Giám Đốc Pháp Lý có khoảng lương bao nhiêu?

Cập nhật: 20/05/2024

585 - 975 triệu /năm
Tổng lương
540 - 900 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
45 - 75 triệu
/năm

Lương bổ sung

585 - 975 triệu

/năm
585 M
975 M
390 M 1950 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương

Giám đốc pháp lý (Chief Legal Officer – CLO) là chức vị quản lý cấp cao đảm nhiệm những công việc liên quan đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Họ là một nhà lãnh đạo và là chuyên gia giúp công ty giảm thiểu rủi ro pháp lý. CLO tư vấn cho các cán bộ, các thành viên hội đồng quản trị về các vấn đề pháp lý và quy định chính nào mà công ty phải đối mặt, chẳng hạn như rủi ro kiện tụng. CLO được quản lý bởi giám đốc điều hành (CEO).

Mức lương bình quân của Giám đốc pháp lý có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Mô tả công việc của Giám đốc pháp lý 

Tùy vào cấu trúc của từng doanh nghiệp mà nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc pháp lý sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung, một Giám đốc pháp lý sẽ đảm nhận các công việc sau: 

  • Điều hành và quản lý bộ phận pháp chế.
  • Cập nhật luật, quy định mới và phổ biến luật cho nhân sự trong doanh nghiệp.
  • Xây dựng và đưa ra các chiến lược về pháp luật.
  • Tư vấn, hỗ trợ giám đốc sản xuất trong việc đảm bảo phát triển và đưa sản phẩm mới ra thị trường không gặp bất kỳ vấn đề nào về pháp lý.
  • Đưa ra lời khuyên, cố vấn pháp luật cho ban điều hành và tham gia vào thương vụ, hợp đồng, thuế.
  • Đứng ra xử lý và tìm kiếm luật sư đại diện khi xảy ra trường hợp không may liên quan đến pháp luật có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Soạn thảo hợp đồng và các văn bản do doanh nghiệp ban hành.

Lương của Giám đốc pháp lý

Giám đốc pháp lý là vị trí việc làm cấp cao và là vị trí cao nhất trong lĩnh vực pháp chế, do đó mức lương của Giám đốc pháp lý cũng khá cao, mức lương trung bình là 61 triệu đồng/ tháng, dao động trong khoảng 46,3 - 75,6 triệu/ tháng. 

Phân loại mức lương theo năm kinh nghiệm

Nhân viên pháp lý:

  • Mức lương thấp nhất: Khoảng từ 8 triệu đến 12 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương trung bình: Khoảng từ 12 triệu đến 18 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương cao nhất: Khoảng từ 18 triệu đến 25 triệu đồng mỗi tháng.

Chuyên viên pháp lý:

  • Mức lương thấp nhất: Khoảng từ 15 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương trung bình: Khoảng từ 20 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương cao nhất: Khoảng từ 30 triệu đến 40 triệu đồng mỗi tháng.

Trưởng phòng pháp lý:

  • Mức lương thấp nhất: Khoảng từ 25 triệu đến 35 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương trung bình: Khoảng từ 35 triệu đến 50 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương cao nhất: Khoảng từ 50 triệu đến 70 triệu đồng mỗi tháng.

Quản lý pháp chế:

  • Mức lương thấp nhất: Khoảng từ 40 triệu đến 60 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương trung bình: Khoảng từ 60 triệu đến 90 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương cao nhất: Khoảng từ 90 triệu đến 120 triệu đồng mỗi tháng.

Giám đốc pháp lý:

  • Mức lương thấp nhất: Khoảng từ 80 triệu đến 120 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương trung bình: Khoảng từ 120 triệu đến 200 triệu đồng mỗi tháng.
  • Mức lương cao nhất: Có thể vượt qua 200 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào quy mô công ty và ngành nghề.

Cách để nâng cao thu nhập và trở thành Giám đốc pháp lý giỏi

Hiểu rõ doanh nghiệp

Giám đốc pháp lý cần đảm bảo rằng mọi khía cạnh pháp lý của bất kỳ thỏa thuận, quy định hay tranh chấp nào đều phải được nhìn từ góc độ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, CLO phải hiểu rõ về kinh tế, doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để đưa ra các giải pháp và chiến lược pháp lý hiệu quả. Giám đốc pháp lý cũng cần khéo léo vận dụng vai trò pháp lý của mình để thu về nhiều lợi ích và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đặt bản thân ở vị trí người làm kinh doanh

Có ai đó đã từng nói, là Giám đốc pháp lý cho doanh nghiệp, đừng làm việc như một luật sư mà hãy làm việc như một doanh nhân. Một Giám đốc pháp lý giỏi cần biết vấn đề nào cần ưu tiên, vấn đề nào quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời kịp thời cảnh báo và giải quyết vấn đề pháp lý tiềm ẩn một cách hiệu quả mà không làm mất thời gian của ban lãnh đạo. Để làm được điều này, Giám đốc pháp lý cần không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, dành thời gian tiếp xúc với các nhà kinh doanh, nói chuyện với họ và hiểu rõ những mối quan hệ của họ. Có như thế bạn mới đưa ra được những chiến lược pháp lý hiệu quả mang tính chất lâu dài giống như trong kinh doanh.

Trau dồi khả năng phán đoán

Khả năng phán đoán (hay còn được gọi là “giác quan thứ sáu”, “khả năng quan sát mọi ngóc ngách”) là một trong những phẩm chất quan trọng cần có ở một CLO giỏi, giúp đánh giá chính xác các tác động của bất kỳ quyết định, hành động cụ thể liên quan đến vấn đề pháp lý. Khả năng phán đoán rất khó để học được, vì thế Giám đốc pháp lý cần trải nghiệm thực tế qua việc xử lý các vấn đề phức tạp, rắc rối liên quan đến quy trình kinh doanh, tranh chấp, kiện tụng,... Trải nghiệm thực tế càng nhiều, khả năng phán đoán của Giám đốc pháp lý càng được trau dồi.

Luôn tự tin nhưng hãy khiêm tốn

Trong kinh doanh, có không ít trường hợp có đôi khi ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ không ra quyết định theo lời khuyên pháp lý của CLO, lúc này Giám đốc pháp lý cần bình tĩnh, không nên nóng vội tranh luận chỉ vì giữ thể diện cho bản thân. Hãy đảm bảo, bạn đã trình bày và cảnh báo rõ các vấn đề liên quan đến pháp luật cho ban lãnh đạo. Giám đốc pháp lý có trách nhiệm bảo vệ và đại diện cho doanh nghiệp trước các vấn đề liên quan đến pháp luật. Và một CLO giỏi luôn phải giữ được sự khiêm tốn, bình tĩnh khi có những vấn đề tranh chấp hay kiện tụng xảy ra.

Luôn học hỏi kiến thức và trau dồi kinh nghiệm

Để trở thành một Giám đốc pháp lý xuất sắc, bạn cần có vốn kiến thức kinh doanh và pháp luật chuyên sâu, bởi chúng sẽ được sử dụng thường xuyên trong quá trình làm việc.

Để thành công trong công việc, ngoài kiến thức chuyên môn là điều kiện đủ, Giám đốc pháp lý cần phải nắm bắt nhiều thông tin liên tục, văn bản luật trong và ngoài nước; mọi biến động của thị trường đều phải nắm bắt để có sự ứng phó kịp thời. Để làm được điều này, người làm CLO cần phải có bản lĩnh và tác phong chuyên nghiệp và năng động,… thì mới có được những thành công trong ngành nghề.

Biết cách sử dụng nhân tài

Với vai trò là nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp, ngoài trau dồi khả năng cá nhân thì Giám đốc pháp lý còn phải biết cách quản lý nhân sự trong bộ phận. Kết hợp sức mạnh của từng cá nhân sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh. 

Nếu biết cách sử dụng và phát huy khả năng của nguồn nhân lực sẵn có sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc kết nối nhân viên và lãnh đạo cũng hiệu quả hơn. Để làm được điều này, Giám đốc pháp lý cần xác định được nhiệm vụ và quyền hạn của từng nhân viên; đề xuất chính sách lương, khen thưởng rõ ràng, minh bạch; kết hợp với các phòng ban trong doanh nghiệp cùng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp; và quan trọng là trau dồi kỹ năng quản trị của mình.

Bạn thấy mức lương 585 - 975 triệu/năm chính xác đến mức nào?

Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.

Lộ trình mức lương

Dành cho Giám Đốc Pháp Lý

585 - 975 triệu /năm
Giám Đốc Pháp Lý

Top Công Ty Lương Cao Nhất

Dành cho Giám Đốc Pháp Lý

Dưới đây là Top 5 công ty trả lương cao nhất cho Giám Đốc Pháp Lý. Các nhà tuyển dụng bao gồm.
1
70 triệu /tháng
2
66.1 triệu /tháng
3
50.8 triệu /tháng
4
50 triệu /tháng
5
43.4 triệu /tháng

Danh sách công ty trả lương cho Giám Đốc Pháp Lý

Công ty
Việc làm
Lương trung bình

40 triệu

/ tháng
34 M 46 M

32.5 triệu

/ tháng
25 M 40 M

31.8 triệu

/ tháng
25 M 38 M

31.6 triệu

/ tháng
27 M 36 M

31 triệu

/ tháng
26 M 36 M

27.6 triệu

/ tháng
20 M 35 M

25.5 triệu

/ tháng
23 M 28 M

20.5 triệu

/ tháng
18 M 23 M

17.5 triệu

/ tháng
15 M 20 M

16.1 triệu

/ tháng
14 M 19 M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Thỏa thuận

M M

Câu hỏi thường gặp về lương của Giám Đốc Pháp Lý

Mức lương của Giám đốc pháp lý ở Việt Nam thường kiếm được khoảng 45 - 75 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của Giám đốc pháp lý là 150.000.000 đồng/ tháng.

Mức lương thấp nhất của Giám đốc pháp lý là 30.000.000 đồng/ tháng, thường là của vị trí nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm.

Để trở thành một Giám đốc pháp lý, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Bằng Cử nhân hoặc Thạc sĩ về luật dự bị và chứng minh được kinh nghiệm pháp lý.
  • Thoải mái với việc phân tích quy trình kinh doanh.
  • Thông thạo các tài liệu pháp lý như trích dẫn và sổ ghi chép.
  • Một cộng tác viên và người giao tiếp xuất sắc.
  • Thể hiện sự nhạy bén trong kinh doanh và kỹ năng con người.
  • Thoải mái thu thập và phổ biến thông tin.
  • Tự tin khi đưa ra hướng dẫn và phát hiện.
  • Một người quản lý thời gian xuất sắc với sự chú ý nghiêm ngặt đến từng chi tiết.