồng/tháng
- Giao dịch viên ngân hàng: 10 - 15 triệu đồng/tháng
Cũng như các ngành nghề khác, người làm trade marketing cũng có một lộ trình thăng tiến cụ thể từ thấp đến cao. Ban đầu họ sẽ đảm nhận các vị trí thấp sau đó dần thăng tiến lên các vị trí cao hơn và trở thành những nhà quản lý trong doanh nghiệp.
Số năm kinh nghiệm |
Vị trí |
Mức lương |
3 - 6 tháng |
Thực tập sinh Trader |
3.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng |
1 - 3 năm |
Trader |
10.00.000 - 25.000.000 đồng/tháng |
3 - 6 năm |
Trưởng phòng Giao dịch |
30.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
7 - 10 năm |
Giám đốc giao dịch |
50.000.000 -80.000.000 đồng/tháng |
1. Thực tập sinh Trader
Mức lương: 3.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 tháng
Với vị trí thực tập sinh, bạn sẽ hỗ trợ các Trader kỳ cựu trong việc theo dõi thị trường và thực hiện các công việc phân tích cơ bản. Công việc bao gồm việc chuẩn bị báo cáo, theo dõi các lệnh giao dịch, và hỗ trợ trong việc xử lý dữ liệu. Đây là cơ hội để bạn học hỏi các kỹ năng giao dịch cơ bản và hiểu biết về các công cụ và phần mềm giao dịch.
>> Đánh giá: Đây là vị trí khởi đầu, giúp bạn làm quen với môi trường giao dịch và học hỏi từ các Trader kỳ cựu. Vai trò này chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ và học hỏi. Thời gian thực tập là cơ hội để bạn xây dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng giao dịch cơ bản.
2. Trader
Mức lương: 10.00.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Khi trở thành nhân viên chính thức, bạn sẽ thực hiện giao dịch mua bán các tài sản tài chính như cổ phiếu, hàng hóa, hoặc tiền tệ dựa trên phân tích thị trường và chiến lược đầu tư. Công việc bao gồm việc theo dõi xu hướng thị trường, thực hiện các lệnh giao dịch, và quản lý danh mục đầu tư. Bạn phải ra quyết định nhanh chóng và chính xác để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
>> Đánh giá: Vị trí này yêu cầu bạn phải thực hiện các giao dịch một cách độc lập. Bạn cần có khả năng phân tích thị trường, ra quyết định nhanh chóng, và quản lý danh mục đầu tư. Vai trò này cung cấp cơ hội để phát triển các kỹ năng giao dịch và chiến lược đầu tư.
3. Trưởng phòng Giao dịch
Mức lương: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 6 năm
Sau khi có vài năm kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Quản lý. Công việc lúc này của bạn là quản lý hoạt động của toàn bộ bộ phận giao dịch, bao gồm việc phát triển và thực hiện các chiến lược giao dịch tổng thể. Công việc này bao gồm giám sát hiệu suất của các Trader, điều phối các hoạt động giao dịch, và báo cáo kết quả cho các cấp quản lý cao hơn. Bạn cũng sẽ xử lý các vấn đề liên quan đến rủi ro và đảm bảo tuân thủ các quy định nội bộ.
>> Đánh giá: Vị trí này đòi hỏi bạn phải có khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm giao dịch. Bạn cần phát triển chiến lược giao dịch cho toàn bộ bộ phận và đảm bảo hiệu suất cao của các Trader. Đây là bước quan trọng trong lộ trình thăng tiến, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng quản lý và khả năng ra quyết định chiến lược.
4. Giám đốc giao dịch
Mức lương: 50.000.000 - 80.000.000 đồng/tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 10 năm
Với vị trí Giám đốc giao dịch, bạn định hình và thực hiện các chính sách giao dịch của tổ chức, quản lý toàn bộ bộ phận giao dịch và phát triển chiến lược dài hạn. Vai trò này bao gồm việc lãnh đạo các nhóm giao dịch, làm việc với ban giám đốc để đạt được các mục tiêu tài chính của tổ chức, và giám sát các quy trình giao dịch. Bạn cần có khả năng ra quyết định chiến lược và quản lý các vấn đề phức tạp liên quan đến giao dịch.
>> Đánh giá: Đây là vị trí cấp cao nhất trong lộ trình thăng tiến, yêu cầu bạn phải định hình chính sách và chiến lược giao dịch của toàn tổ chức. Vai trò này bao gồm việc lãnh đạo các hoạt động giao dịch, phát triển chiến lược dài hạn, và đảm bảo các mục tiêu tài chính của tổ chức. Đây là vị trí đòi hỏi kinh nghiệm sâu rộng và khả năng lãnh đạo xuất sắc.
Yêu cầu tuyển dụng Trader
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
Yêu cầu về kỹ năng
Các yêu cầu khác
Học gì để trở thành Trader ?
Với công việc Trader thì bạn buộc phải có ít nhất bằng Cao đẳng hoặc Cử nhân về kinh doanh, Tài chính, khoa học máy tính hoặc kỹ thuật hoặc kinh nghiệm tương đương. Trong quá trình học Cử nhân, bạn sẽ có cơ hội tham gia chương trình thực tập tại các công ty chứng khoán để học hỏi kinh nghiệm cũng như xác định xem bản thân có thực sự phù hợp với hướng đi này không. Một số ngành cụ thể:
Khoa học máy tính: Học ngành khoa học máy tính sẽ giúp bạn hiểu về các nguyên lý cơ bản của máy tính, lập trình, cơ sở dữ liệu và mạng máy tính. Bạn sẽ học cách phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật sử dụng các công nghệ và phương pháp trong lĩnh vực này
Tài chính: Một ngành học tài chính sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về các khái niệm cơ bản về tài chính, quản lý rủi ro, phân tích thị trường và các công cụ tài chính. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách hoạt động của thị trường tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả
Kinh tế: Một ngành học kinh tế sẽ giúp bạn hiểu về cách hoạt động của nền kinh tế và các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Bạn sẽ học về phân tích kinh tế, dự báo và các công cụ quản lý rủi ro trong giao dịch tài chính
MBA – Thạc sĩ quản trị kinh doanh
Thạc sĩ quản trị kinh doanh không còn là ngành học mới mẻ ở Việt Nam, có nhiều trường đại học trong và ngoài nước đang triển khai. Thực tế, đây là ngành học đào tạo ra nhiều trader nổi tiếng trên thế giới hiện nay.
Kinh tế học
Kinh tế học đang là ngành đào tạo ra nhiều trader giỏi trên thế giới. Bởi chương trình kinh tế học giúp người học hình thành tư duy và khả năng phân tích kinh tế tài chính
Toán ứng dụng
Ngành học toán ứng dụng cung cấp cho trader khả năng tư duy với các con số nhanh chóng và chính xác. Trong nhiều tình huống của thị trường, khi đồ thị chưa kịp thể hiện rõ thì người học toán ứng dụng đã có phản ứng ngay với tình hình bởi:
- Những con số xác suất xảy ra, tỷ lệ biến động, số liệu quá khứ,… đặc biệt có ý nghĩa đối với người theo học ngành này.
- Khả năng ghi nhớ lâu các số liệu lịch sử cũng như các sự kiện lịch sử trong tạo cơ sở áp dụng giao dịch tương tự hiệu quả hơn.
CFA – Chuyên viên phân tích tài chính
Chương trình CFA (Chartered Financial Analyst) là một chương trình đào tạo quốc tế có phạm vi hiệu lực trên toàn thế giới. CFA cũng đem đến cơ hội tiềm năng để bạn trở thành trader giỏi trong tương lai.
Nên học các ngành liên quan đến tài chính ở đâu?
Ở Việt Nam có nhiều trường đại học chính quy uy tín đào tạo các ngành liên quan đến tài chính như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc tế, Đại học Ngoại thương, Đại học Ngân hàng TP.HCM, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng,…
Nghề nghiệp liên quan
Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Trader. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Trader phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.