Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên tư vấn tài chính
Với vị trí Nhân viên tư vấn nói chung và Nhân viên tư vấn tài chính nói riêng, quá trình phỏng vấn ứng tuyển luôn đòi hỏi sự tạo ấn tượng để cạnh tranh với các ứng viên khác. Việc nắm vững trước các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn và tăng cơ hội trúng tuyển. Dưới đây là bài viết tổng hợp về những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn cho vị trí Nhân viên tư vấn tài chính, hãy cùng theo dõi để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn của bạn!
Những điều cần chuẩn bị trước khi tham gia phỏng vấn
Trước buổi phỏng vấn
Trước mỗi buổi phỏng vấn, việc chuẩn bị kỹ càng là quan trọng để đảm bảo quá trình tuyển dụng diễn ra một cách suôn sẻ. Để tạo cảm giác thoải mái trước phỏng vấn, hãy tránh lo lắng vì lo lắng có thể dẫn đến lỗi sai khi trả lời câu hỏi. Một cách để làm điều này là luyện tập trả lời các câu hỏi cơ bản và thực hiện những cử chỉ và phong cách tự tin trước khi phỏng vấn.
Trong buổi phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn, hãy tập trung cao độ, hãy nhìn thẳng vào người phỏng vấn và tránh làm những việc riêng. Điều này giúp nhà tuyển dụng cảm nhận sự tập trung của bạn và đánh giá rằng bạn là người chuyên tâm vào công việc, không dễ bị xao lạc và mất tập trung.
Sau buổi phỏng vấn
Sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn, việc của bạn chưa kết thúc. Hãy tiếp tục thể hiện sự tự tin, tinh tế và chuyên nghiệp của mình. Sau phỏng vấn, hãy cúi chào và chân thành cảm ơn nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể gửi một email cảm ơn sau phỏng vấn. Hành động này sẽ giúp nhà tuyển dụng cảm thấy bạn là người tinh tế, cầu toàn và không ngừng nỗ lực để hoàn thiện bản thân.
Các câu hỏi phỏng vấn Nhân viên tư vấn tài chính thường gặp
Câu hỏi phỏng vấn về thông tin ứng viên
Câu hỏi giới thiệu bản thân luôn xuất hiện trong mọi cuộc phỏng vấn, nhằm kiểm tra và xác nhận thông tin trong CV mà ứng viên đã đăng ký. Để trả lời câu hỏi này một cách hiệu quả, hãy tập trung vào điểm quan trọng và trình bày một cách ngắn gọn và chính xác. Tránh trả lời dài dòng và mập mờ. Việc trả lời câu hỏi này một cách thành công sẽ tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng, giúp cuộc phỏng vấn diễn ra một cách thuận lợi hơn. Dưới đây là một số câu hỏi về thông tin cá nhân dành cho ứng viên Nhân viên tư vấn tài chính:
- Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân được không?
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
- Bạn có mong muốn gì cho công việc?
- Bạn sẽ làm được gì cho công ty chúng tôi?
- Tại sao bạn nghĩ mình lại phù hợp với vị trí này của công ty? Đâu là lý do mà chúng tôi nên tuyển chọn bạn?
- Động lực để trở thành nhân viên ưu tú của bạn là gì?
- Công việc tư vấn có điểm nào làm bạn thích thú?
- Bạn mong muốn lịch làm việc như thế nào?
- Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn nhân viên tư vấn ngày hôm nay, bạn đã làm những gì?
- Bạn có gặp khó khăn gì nếu như phải làm tăng ca không?
Bộ câu hỏi về kinh nghiệm làm việc
Câu hỏi về kinh nghiệm làm việc giúp Nhà tuyển dụng khám phá và đánh giá độ thành thạo và kinh nghiệm của ứng viên trong lĩnh vực tư vấn tài chính. Bằng việc trả lời những câu hỏi này một cách tự tin và chi tiết, ứng viên có thể thể hiện năng lực và sự đáng tin cậy trong vai trò Nhân viên tư vấn tài chính.
- Bạn đã từng làm công việc tư vấn trước đây chưa?
- Bạn đã làm tư vấn/ tư vấn tài chính trong thời gian bao lâu rồi?
- Điều bạn thích nhất khi làm nhân viên tư vấn/tư vấn tài chính là gì?
- Có điều gì khiến bạn không hài lòng khi làm nhân viên tư vấn/tư vấn tài chính không?
- Bạn có kinh nghiệm gì đặc biệt trong việc tư vấn cho khách hàng không?
- Điểm mạnh và yếu của bạn khi tương tác với khách hàng là gì?
- Bạn đã bao giờ bạn tự đề xuất một ý tưởng, chiến lược sáng tạo để thúc đẩy doanh số tư vấn?
- Theo bạn, kỹ năng nào là cần thiết nhất với nhân viên tư vấn?
- Bạn đã từng làm gì để gia tăng doanh số, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian?
Những câu hỏi phỏng vấn Nhân viên tư vấn tài chính về giả định tình huống
Trong quá trình phỏng vấn cho vị trí Nhân viên tư vấn tài chính, nhà tuyển dụng có thể đưa ra các câu hỏi giả định về các tình huống có liên quan. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng xử lý tình huống và khả năng phán đoán của ứng viên trong công việc. Để trả lời một cách khéo léo, hãy sử dụng các kinh nghiệm thực tế của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi giả định về tình huống trong phỏng vấn:
- Bạn sẽ làm gì khi không hoàn thành doanh số tháng hoặc có khách hàng đưa ra phản hồi xấu?
- Bạn nghĩ công ty/đội ngũ tư vấn của chúng tôi có thể làm gì để cải thiện tốt hơn?
- Bạn giải quyết như thế nào nếu như gặp phải khách hàng có thái độ bực dọc, cáu gắt, không muốn hợp tác?
- Bạn sẽ tạo sự nổi bật ra sao trong một nhóm nhân viên tư vấn khác?
- Khi gặp phải lời phê bình, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Khi không đạt doanh số bạn sẽ báo cáo với cấp trên như thế nào?
- Đánh giá tồi tệ nhất bạn từng nhận được trong công việc tư vấn là gì? Bạn đã thay đổi điều đó như thế nào?
- Bạn làm thế nào để dung hòa các thành viên trong nhóm khi có xung đột, tranh chấp?
- Nếu bây giờ bạn phải gọi điện tư vấn cho khách hàng luôn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
Cách đặt câu hỏi ngược lại cho Nhà tuyển dụng
Có nhiều cách để tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn. Một trong số đó là việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các ứng viên có ít kinh nghiệm thường hay bỏ qua bước này, hoặc chỉ hỏi qua loa, nội dung câu hỏi không rõ ràng. Một số câu hỏi dành cho Nhà tuyển dụng phổ biến:
- Anh/chị có thể chia sẻ thêm về yêu cầu của công việc không được nhắc trong phần mô tả công việc không?
- Người từng làm ở vị trí này đã gặp khăn gì trong công việc?
- Những người đã thành công trong vai trò công việc này thường sở hữu những phẩm chất nào?
- Những thách thức tôi sẽ gặp khi đảm nhận công việc này là gì?
- Thời gian làm việc cao điểm nhất trong năm của vị trí này là khi nào? Vì sao đây mới là khoảng thời gian làm việc cao điểm nhất?
- Theo yêu cầu của công ty, anh/chị đánh giá về sự thành công như thế nào?
- Với vị trí công việc này, thông thường sau bao lâu công ty sẽ mở tuyển dụng lại?
- Văn hóa công ty có những đặc trưng nào?
- Anh/chị có những yêu cầu gì cho một ứng viên tiềm năng và phù hợp với công việc tuyển dụng?
- Theo anh/chị, tôi có thể mang đến những kỹ năng gì cho vị trí ứng tuyển này?
- Anh/chị cảm thấy những kỹ năng nào của tôi cần cải thiện để phù hợp với công việc?
- Tôi sẽ phải liên lạc với ai hay phòng ban nào để biết được thông tin sau phỏng vấn?
- Nếu được nhận, thời gian bắt đầu làm việc là khi nào?
- Kết quả tuyển dụng sẽ được chuyển vào mail cá nhân hay đăng danh sách trên website công ty?
Bí quyết trả lời phỏng vấn Nhân viên tư vấn tài chính “bao đậu”
Nếu bạn đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn vị trí nhân viên tư vấn tài chính, dưới đây là những mẹo hữu ích để giúp bạn vượt qua quá trình phỏng vấn một cách thuận lợi hơn:
- Nghiên cứu kỹ về công ty, về lịch sử hình thành, lĩnh vực kinh doanh, khách hàng mục tiêu, và các dự án gần đây của công ty.
- Tìm hiểu về mô tả công việc và những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức quan trọng mà vị trí tư vấn tài chính yêu cầu.
- Chuẩn bị câu trả lời liên quan đến những yêu cầu này để thể hiện khả năng phù hợp với vị trí.
- Chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn, đề cập đến các dự án hoặc thành tựu liên quan đến công việc tư vấn tài chính
- Tạo ấn tượng đầu tiên bằng cách thể hiện sự tự tin và lịch sự từ khi bước vào phỏng vấn.
- Sử dụng ví dụ cụ thể và kinh nghiệm thực tế để minh họa khả năng và thành tựu của bạn trong lĩnh vực tư vấn tài chính.
- Hiểu rõ về các nguyên tắc và quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực tài chính và đầu tư, và có khả năng áp dụng chúng vào công việc.
- Chú trọng vào khả năng xây dựng mối quan hệ và tạo niềm tin với khách hàng, vì điều này là yếu tố quan trọng trong vai trò của một nhân viên tư vấn tài chính.
- Chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi về động cơ và mục tiêu của bạn trong ngành tài chính, để thể hiện sự cam kết và đam mê với công việc.
- Tự đánh giá kỹ năng và điểm mạnh của bản thân, nhưng cũng sẵn sàng nhận và hoàn thiện những yếu điểm.
- Đặt câu hỏi thông minh và tương tác tích cực với người phỏng vấn để thể hiện sự quan tâm và sự chuẩn bị cẩn thận.
Với các mẹo trên, bạn sẽ có cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn và chứng tỏ mình là một ứng viên xuất sắc cho vị trí nhân viên tư vấn tài chính. Hãy tự tin, chuẩn bị kỹ càng và thể hiện tốt nhất khả năng của mình trong quá trình phỏng vấn. Chúc bạn thành công!
Câu hỏi phỏng vấn
Loại chiến lược và tư duy nào cần thiết cho vai trò này?
↳
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có tư duy và chiến lược lý tưởng cho công việc này hay không. Vì vậy, hãy xử lý câu hỏi này một cách khéo léo và thể hiện các chiến lược cũng như tư duy mà bạn đã có được sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc.
Câu trả lời mẫu: “Là một cố vấn tài chính, chiến lược chính của tôi liên quan đến đa nhiệm, vì vai trò này đòi hỏi điều đó. Thứ hai, tôi sẽ nghiên cứu tình hình tài chính của công ty này, bao gồm tiết kiệm, đầu tư, lập ngân sách, thuế, v.v. Trọng tâm chính của tôi là nghiên cứu thị trường, vì vậy tôi có thể hỗ trợ công ty này đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận.”
Thử thách lớn nhất mà bạn thấy trước trong công việc này là gì?
Làm thế nào để bạn luôn có động lực trong công việc?
Tại sao bạn muốn trở thành cố vấn và bạn sẽ giúp chúng tôi như thế nào?
Bạn sẽ tương tác với khách hàng hàng ngày như thế nào?
Bạn sẽ giải thích thông tin phức tạp cho ai đó như thế nào?
Bạn sẽ xử lý sự từ chối của khách hàng tiềm năng như thế nào?
SAHM là viết tắt của từ gì?
Các yếu tố chính tạo nên một cố vấn tài chính thành công là gì?
Làm thế nào để kinh nghiệm của bạn về quản lý tài chính đủ điều kiện để bạn đảm nhận vị trí cố vấn tài chính tại công ty của chúng tôi?
Bạn sử dụng những chuyên gia hoặc công ty nào khác để hỗ trợ bạn trong việc cung cấp dịch vụ lập kế hoạch tài chính toàn diện cho khách hàng của bạn?
Bạn sử dụng công ty đầu tư nào để giúp quản lý tiền của khách hàng?
Bạn đề xuất các nguyên tắc phân bổ tài sản nào cho khách hàng của mình? Bạn sẽ phân bổ bao nhiêu phần trăm vốn cổ phần (cổ phiếu, trái phiếu, niên kim và bất động sản) trong danh mục đầu tư?
Những rủi ro kinh tế hiện tại mà bạn nghĩ sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của khách hàng là gì và bạn có thể đề xuất một số chiến lược đầu tư có thể làm giảm bớt những rủi ro này không?
Chiến lược lập kế hoạch của bạn dựa trên lợi nhuận không đổi và lạm phát thấp hay nó bao gồm tác động của lợi nhuận biến đổi và tỷ lệ lạm phát cao hơn?
Vì cố vấn tài chính phải tương tác với khách hàng thường xuyên, bạn muốn giao tiếp với khách hàng của mình bằng cách nào?
Nếu tôi là một khách hàng tiềm năng, bạn sẽ thuyết phục tôi thuê bạn làm cố vấn tài chính như thế nào?
Bạn có kinh nghiệm gì với phần mềm lập kế hoạch tài chính và điều này phù hợp như thế nào với các yêu cầu kỹ thuật mà chúng tôi đang tìm kiếm ở một cố vấn tài chính?
Bạn có thể mô tả một sự cố trong sự nghiệp của mình khi bạn xử lý một tình huống khó khăn liên quan đến một trong những khách hàng của mình không?
Làm thế nào để bạn cập nhật thông tin về các xu hướng tài chính và sự phát triển thị trường mới nhất?