Công việc của Tổng Giám Đốc là gì?
Tổng Giám Đốc là giám đốc điều hành cấp cao, thường chính là giám đốc điều hành (CEO) trong một tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Chức vụ tổng giám đốc được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau. Bên cạnh đó những công việc như Giám đốc điều hành, Giám đốc chi nhánh,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Mô tả công việc của Tổng Giám đốc
Quyết định hoạt động kinh doanh
Ở vai trò cấp cao trong doanh nghiệp, một trong các nhiệm vụ của Tổng Giám đốc là xây dựng và thực thi các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chiến lược này có thể là về các phương án đầu tư, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển sản phẩm, kế hoạch xây dựng thương hiệu,... Hơn nữa, họ còn tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chiến lược để đảm bảo hiệu quả tài chính và chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp.
Cố vấn chiến lược cho chủ tịch
Tổng Giám đốc là người trực tiếp làm việc, điều hành và hiểu rõ về hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, họ có nhiệm vụ cố vấn chiến lược cho chủ tịch, giúp chủ tịch có cái nhìn xác đáng về thị trường và tương lai của doanh nghiệp. Những ý kiến đóng góp này sẽ được rút ra từ những phân tích và dự đoán của họ hoặc được tổng hợp từ những kết quả nghiên cứu của những nhân sự có trách nhiệm.
Xây dựng và quản lý cơ cấu doanh nghiệp
Tổng giám đốc tập trung vào xây dựng và lãnh đạo đội ngũ các giám đốc cấp cao. Nhân vật này sẽ giám sát hoạt động của đội ngũ này và hướng dẫn khi cần thiết. Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc thuyên chuyển công tác đối với các chức vụ trong doanh nghiệp, trừ những chức vụ nằm ngoài thẩm quyền phụ trách của tổng giám đốc.
Đảm bảo việc thực thi kỷ luật
Một trách nhiệm khác về nhân sự của Tổng Giám đốc là đảm bảo việc thực thi kỷ luật và quy định hướng dẫn đối với tất cả các cấp bậc nhân viên trong doanh nghiệp. Tổng Giám đốc cần nắm chắc rằng không chỉ các nhân viên cấp cao mà cả các nhân viên thông thường đều hiểu được mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn về hiệu quả công việc. Từ trên xuống dưới đều làm việc vì một tầm nhìn chung.
Xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác
Tổng Giám đốc sẽ phải đồng thời làm việc với nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp. Họ cần kết nối để thu hút và giữ chân người lao động, làm hài lòng chủ sử dụng lao động và duy trì mối quan hệ hợp tác bền vững lâu dài với đối tác.
Tổng Giám Đốc có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
910 - 2,600 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Tổng Giám Đốc
Tìm hiểu cách trở thành Tổng Giám Đốc, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Tổng Giám Đốc?
Yêu cầu tuyển dụng Tổng Giám đốc
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Vị trí Tổng Giám đốc đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh, Thương mại, Marketing,... Thậm chí là bằng thạc sĩ, tiến sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA, v.v.
- Kinh nghiệm: Ngoài các kiến thức, kỹ năng thì Tổng giám đốc còn phải là người có kinh nghiệm thực tế dày dạn về quản lý rủi ro. Điều này đảm bảo Tổng giám đốc có đủ năng lực cần thiết để lãnh đạo, xây dựng và triển khai khung quản trị cũng như hệ thống quản lý rủi ro một cách hiệu quả.
Yêu cầu về kỹ năng
- Có tầm nhìn: Tổng Giám đốc có vai trò dẫn dắt doanh nghiệp, đồng thời là cố vấn cho vị trí chủ tịch. Do đó, họ cần có tầm nhìn, xác định đúng mục tiêu, hướng đi của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững được đưa ra. Đồng thời, Tổng Giám đốc cần có khả năng kết nối và dẫn dắt toàn thể đội ngũ đi theo đúng lộ trình. Họ phải đảm bảo tất cả nhân viên từ trên xuống dưới đều hiểu rõ về tầm nhìn của doanh nghiệp, khiến họ biết họ lao động vì điều gì và họ muốn lao động vì điều đó.
- Có khả năng phán đoán: Ở vị trí lãnh đạo cao cấp, đưa ra những quyết định quan trọng mang tính chiến lược, tổng giám đốc cần có khả năng phán đoán tốt. Hầu hết thời gian, Tổng Giám đốc cần đưa ra các quyết định chính xác. Những quyết định chính xác này sẽ giúp họ đạt được sự tín nhiệm của các giám đốc cấp cao cũng như nhân viên trong doanh nghiệp.
- Có sự sáng tạo và đổi mới: Sự sáng tạo và đổi mới luôn luôn là cần thiết đối với bất kỳ một Tổng Giám đốc nào. Sự sáng tạo giúp thúc đẩy các chiến lược kinh doanh mới, các dự án mới và thu hút sự chú ý của mọi người. Sự sáng tạo giúp gắn kết nhân lực thành một tổng thể, cũng như thêm niềm say mê trong quá trình làm việc. Sự đổi mới trong kinh doanh cũng như trong quản lý giúp giảm bớt sự nhàm chán, cũng như giúp doanh nghiệp luôn phù hợp với yêu cầu của thị trường và giữ chân người lao động.
- Luôn luôn học hỏi: Không phải ai sinh ra cũng đã có đầy đủ những kiến thức cần thiết. Đến với vị trí tổng giám đốc, ứng viên đã cần có một lượng kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Tuy nhiên, đối với một thị trường luôn luôn thay đổi, để không bị đào thải, vị trí này cần luôn luôn không ngừng học hỏi.
- Có tính kỷ luật: Kỷ luật và quy định là cần thiết giúp cho bộ máy của doanh nghiệp hoạt động trơn tru. Tổng giám đốc cần là người nắm rõ luật và thúc đẩy việc thực hiện luật một cách nghiêm ngặt tuy nhiên cần linh hoạt trong một số trường hợp. Việc linh hoạt này cũng cần có căn cứ hợp lý khiến nhân viên tin tưởng.
- Kỹ năng lãnh đạo: Sở hữu khả năng lãnh đạo tốt giúp Tổng Giám đốc dễ dàng tổ chức, điều phối công việc và các nhân sự liên quan một cách hiệu quả. Đồng thời, kỹ năng này cũng giúp họ xử lý ổn thoả các mâu thuẫn nội bộ trong doanh nghiệp và truyền cảm hứng cho người khác cũng như dẫn dắt mọi người đi đúng hướng.
- Làm việc đa nhiệm: Một Tổng Giám đốc sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Do đó, kỹ năng làm việc đa nhiệm rất cần thiết khi bạn muốn gắn bó lâu dài với công việc này.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của Tổng Giám đốc, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là Tổng Giám Đốc, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động không bị ảnh hưởng.
- Kỹ năng giao tiếp: Tổng Giám đốc thường phải tương tác với các bộ phận khác trong tổ chức. Họ cần có khả năng giao tiếp và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung và giải quyết các vấn đề. Không những thế, với đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp khách hàng nên Tổng Giám đốc phải có khả năng giao tiếp khéo léo khi nói chuyện với đối tác. Họ cần biết cách truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và thuyết phục.
Các yêu cầu khác
- Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Tổng Giám đốc từ 3 - 5 năm và có nhiều dự án thành công
- Có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo và điều hành các hoạt động của chi nhánh, quản lý nhân sự, quản lý tài chính và quản lý rủi ro.
- Có kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ để hướng dẫn và động viên nhân viên. Họ cần biết cách xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực và động lực cho nhân viên.
- Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc
- Có khả năng quan hệ công chúng để đại diện cho chi nhánh và tương tác với các bên liên quan bên ngoài, bao gồm khách hàng, đối tác và cộng đồng địa phương.
Lộ trình nghề nghiệp của Tổng Giám đốc
Kinh nghiệm | Vị trí | Mức lương |
5 - 7 năm | Quản lý cấp cao | 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng |
7 - 9 năm | Phó giám đốc | 40.000.000 - 60.000.000 đồng/tháng |
Trên 10 năm | Tổng Giám Đốc | 60.000.000 - 100.000.000 đồng/tháng |
Mức lương trung bình của Tổng Giám đốc và các ngành liên quan:
- Giám đốc vận hành: 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng
- Giám đốc Nhà máy: 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
1. Quản lý cấp cao
Mức lương: 25 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Khi có kinh nghiệm quản lý và thành tựu đáng kể, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Quản lý cấp cao. Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý một bộ phận hoặc khu vực quan trọng hơn, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và chiến lược của tổ chức.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên có thâm niên và có năng lực chuyên môn tốt, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Quản lý cấp cao. Mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn có thể đạt được vị trí trong mơ này.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý cấp cao đang tuyển dụng
2. Phó Giám đốc
Mức lương: 40 - 60 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 9 năm
Phó Giám đốc là một phần của ban điều hành của tổ chức và thường chịu trách nhiệm về một hoặc nhiều lĩnh vực chức năng. Công việc của Phó Giám đốc bao gồm hỗ trợ Giám đốc trong việc định hướng chiến lược, quản lý vấn đề chiến lược và quản lý toàn diện của tổ chức. Bên cạnh đó, vị trí Phó giám đốc cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị cũng như pháp luật.
>> Đánh giá: Phó giám đốc được xem là một vị trí nhân sự cấp cao trong bộ máy điều hành của một tổ chức, có nhiệm vụ thay mặt giám đốc để xử lý và quyết định các công việc giám đốc ủy quyền khi vắng mặt. Phó giám đốc sẽ giúp giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp theo sự phân công của giám đốc.
>> Xem thêm: Việc làm Phó giám đốc mới nhất
3. Tổng Giám đốc
Mức lương: 60 - 100 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 10 năm
Tổng giám đốc chính là người đứng đầu mọi hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm giám đốc hay không. Trong lộ trình thăng tiến, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Để nhanh chóng đạt được vị trí này, bạn cần phải mang đến những thành tựu ấn tượng để chứng minh năng lực của mình.
>> Đánh giá: Vị trí Tổng Giám đốc là vị trí không phải ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với nhân viên của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm.
>> Xem thêm: Việc làm Tổng Giám đốc với mức lương hấp dẫn
5 bước giúp Tổng Giám đốc thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Tổng Giám đốc, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới nắm bắt được thị trường và xây dựng được chiến lược quản lý hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Tổng Giám đốc.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của Tổng Giám đốc là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc. Tổng Giám đốc nên là một người có khả năng giao tiếp khéo léo, bạn phải có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của đối tác.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Tổng Giám đốc sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ kinh doanh liên quan của doanh nghiệp. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu thị trường để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của nhân viên, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó.
Kỹ năng lãnh đạo
Khác với các vị trí quản lý khác thì vị trí Tổng Giám đốc chính là vị trí cấp cao, phụ trách quản lý cả một doanh nghiệp, công ty. Vì vậy, bạn cần phải trau dồi và rèn luyện khả năng lãnh đạo và điều phối nhân lực của mình. Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn ngồi "vững vàng" trên vị trí này.
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc kinh doanh đang tuyển dụng
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc nhân sự mới nhất
>> Xem thêm: Việc làm Giám đốc Nhà máy hiện nay
Đánh giá, chia sẻ về Tổng Giám Đốc
Các Tổng Giám Đốc chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.
Phỏng vấn Tổng Giám Đốc
Đang cập nhật...Câu hỏi thường gặp về Tổng Giám Đốc
Tổng Giám Đốc là giám đốc điều hành cấp cao, thường chính là giám đốc điều hành (CEO) trong một tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Chức vụ tổng giám đốc được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Theo ghi nhận, mức lương của Tổng giám đốc hiện dao động từ từ 70 – 200M đồng/tháng. Mức lương của mỗi người sẽ có sự chênh lệch do những khác biệt về năng lực, quy mô doanh nghiệp.
Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí Tổng giám đốc là:
- Các nguyên tắc trong nghệ thuật quản lý rủi ro gồm những nguyên tắc nào?
- Quy trình hiệu quả cho doanh nghiệp gồm những gì?
- Quy trình hiệu quả cho doanh nghiệp gồm những gì?
- Vì sao bạn muốn trở thành Tổng Giám Đốc ?
- Tổng Giám Đốc làm công việc gì?
Tổng giám đốc có lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn:
- Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh
- Từ 1 - 3 năm: Nhân viên
- Từ 3 - 6 năm: Chuyên viên
- Từ 6 - 9 năm: Trường phòng
- Từ 9 - 12 năm trở đi: Tổng Giám Đốc
Đánh giá (review) của công việc Tổng giám đốc được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.