Công việc của Trưởng Phòng Bảo Trì là gì?

Trưởng phòng bảo trì (Maintenance Manager) là người đứng đầu bộ phận bảo trì của doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm lãnh đạo và đảm bảo tất cả các hoạt động của nhân viên bộ phận bảo trì luôn nhất quán, hiệu quả và hướng đến cùng một mục tiêu. Trong tiếng Anh trưởng phòng bảo trì được gọi là Maintenance Manager. 

Khi nhìn vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, bạn sẽ thấy trưởng phòng bảo trì là một thành viên của bộ phận bảo trì đồng thời cũng là một nhà quản lý cấp trung. Họ giữ vai trò của người quản lý nhiều hơn là thực hiện các công việc chuyên môn.

Mô tả công việc của Trưởng phòng bảo trì 

Quản lý công tác sửa chữa, bảo trì trong doanh nghiệp

Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cho toàn bộ máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm phân công công việc cho các kỹ thuật viên để hoàn thành các kế hoạch công việc theo ngày, tuần và theo tháng.

Khi nhận được thông tin báo hỏng máy móc, thiết bị cần phân công cho kỹ thuật viên tiến hành kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng để không làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của nhà máy. Đồng thời, Trưởng phòng bảo trì có trách nhiệm giám sát chặt chẽ quá trình sửa chữa, nếu cần thiết phải tham gia trực tiếp vào quá trình khắc phục các sự cố.

Quản lý, giám sát nhân viên bộ phận Bảo trì

Trưởng phòng bảo trì có trách nhiệm phân công công việc cho nhân viên bộ phận bảo trì cũng như quản lý và giám sát quá trình thực hiện việc sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị. Đồng thời phải đảm bảo nhân viên trong bộ phận tuân thủ đúng các quy định, quy trình kỹ thuật và hoàn thành công việc đúng tiến độ đã đặt ra.

Hỗ trợ bộ phận nhân sự trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho bộ phận. Nếu cần Trưởng phòng bảo trì sẽ tham gia trực tiếp vào việc tuyển dụng nhân viên mới. Có kế hoạch đào tạo các kỹ năng, kiến thức bảo trì cho nhân viên. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các yêu cầu công việc, nội quy nhà máy và các quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, Trưởng phòng bảo trì cũng tham gia soạn thảo các tài liệu bảo trì và tham gia đào tạo chuyên môn cho nhân viên trong bộ phận.

Quản lý trang thiết bị, dụng cụ bảo trì

Trưởng phòng bảo trì cần kiểm tra và lập kế hoạch mua sắm các thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết cho công tác sửa chữa, bảo trì. Đồng thời phải theo dõi việc đặt hàng, nhận hàng và kiểm soát chất lượng, số lượng các loại thiết bị, vật tư được mua về.

Phân công nhân viên phụ trách việc bảo quản các thiết bị, dụng cụ được giao. Định kỳ chỉ đạo nhân viên tiến hành kiểm kê số lượng và kiểm tra chất lượng các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư. Các thông tin kiểm kê cần được ghi chép đầy đủ, chính xác và lưu trữ theo đúng quy định nhằm phục vụ cho công tác quản lý và truy xuất khi cần.

Các công việc khác

Bên cạnh những công việc kể trên, Trưởng phòng bảo trì còn đảm nhận một số công việc khác như:

  • Xử lý các sự cố bảo trì và lập báo cáo cho cấp trên.
  • Quản lý hồ sơ bảo trì máy móc, thiết bị, dụng cụ.
  • Phối hợp với các bộ phận khác trong việc khắc phục các sự cố máy móc, nhằm đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 156 - 260 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Trưởng Phòng Bảo Trì có mức lương bao nhiêu?

156 - 260 triệu /năm
Tổng lương
144 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
12 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

156 - 260 triệu

/năm
156 M
260 M
130 M 325 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trưởng Phòng Bảo Trì

Tìm hiểu cách trở thành Trưởng Phòng Bảo Trì, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trưởng Phòng Bảo Trì
156 - 260 triệu/năm
Trưởng Phòng Bảo Trì

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
11%
2 - 4
42%
5 - 7
32%
8+
25%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trưởng Phòng Bảo Trì?

Yêu cầu tuyển dụng Trưởng phòng bảo trì 

Yêu cầu về trình độ

Hầu hết các doanh nghiệp đều yêu cầu trưởng phòng bảo trì phải có tối thiểu bằng cử nhân về cơ khí, kỹ thuật công nghiệp hoặc các ngành nghề liên quan khác. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ, trưởng phòng bảo trì không nhất thiết phải có bằng Đại học. Một số doanh nghiệp vẫn chấp nhận trưởng phòng bảo trì chỉ có bằng THPT hoặc chứng chỉ nghề.

Ngoài ra, các chứng chỉ về quản lý nhân sự, kỹ thuật điện hay công nghệ thông tin cũng rất cần thiết với trưởng phòng bảo trì.

Yêu cầu về kỹ năng

Kỹ năng tin học

Trưởng phòng bảo trì phải thực hiện một số công việc hành chính như soạn thảo tài liệu, bảng biểu, báo cáo hoặc thiết kế tài liệu giảng dạy, lên lịch làm việc,… 

Bởi vậy, họ cần có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng để có thể thuận lợi thực hiện các công việc này một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất

Kỹ năng quản lý thời gian

Khối lượng công việc của trưởng phòng bảo trì phải đảm đương khá nặng, nhất là trong các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Vì vậy, người giữ vai trò này cần có khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Họ phải lên kế hoạch thực hiện công việc cụ thể, sắp xếp công việc sao cho hợp lý nhất và đưa ra các mốc thời gian hoàn thành cho từng đầu mục công việc.

Kỹ năng giao tiếp

Trưởng phòng bảo trì phải làm việc cùng nhân viên cấp dưới, các cấp quản lý trong doanh nghiệp và những đối tượng có liên quan khác. Do đó, họ cần có khả năng giao tiếp tốt nhằm trình bày, diễn đạt vấn đề một cách dễ hiểu, chính xác.

Với khả năng giao tiếp tốt, trưởng phòng bảo trì có thể đảm bảo hiệu quả làm việc cao nhất khi phối hợp cùng những người khác.

Kỹ năng lãnh đạo

Trách nhiệm của trưởng phòng bảo trì là lãnh đạo nhân viên bộ phận bảo trì. Cho nên, người đảm nhận vị trí này chắc chắn phải thành thạo kỹ năng lãnh đạo để hoàn thành công việc tốt nhất.

Kinh nghiệm lâu năm

Kinh nghiệm là đòi hỏi bắt buộc đối với vị trí trưởng phòng bảo trì. Cụ thể là các kinh nghiệm thực tiễn về bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị và các quy trình kỹ thuật.

Thông thường, trưởng phòng bảo trì cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại các vị trí tương đương.

Tố chất tốt 

Ngoài những yêu cầu kể trên thì trưởng phòng bảo trì còn cần có những tố chất sau:

  • Có sức khoẻ, ý thức làm việc tốt.
  • Tinh thần trách nhiệm cao.
  • Có tính kỷ luật.
  • Chịu được áp lực công việc.
  • Sẵn sàng làm thêm giờ.
  • Tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.
  • Liên tục học hỏi các kiến thức mới.

Lộ trình thăng tiến của Trưởng phòng bảo trì

Mức lương bình quân của Trưởng phòng bảo trì có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 1 - 4 năm đầu tiên: Kỹ sư bảo trì 

Bắt đầu bạn sẽ là một kỹ sư hay kỹ thuật viên bảo trì chịu trách nhiệm bảo trì máy móc công nghiệp và kiểm tra các lỗi của thiết bị nhằm khắc phục sự cố hoặc thay thế ngay lập tức khi cần thiết. Công việc thông thường của một Maintenance engineers là cài đặt và nâng cấp các bộ phận hệ thống nhằm cải thiện và tối ưu hóa hệ thống, thực hiện chẩn đoán hệ thống để tìm ra các điều chỉnh.

Từ 4 - 5 năm: Trưởng phòng bảo trì 

Sau một khoảng thời gian từ 4-5 năm ở vị trí kỹ sư bảo trì bạn tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức để có thể được thăng tiến lên vị trí Trưởng phòng bảo trì. Đây là người đứng đầu bộ phận bảo trì của doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm lãnh đạo và đảm bảo tất cả các hoạt động của nhân viên bộ phận bảo trì luôn nhất quán, hiệu quả và hướng đến cùng một mục tiêu. Trong tiếng Anh trưởng phòng bảo trì được gọi là Maintenance Manager.

Từ 7 năm trở đi: Trưởng phòng sản xuất/ Giám đốc nhà máy 

Bạn cần thêm 7 – 10 năm hành nghề để có thêm kinh nghiệm, nâng cao năng lực và xây dựng tên tuổi cá nhân. Có thành tựu, chỗ đứng nhất định trong nghề bạn sẽ quản lý của ngành. Bạn có thể trở thành Trưởng phòng sản xuất hay Giám đốc nhà máy, đây là vị trí cao và quan trọng mà trưởng phòng bảo dưỡng có thể phấn đấu đạt được. 

Đánh giá, chia sẻ về Trưởng Phòng Bảo Trì

Các Trưởng Phòng Bảo Trì chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Trưởng Phòng Bảo Trì

Bạn có kinh nghiệm gì trong việc quản lý nhóm bảo trì?
1900.com.vn
Trưởng Phòng Bảo Trì
Q: Bạn có kinh nghiệm gì trong việc quản lý nhóm bảo trì?
17/01/2024
1 câu trả lời

Người quản lý bảo trì phải có hiểu biết sâu sắc về nhóm của họ, các công cụ và thiết bị họ sử dụng cũng như các quy trình họ sử dụng để duy trì hoạt động của mọi thứ. Người phỏng vấn muốn biết liệu bạn có đủ kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo tất cả các nhiệm vụ bảo trì được hoàn thành đúng thời hạn, đúng ngân sách và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất hay không. Họ cũng sẽ muốn biết liệu bạn có quen thuộc với các quy trình an toàn hay không và làm thế nào để đảm bảo rằng chúng được tuân thủ.

Cách trả lời:

Bắt đầu bằng cách thảo luận về kinh nghiệm của bạn trong việc quản lý nhóm bảo trì, nếu có. Nói về cách bạn đã quản lý nhóm và những quy trình bạn đã sử dụng để đảm bảo rằng tất cả các nhiệm vụ được hoàn thành đúng thời hạn và trong ngân sách. Nếu bạn không có kinh nghiệm trực tiếp quản lý nhóm bảo trì, hãy nói về những kinh nghiệm khác mà bạn đã quản lý các nhóm hoặc dự án có mục tiêu và mục đích tương tự. Cuối cùng, hãy đảm bảo thảo luận về mức độ quen thuộc của bạn với các quy trình an toàn và cách bạn đảm bảo chúng được tuân thủ.

Ví dụ: “Tôi có nhiều năm kinh nghiệm quản lý nhóm bảo trì với vai trò hiện tại là Giám đốc bảo trì tại Công ty ABC. Tôi chịu trách nhiệm giám sát hoạt động hàng ngày của bộ phận bảo trì, bao gồm lập kế hoạch và giám sát tất cả nhân viên bảo trì. Tôi cũng đảm bảo rằng tất cả các quy trình an toàn đều được tuân thủ và mọi sửa chữa hoặc thay thế cần thiết đều được hoàn thành đúng thời gian và trong ngân sách. Ngoài ra, tôi thường xuyên xem xét các quy trình và thủ tục của chúng tôi để đảm bảo chúng được cập nhật với các tiêu chuẩn ngành. Mục tiêu của tôi luôn là tối đa hóa hiệu quả đồng thời giảm thiểu chi phí.”

Mô tả cách tiếp cận của bạn để phát triển và thực hiện các kế hoạch bảo trì phòng ngừa.
1900.com.vn
Trưởng Phòng Bảo Trì
Q: Mô tả cách tiếp cận của bạn để phát triển và thực hiện các kế hoạch bảo trì phòng ngừa.
17/01/2024
1 câu trả lời

Bảo trì phòng ngừa là một phần quan trọng trong công việc của bất kỳ người quản lý bảo trì nào và nó đòi hỏi một bộ kỹ năng cụ thể. Người phỏng vấn muốn biết rằng bạn hiểu tầm quan trọng của việc bảo trì phòng ngừa cũng như biết cách tạo và thực hiện các kế hoạch giúp cơ sở hoạt động trơn tru. Họ muốn biết rằng bạn nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn và cách giải quyết chúng.

Cách trả lời:

Nói về kinh nghiệm của bạn trong việc phát triển và thực hiện các kế hoạch bảo trì phòng ngừa. Nếu bạn có bất kỳ ví dụ cụ thể nào về các dự án thành công, hãy nhớ đề cập đến chúng. Ngoài ra, hãy thảo luận về cách bạn đã quản lý một nhóm trước đây—bạn sử dụng những kỹ thuật và chiến lược nào để đảm bảo mọi người đều đồng tình? Cuối cùng, giải thích cách bạn xử lý các vấn đề không mong muốn phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và cách bạn giải quyết các rủi ro tiềm ẩn.

Ví dụ: “Tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển và thực hiện các kế hoạch bảo trì phòng ngừa. Tôi hiểu tầm quan trọng của việc bảo trì theo lịch trình thường xuyên và cách nó có thể giảm thời gian ngừng hoạt động, nâng cao hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Với vai trò trước đây là người quản lý bảo trì, tôi đã phát triển và thực hiện thành công kế hoạch bảo trì phòng ngừa giúp giảm 30% chi phí sửa chữa khẩn cấp. Ngoài ra, tôi còn quản lý một nhóm kỹ thuật viên để đảm bảo họ được đào tạo bài bản về quy trình mới và tuân thủ lịch bảo trì thường xuyên. Cuối cùng, tôi giám sát tất cả các khía cạnh của chương trình để xác định những rủi ro tiềm ẩn và giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.”

Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng tất cả các quy trình an toàn đều được nhân viên bảo trì tuân thủ?
1900.com.vn
Trưởng Phòng Bảo Trì
Q: Làm thế nào để bạn đảm bảo rằng tất cả các quy trình an toàn đều được nhân viên bảo trì tuân thủ?
17/01/2024
1 câu trả lời

An toàn là ưu tiên hàng đầu đối với bất kỳ nhân viên bảo trì nào. Người phỏng vấn muốn đảm bảo rằng bạn nhận thức được tầm quan trọng của các quy trình an toàn và bạn hiểu cách đảm bảo chúng được tuân thủ. Họ cũng muốn biết rằng bạn có sẵn kế hoạch để đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều tuân thủ các quy trình an toàn. Điều này có thể bao gồm các cuộc họp an toàn thường xuyên, đào tạo về an toàn và đánh giá an toàn.

Cách trả lời:

Bạn nên giải thích các bước bạn thực hiện để đảm bảo tuân thủ các quy trình an toàn. Điều này có thể bao gồm các cuộc họp và đào tạo thường xuyên về an toàn, tiến hành đánh giá an toàn, thiết lập hệ thống báo cáo bất kỳ vấn đề an toàn nào hoặc thực hiện các biện pháp khuyến khích an toàn cho nhân viên tuân theo các quy trình. Bạn cũng nên đề cập rằng bạn theo dõi tất cả hồ sơ và báo cáo an toàn để đảm bảo mọi người đều tuân theo các quy trình. Cuối cùng, bạn nên nhấn mạnh tầm quan trọng của sự an toàn và nó ảnh hưởng như thế nào đến không chỉ đội bảo trì mà còn toàn bộ tổ chức.

Giải thích cách bạn xử lý tình huống khi một thiết bị bị trục trặc nhưng không có đủ thời gian hoặc nguồn lực để sửa chữa.
1900.com.vn
Trưởng Phòng Bảo Trì
Q: Giải thích cách bạn xử lý tình huống khi một thiết bị bị trục trặc nhưng không có đủ thời gian hoặc nguồn lực để sửa chữa.
17/01/2024
1 câu trả lời

Người quản lý bảo trì phải có khả năng suy nghĩ chín chắn để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Câu hỏi này là một cách để người phỏng vấn đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn và xem liệu bạn có khả năng suy nghĩ sáng tạo khi giải quyết vấn đề hay không. Họ cũng đang tìm hiểu cách bạn ưu tiên và quản lý các nhiệm vụ cạnh tranh, vì trong tình huống này, bạn có thể phải quyết định nhiệm vụ nào được ưu tiên và nhiệm vụ nào có thể chờ.

Cách trả lời:

Nói về trải nghiệm khắc phục sự cố của bạn và cách bạn tiếp cận tình huống đó. Giải thích rằng trước tiên bạn sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ tương ứng. Sau đó, bạn có thể thảo luận về các giải pháp tiềm năng như sửa lỗi tạm thời, nếu cần hoặc tìm giải pháp thay thế để giữ cho hoạt động diễn ra suôn sẻ trong khi chờ sửa chữa. Hãy nhớ nhấn mạnh bất kỳ bước chủ động nào bạn sẽ thực hiện để tránh những tình huống tương tự trong tương lai.

Ví dụ: “Nếu một thiết bị bị trục trặc và không có đủ thời gian hoặc nguồn lực để sửa chữa, trước tiên tôi sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự cố. Nếu sự cố nhỏ và có thể khắc phục được thì tôi sẽ ưu tiên hoàn thành các nhiệm vụ khác. Tuy nhiên, nếu sự cố nghiêm trọng hơn và gây rủi ro về an toàn hoặc có thể khiến hoạt động bị tạm dừng, tôi sẽ hành động ngay lập tức để tìm cách khắc phục hoặc giải pháp tạm thời nhằm giữ cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ cho đến khi có thể triển khai giải pháp lâu dài. Tôi đã có kinh nghiệm khắc phục sự cố và giải quyết các vấn đề tương tự trước đây nên tôi tin rằng mình cũng có thể xử lý được tình huống này.”

Câu hỏi thường gặp về Trưởng Phòng Bảo Trì

Trưởng phòng bảo trì có nhiệm vụ quản lý nhóm công nhân và kỹ sư bảo trì, xây dựng kế hoạch bảo trì, theo dõi tiến độ công việc, và đảm bảo rằng tất cả các hệ thống và thiết bị hoạt động đúng cách. Vị trí này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và hiệu suất của tổ chức.

Thông thường, mức lương trung bình của trưởng phòng bảo trì vào khoảng 15 – 20 triệu/tháng. Tuỳ thuộc vào vai trò, công việc đảm nhận, quy mô doanh nghiệp và kinh nghiệm, năng lực của mỗi người mà mức lương có thể lên tới 25 – 50 triệu/tháng.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc Trưởng phòng bảo trì  phổ biến:

  • Hãy kể về một dự án bảo trì khó khăn nhất mà bạn đã thực hiện.
  • Bạn làm thế nào để rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thực tế?
  • Bạn đánh giá thế nào về vai trò của các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc? Bạn luôn tuân thủ những quy định này chứ?
  • Bạn thường dùng phương pháp nào để phát hiện vấn đề trên sản phẩm trong quá trình bảo trì?
  • Bạn sẽ làm thế nào nếu gặp phải một vấn đề mà bạn không thể tự xử lý được?
  • Nếu trúng tuyển, bạn cần được cung cấp những công cụ và thiết bị gì để làm việc?
  • Nếu bạn làm việc trong phân xưởng và không may có một vài chiếc máy bị hỏng cùng lúc? Bạn sẽ chọn sửa máy nào trước? Tại sao?
  • Nếu bạn phát hiện ra đồng nghiệp của mình không tuân thủ đúng các quy định về bảo trì sản phẩm, bạn sẽ làm gì?
  • Theo bạn, thách thức lớn nhất đối với một nhân viên bảo trì là gì?
  • Theo bạn, công việc chính của một nhân viên bảo trì là gì?
  • Nhân viên bảo trì cần phải có những kỹ năng và phẩm chất gì?
  • Nhân viên bảo trì, nhân viên kỹ thuật bảo trì có nguy cơ bị tai nạn lao động hay không? Bạn làm gì để đảm bảo an toàn cho mình trong quá trình làm việc?
  • Nhân viên bảo trì tòa nhà cần phải làm những công việc gì?
  • Bạn thường sử dụng những công nghệ nào trong quá trình bảo trì máy móc? Những kiến thức này bạn được học ở trường hay qua quá trình làm việc thực tế?

Trưởng phòng bảo trì cần bằng cấp:

  • Trình độ Trung cấp trở lên các ngành Cơ khí, điện tử, kỹ sư cơ khí, kỹ sư cơ điện tử, hoặc tương đương.
  • Hiểu biết ngành thang máy, các tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành.
  • Có kinh nghiệm về chuyên ngành thang máy: kỹ thuật lắp đặt cơ, lắp đặt điện, bảo trì, bảo dưỡng thang máy.
  • Có kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên môn: biến tần, lập trình PLC, vi xử lý.
  • Thành thạo vi tính văn phòng
  • Ưu tiên ứng viên có thể sử dụng tiếng anh chuyên ngành
  • Biết lắng nghe và tiếp nhận ý kiến đóng góp của người khác.
  • Chú trọng vào chi tiết: công việc đòi hỏi cẩn trọng đến từng chi tiết, kỹ lưỡng, thấu đáo khi hoàn tất.

Bài viết xem nhiều