Công việc của Chuyên viên tuyển dụng là gì?

Recruiter chính là Nhân viên tuyển dụng, người tìm kiếm, thuyết phục ứng viên làm việc hay trở thành những thành viên của công ty, tổ chức của mình. Và đối tượng hướng đến tìm kiếm của Recruiter sẽ được tùy thuộc và những nhu cầu để có thể đòi hỏi được những năng lực và ứng viên được công ty đưa ra rõ ràng. 

Mô tả công việc của một Recruiter

Dựa trên những lý thuyết của Recruiter cần phải thực hiện đầy đủ ít nhất 4 công việc cơ bản như:

  • Phân tích công việc để đưa ra tiêu chí tuyển dụng phù hợp
  • Sàng lọc, thu hút và phân loại ứng viên
  • Tổ chức phỏng vấn và tuyển dụng
  • Hướng dẫn và giúp nhân viên mới hội nhập
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,6 ★
Khoảng lương năm 130 - 195 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,8 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Chuyên viên tuyển dụng có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
65 M 455 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên viên tuyển dụng

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên viên tuyển dụng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên viên tuyển dụng
130 - 195 triệu/năm
Trưởng phòng tuyển dụng
325 - 455 triệu/năm
Chuyên viên tuyển dụng

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
33%
2 - 4
47%
5 - 7
8%
8+
12%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên tuyển dụng?

Yêu cầu tuyển dụng Recruiter 

Recruiter là một bộ phận của công ty hoặc là một công ty riêng chuyên về tuyển dụng. Họ được công ty thuê và trở thành nhân viên, nhận lương đầy đủ giống với các cá nhân khác trong doanh nghiệp. Một Recruiter tài năng thường đảm bảo những yêu cầu sau:

Khả năng bao quát công việc

Như đã đề cập ở trên, công việc của Recruiter trong tổ chức, doanh nghiệp là làm tất tần tật những gì liên quan đến tuyển dụng. Do đó, bạn cần là người biết quan sát, bao quát toàn bộ công việc. Lên kế hoạch tuyển dụng hợp lý, nắm rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn để có thể hoàn thành công việc hiệu quả, tìm kiếm được nhân tài cho doanh nghiệp.

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt

Một nhà tuyển dụng giỏi cần biết cách giao tiếp và ứng xử tốt. Vậy tầm quan trọng của giao tiếp đối với Recruiter là gì? Giao tiếp ở đây là khả năng nói chuyện, phỏng vấn ứng viên sao cho vừa gần gũi lại vừa đáng tin cậy bởi bạn sẽ là người đại diện doanh nghiệp đem đến cho ứng viên những ấn tượng đầu tiên.

Kỹ năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ xung quanh

Việc làm của Recruiter không phải đơn giản là tuyển dụng, bạn cần phải biết cách xây dựng mối quan hệ xung quanh mình, với cả ứng viên. Tạo sự liên kết với ứng viên sẽ giúp họ có thiện cảm, có thêm lòng tin về công ty họ chuẩn bị gia nhập vào. Cứ một người bạn xây dựng quan hệ và duy trì, bạn lại có thêm đầu mối để có thể truyền tải thông tin tuyển dụng của mình từ đó phát triển rộng hơn mạng lưới và nguồn data của bạn.

Kỹ năng thuyết phục 

Bạn cần biết cách thuyết phục ứng viên tiềm năng rằng đó là công việc có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ. bên cạnh đó cũng cần biết cách thuyết phục khách hàng rằng những người trong danh sách bạn gửi là ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu công ty đề ra. Khả năng của bạn để thuyết phục, tạo ảnh hưởng tới quyết định của họ giúp bạn chốt được những deal lớn. Đây cũng là kỹ năng rất quan trọng khi làm nghề này vì bạn có khi cần đứng ra đàm phán với các giám đốc hay tầm CXO level.

Có khả năng đa nhiệm

Bạn cần giao dịch với ứng viên và doanh nghiệp mỗi ngày, bạn cũng cần xử lý nhiều dự án cũng như các nhiệm vụ cùng lúc. Bạn phải ghi nhớ chi tiết các công việc khác nhau, các công ty, ứng viên để làm việc hiệu quả.

Chịu được áp lực công việc

Yếu tố để giúp bạn phát triển hơn khi làm Recruiter là gì? Chính là có thể chịu được áp lực của công việc tuyển dụng này. Làm việc không phải lúc nào cũng êm xuôi, tuyển dụng không phải lúc nào cũng có thể tuyển được người phù hợp.

Bạn sẽ phải sàng lọc, đánh giá rất nhiều ứng viên, có khi một vị trí lại tuyển hoài không được người. Đây chính là áp lực công việc bởi những bộ phận khác không đủ nhân lực sẽ là gánh nặng và ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cập nhật xu hướng mới

Để không bị hạn chế từ việc khó cập nhật xu hướng hiện nay, bạn cần có kỹ năng tốt sao cho mình không phải là một Recruiter lạc hậu. Bạn muốn mình trở thành nhà tuyển dụng giỏi, bạn phải tự phát triển bản thân mỗi ngày bằng cách luôn học hỏi, cập nhật điều mới, những sự thay đổi trong thị trường nhân lực.

Trau dồi kiến thức liên tục

Song song với việc cập nhật xu hướng mới, bạn cần trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức chuyên môn liên tục. Người xưa có câu “Sở học là vô tận”, học không bao giờ là dư thừa vì thế bạn hãy luôn trao dồi kiến thức mới cho mình mỗi ngày đấy. 

Lộ trình thăng tiến tại vị trí Recruiter 

Mức lương bình quân của Chuyên viên tuyển dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Thực tập sinh tuyển dụng (Trainee recruiter) 

Bằng cách này hay cách khác, tất cả chúng ta đều phải bắt đầu từ bậc thấp nhất, và đối với phần lớn những nghề nghiệp xứng đáng, bước đầu tiên là một chương trình đào tạo. Trong giới tuyển dụng, thời gian đào tạo này thường kéo dài tới 6 tháng. Đào tạo là điều cần thiết và sẽ cung cấp cho bạn tất cả các kỹ năng bạn cần để trở thành một nhà tuyển dụng thành công, đồng thời kiếm được một số đô la cho việc đó! Bạn cũng sẽ học hỏi từ những người giỏi nhất, thường xuyên theo dõi một nhà tư vấn đã thành danh và học hỏi những kinh nghiệm cùng với họ.

Nhân viên tuyển dụng (Recruiter) 

Sau khi hoàn thành xong khóa đào tạo của mình, bạn sẽ sẵn sàng đảm nhận vai trò Nhân viên tuyển dụng. Chức danh này sẽ mang lại cho bạn cơ hội hợp tác chặt chẽ với các ứng viên và công ty khách hàng, để thực sự thể hiện khả năng của bạn với tư cách là một nhà tuyển dụng. Bạn có thể sẽ đảm nhận vai trò này trong khoảng 1 năm và trong thời gian này, bạn nên tận dụng việc xây dựng các mối quan hệ bền chặt, đầy mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng. Thành tích về các kỹ năng giao tiếp cá nhân hiệu quả và thuyết phục sẽ đưa bạn bước vào giai đoạn tiếp theo trong sự nghiệp tuyển dụng của mình. Bạn sẽ phát triển những điều này thông qua các trách nhiệm sau.

Trưởng phòng tuyển dụng 

Bây giờ bạn đang thực sự tiến lên các bậc thang. Sau một vài năm kinh nghiệm làm Chuyên viên tuyển dụng, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc trở thành Trưởng nhóm. Đây là một vai trò mà bạn sẽ thấy có nhiều trách nhiệm hơn - trên thực tế là trách nhiệm đối với cả một nhóm người! Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy và truyền cảm hứng cho một nhóm, đồng thời quản lý và giám sát tất cả hoạt động tuyển dụng để đảm bảo hoạt động diễn ra suôn sẻ, thành công. Vai trò này sẽ yêu cầu một cách tiếp cận hỗ trợ để phát triển một nhóm, cả với tư cách tập thể và cá nhân, với mục tiêu phát triển kinh doanh. Do đó, bên cạnh việc tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, bạn phải đưa ra các chiến lược và kế hoạch tuyển dụng hiệu quả.

Quản lý cấp cao

Đảm nhận vai trò quản lý cấp cao của một công ty tuyển dụng không chỉ có nghĩa là bạn sẽ giám sát quá trình tuyển dụng mà còn cả các chức năng nhân sự. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên mới, từ khâu soạn thảo, phỏng vấn đến tuyển chọn. Bạn đang kiểm soát. Các trách nhiệm chung khác với tư cách là thành viên ban quản lý bao gồm: nhân viên giám sát, tham dự các cuộc họp, hội nghị và các sự kiện kết nối…

Đánh giá, chia sẻ về Chuyên viên tuyển dụng

Các Chuyên viên tuyển dụng chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Chuyên viên tuyển dụng

Điều gì khiến bạn muốn trở thành một chuyên viên tuyển dụng?
1900.com.vn
Chuyên viên tuyển dụng
Q: Điều gì khiến bạn muốn trở thành một chuyên viên tuyển dụng?
19/10/2023
1 câu trả lời

Ở câu hỏi này, người phỏng vấn muốn bạn cụ thể những gì được nêu trong phần mục tiêu nghề nghiệp ở CV. Hãy chia sẻ về động lực làm việc, cách thức duy trì niềm đam mê với công việc hay mong ước phấn đấu của bạn. Cách trả lời của bạn cần thể hiện được sự chân thành, nhiệt huyết, tránh lối nói bóng bẩy, sáo rỗng. Bạn cũng cần tránh cách trả lời cho thấy bạn là người thực dụng, đi làm chỉ vì tiền lương.

Theo bạn, các kênh tuyển dụng nào hữu ích nhất hiện nay?
1900.com.vn
Chuyên viên tuyển dụng
Q: Theo bạn, các kênh tuyển dụng nào hữu ích nhất hiện nay?
19/10/2023
1 câu trả lời

Với hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra sự am hiểu thị trường lao động của ứng viên. Bạn chỉ cần nêu 2-3 kênh tuyển dụng phổ biến nhất, sau đó có thể lấy một vài cái tên làm ví dụ. Người hỏi sẽ thích việc bạn biết nhiều kênh tuyển dụng hơn là chỉ chăm chăm vào một kênh duy nhất. Bởi lẽ điều này chứng tỏ bạn là người năng động, có khả năng tiếp cận được nhiều nguồn thông tin.

Bạn có biết một quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn sẽ gồm những bước nào?
1900.com.vn
Chuyên viên tuyển dụng
Q: Bạn có biết một quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn sẽ gồm những bước nào?
19/10/2023
1 câu trả lời

Đây là một câu hỏi chuyên môn khá cơ bản. Do vậy sẽ là sai lầm không đáng có khi bạn mất điểm ở câu này. Một quy trình tuyển dụng tiêu chuẩn sẽ bao gồm tất cả 7 bước:

  • Bước 1: Lên kế hoạch tuyển dụng
  • Bước 2: Đăng tin tuyển dụng 
  • Bước 3: Tiếp nhận và sàng lọc hồ sơ 
  • Bước 4: Gọi điện phỏng vấn 
  • Bước 5: Thông báo kết quả phỏng vấn 
  • Bước 6: Thử việc 
  • Bước 7: Quyết định tuyển dụng
Bạn nghĩ nên đánh giá quy trình tuyển dụng hiệu quả dựa trên những yếu tố nào?
1900.com.vn
Chuyên viên tuyển dụng
Q: Bạn nghĩ nên đánh giá quy trình tuyển dụng hiệu quả dựa trên những yếu tố nào?
19/10/2023
1 câu trả lời

Đây là một câu hỏi mở, dựa vào quan điểm của ứng viên vì chưa có một tiêu chuẩn chính xác để đánh giá. Do vậy, trong phần trả lời, bạn cần đưa ra cách nhìn của bản thân dựa trên kiến thức chuyên môn. Bên cạnh việc chỉ ra tầm quan trọng, bạn cũng nên đề xuất một số giải pháp cho những hạn chế của khâu tuyển dụng đó. Việc này sẽ giúp thể hiện bạn là người không chỉ có chuyên môn vững vàng mà còn có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề thấu đáo.

Câu hỏi thường gặp về Chuyên viên tuyển dụng

Công việc của Recruiter là tìm những ứng viên đủ tiêu chuẩn cho vị trí tuyển dụng và làm việc để đáp ứng nhu cầu của cả nhà tuyển dụng và nhân viên trong suốt quá trình tuyển dụng. Nhà tuyển dụng thường được trông cậy vào việc giữ cho các bước giao dịch của quá trình thu hút nhân tài diễn ra suôn sẻ, nhưng một nhà tuyển dụng thành công cũng tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với ứng viên cũng như người quản lý tuyển dụng.

Một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp tại vị trí Recruiter

  • Bạn đã tuyển dụng trong ngành này được bao lâu? Còn với công ty hiện tại của bạn thì sao?
  • Chuyên môn tuyển dụng của bạn là gì?
  • Tại sao bạn nghĩ tôi phù hợp với công việc mà chúng ta đang thảo luận?
  • Một số thách thức lớn nhất mà [tổ chức được đề cập] hiện đang phải đối mặt là gì?
  • Bạn có thể cho tôi biết điều gì về lý lịch của những người khác trong nhóm ứng viên?
  • Bạn đã giúp đỡ bao nhiêu người giống tôi trong vài tháng qua?
  • Tôi có thể nói chuyện với một số khách hàng trước đây của bạn để hỏi họ về trải nghiệm của họ không?

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên tuyển dụng bao gồm các vị trí sau:

  • Thực tập sinh tuyển dụng (Trainee recruiter) 
  • Nhân viên tuyển dụng (Recruiter) 
  • Trưởng phòng tuyển dụng 
  • Quản lý cấp cao 

Tại vị trí Recruiter này, bạn cần tốt nghiệp đại học với tấm bằng chuyên ngành Quản trị nhân sự, luật, chứng nhận của Viện Nhân sự và Phát triển (CIPD), hoặc Bằng cử nhân về Quản lý Nhân sự, Tâm lý học hoặc chủ đề liên quan đến Kinh doanh và có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm ở vai trò nhân sự, hoặc có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm ở vai trò quản lý.

Bài viết xem nhiều