Việc làm BKACAD

Cập nhật 21/10/2024 21:13
Tìm thấy 0 việc làm đang tuyển dụng
Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM tuyển dụng nhân sự năm 2024
BKACAD
15 việc làm 9 lượt xem
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 23/08/2024
Hạn nộp hồ sơ: 23/08/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 11
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM tuyển dụng nhân sự năm 2024, như sau:

Vị trí tuyển dụng

Mã số

Số lượng

Giảng viên, Khoa Điện tử – Viễn thông (ngành Thiết kế vi mạch)

KHTN-01

02

Giảng viên, Khoa Điện tử – Viễn thông (ngành Thiết kế vi mạch Y sinh)

KHTN-02

01

Giảng viên, Khoa Điện tử – Viễn thông (ngành Điện tử Y khoa)

KHTN-03

01

Giảng viên, Khoa Công nghệ thông tin (nhóm ngành máy tính và Công nghệ thông tin). Số lượng: 01 giảng viên lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo; 01 giảng viên lĩnh vực Khoa học máy tính; 01 giảng viên lĩnh vực An toàn thông tin

KHTN-04

03

Giảng viên, Khoa Khoa học liên ngành (nhóm ngành Máy tính hoặc Công nghệ thông tin hoặc Trí tuệ nhân tạo hoặc Công nghệ giáo dục)

KHTN-05

01

Giảng viên, Khoa Khoa học liên ngành (nhóm ngành Kinh tế, Thương mại, Kinh doanh, Tài chính)

KHTN-06

01

Giảng viên, Khoa Vật lý – Vật lý kỹ thuật (nhóm ngành Công nghệ bán dẫn, Vi mạch, Tính toán lượng tử)

KHTN-07

02

Vị trí tuyển dụng

Mô tả vị trí công việc

Khung năng lực

Giảng viên, Khoa Điện tử – Viễn thông (ngành Thiết kế vi mạch)

  • Phân tích, đánh giá các công nghệ hiện tại; dự báo các công nghệ mới trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

  • Hợp tác triển khai các nghiên cứu liên ngành Điện tử – Viễn thông; Y sinh; Y khoa; Công nghệ thông tin.

  • Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và hướng dẫn, đánh giá luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ…

  • Chủ trì, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế/trong nước về nghiên cứu khoa học; tham gia công tác xét sáng kiến cấp cơ sở và các hoạt động nghiên cứu khoa học khác.

  • Bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực Điện tử – Viễn thông, Công nghệ thông tin hoặc ngành liên quan đến lĩnh vực Vi mạch bán dẫn.

  • Có kinh nghiệm Thiết kế vi mạch tương tự hay vi mạch số,

Giảng viên, Khoa Điện tử – Viễn thông (ngành Thiết kế vi mạch Y sinh)

  • Phân tích, đánh giá các công nghệ hiện tại; dự báo các công nghệ mới trong lĩnh vực vi mạch Y sinh.

  • Hợp tác triển khai các nghiên cứu liên ngành Điện tử – Viễn thông, Y sinh, Y khoa, Công nghệ thông tin.

  • Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và hướng dẫn, đánh giá luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ…

  • Chủ trì, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế/trong nước về nghiên cứu khoa học; tham gia công tác xét sáng kiến cấp cơ sở và các hoạt động nghiên cứu khoa học khác.

  • Bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực Điện tử – Viễn thông, Công nghệ thông tin hoặc ngành liên quan đến lĩnh vực Vi mạch bán dẫn.

  • Có kinh nghiệm Thiết kế vi mạch Y sinh, vi mạch Trí tuệ nhân tạo.

Giảng viên, Khoa Điện tử – Viễn thông (ngành Điện tử Y khoa)

  • Phân tích, đánh giá các công nghệ hiện tại; dự báo các công nghệ mới trong lĩnh vực Điện tử Y khoa.

  • Hợp tác triển khai các nghiên cứu liên ngành Điện tử – Viễn thông, Y sinh, Y khoa, Công nghệ thông tin.

  • Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp; tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ và hướng dẫn, đánh giá luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ…

  • Chủ trì, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học; tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế/trong nước về nghiên cứu khoa học; tham gia công tác xét sáng kiến cấp cơ sở và các hoạt động nghiên cứu khoa học khác.

  • Bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực Điện tử – Viễn thông, Công nghệ thông tin hoặc ngành liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Y khoa.

  • Có kinh nghiệm trong lĩnh vực Điện tử Y khoa, ứng dụng Điện tử – Viễn thông; Công nghệ thông tin trong Y khoa.

Giảng viên, Khoa Công nghệ thông tin (nhóm ngành máy tính và Công nghệ thông tin)

Giảng dạy và phát triển học thuật:

 

  • Thiết kế và thực hiện các bài giảng sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, cập nhật cho sinh viên đại học, sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ), đảm bảo sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

  • Hướng dẫn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thực hiện dự án, đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ, với mục tiêu phát triển kỹ năng nghiên cứu và ứng dụng thực tế.

  • Tổ chức và tham gia các buổi chia sẻ, nói chuyện, trình bày khoa học cho người học.

Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:

  •  Chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin và/hoặc liên ngành.

  • Công bố khoa học, tham dự và trình bày tại các hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước, góp phần mở rộng mạng lưới hợp tác và giao lưu học thuật.

  • Đánh giá và thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, dự án,…

  • Tham gia các sự kiện hợp tác quốc tế và trong nước, phát triển mối quan hệ đối tác, đặc biệt trong các dự án nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin và/hoặc liên ngành.

  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác quốc tế xuất sắc.

  • Khả năng sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

  • Cam kết với sứ mệnh giáo dục và phát triển học thuật.

Giảng viên, Khoa Khoa học liên ngành (nhóm ngành Máy tính hoặc Công nghệ thông tin hoặc Trí tuệ nhân tạo hoặc Công nghệ giáo dục)

Giảng dạy và phát triển học thuật:

 

  • Thiết kế và thực hiện các bài giảng cho sinh viên đại học, sau đại học, đảm bảo sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

  • Hướng dẫn sinh viên, học viên cao học, thực hiện dự án, đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ, với mục tiêu phát triển kỹ năng nghiên cứu và ứng dụng thực tế.

  • Tổ chức và tham gia các buổi chia sẻ, nói chuyện, trình bày khoa học cho người học.

Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:

  • Chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực và/hoặc liên ngành.

  • Công bố khoa học, bằng sáng chế/ sở hữu trí tuệ, tham dự và trình bày tại các hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước, góp phần mở rộng mạng lưới hợp tác và giao lưu học thuật.

  • Đánh giá và thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, dự án,…

Tham gia các sự kiện hợp tác quốc tế và trong nước, phát triển mối quan hệ đối tác, đặc biệt trong các dự án nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin và/hoặc liên ngành.

  • Trình độ Tiến sĩ trở lên.

  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác.

  • Khả năng sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

  • Cam kết với sứ mệnh giáo dục và phát triển học thuật.

Giảng viên, Khoa Khoa học liên ngành (nhóm ngành Kinh tế, Thương mại, Kinh doanh, Tài chính)

Giảng dạy và phát triển học thuật:

 

  • Thiết kế và thực hiện các bài giảng cho sinh viên đại học, sau đại học, đảm bảo sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

  • Hướng dẫn sinh viên, học viên cao học, thực hiện dự án, đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ, với mục tiêu phát triển kỹ năng nghiên cứu và ứng dụng thực tế.

  • Tổ chức và tham gia các buổi chia sẻ, nói chuyện, trình bày khoa học cho người học.

Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:

  • Chủ trì và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực và/hoặc liên ngành.

  • Công bố khoa học, bằng sáng chế/ sở hữu trí tuệ, tham dự và trình bày tại các hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước, góp phần mở rộng mạng lưới hợp tác và giao lưu học thuật.

  • Đánh giá và thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, dự án,…

Tham gia các sự kiện hợp tác quốc tế và trong nước, phát triển mối quan hệ đối tác, đặc biệt trong các dự án nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại và/hoặc liên ngành.

  • Trình độ Tiến sĩ trở lên.

  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác.

  • Khả năng sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

  • Cam kết với sứ mệnh giáo dục và phát triển học thuật.

Giảng viên Khoa Vật lý – Vật lý kỹ thuật (nhóm ngành Công nghệ bán dẫn, Vi mạch, Tính toán lượng tử)

  • Nghiên cứu và phát triển: thực hiện, điều phối các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực về bán dẫn, vi mạch.

  • Giảng dạy và đào tạo: thiết kế và thực hiện các bài giảng, hướng dẫn sinh viên – học viên thực hiện các đề tài nghiên cứu, luận văn,… đào tạo bậc đại học, sau đại học.

  • Phân tích và đánh giá công nghệ: Theo dõi và đánh giá các xu hướng mới trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, vi mạch.

  • Hợp tác: tham gia, tổ chức các sự kiện hợp tác quốc tế và trong nước, phát triển mối quan hệ đối tác, đặc biệt trong các dự án nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, vi mạch và/hoặc liên ngành.

  • Bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực Vật lý, Vật lý kỹ thuật, Kỹ thuật Điện tử; Công nghệ thông tin hoặc ngành liên quan.

  • Kỹ năng giao tiếp và hợp tác.

  • Khả năng sáng tạo, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

  • Cam kết với sứ mệnh giáo dục và phát triển học thuật.

CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA ĐƠN VỊ

  • Lương theo quy định của Nhà nước (Tiến sĩ có hệ số 3.0): 7.020.000 đồng/tháng.

  • Lương theo vị trí việc làm: 20.000.000 đồng/tháng.

HƯỚNG DẪN NỘP HỒ SƠ

YÊU CẦU HỒ SƠ

Ứng viên chuẩn bị một bộ hồ sơ năng lực theo yêu cầu như sau:

– Thư trình bày nguyện vọng;

– Thư giới thiệu từ đơn vị cũ hoặc thư giới thiệu từ những thầy/cô hướng dẫn hoặc những chuyên gia có uy tín.

– Lý lịch khoa học;

–  Kế hoạch phát triển của cá nhân trong 5 năm nếu trúng tuyển;

– Thuyết minh đề tài theo mẫu của ĐHQG-HCM;

– Các tài liệu minh chứng năng lực, kinh nghiệm công tác, thành tích phù hợp với yêu cầu vị trí thu hút.

PHƯƠNG THỨC NỘP HỒ SƠ

Ứng viên chuẩn bị hồ sơ và gửi về ĐHQG-HCM trước ngày 30/9/2024 thông qua một trong hai phương thức:

– Trực tiếp tại trang web: vnu350.vnuhcm.edu.vn;

– Thư điện tử [email protected];

Nếu lĩnh vực mà ứng viên quan tâm, không có trong danh mục tuyển dụng của các đơn vị thì ứng viên có thể nộp hồ sơ trực tiếp cho ĐHQG-HCM.

Ứng viên có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại đơn vị và đăng ký tham gia theo Chương trình VNU350 của ĐHQG-HCM.

Ứng viên chỉ đăng ký ở một vị trí, một đơn vị phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực của mình. Hồ sơ đăng ký không hoàn trả lại.

Ghi chú: Ứng viên chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ minh chứng. Các trường hợp khai man, giả mạo hồ sơ sẽ bị hủy kết quả và xử lý theo quy định.

ĐHQG-HCM sẽ thông báo kết quả trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày cuối cùng nhận hồ sơ.

*****Đính kèm:

– Mẫu Lý lịch Khoa học

– Mẫu Thuyết minh đề tài

Khu vực
Báo cáo

Quy mô:
25 - 100 nhân viên
Địa điểm:
P214, Tòa nhà A17 Bách Khoa, 17 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD (Tiền thân là Học viện Công nghệ Thông tin Bách Khoa) là sự hợp tác chính thức của Trường đại học Bách Khoa Hà Nội và các đối tác nước ngoài như tập đoàn Cisco Systems, Microsoft, Sun Microsystems, Prometric, VUE... trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, triển khai Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông. 

Chúng tôi tự hào là Học viện đào tạo CCNA xuất sắc nhất Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã được Cisco Systems trao tặng giải thưởng Học viện mạng Cisco đào tạo CCNA và ITE xuất sắc nhất Việt Nam. Trong 8 năm liên tiếp, từ 2008-2015, Học viện lien tục đạt giải nhất cuộc thi Kỹ năng mạng Việt Nam, là đại diện Việt Nam tham gia các cuộc thi tại Châu Á Thái Bình Dương do Cisco tổ chức.

Với đội ngũ giảng viên ưu tú, giàu kinh nghiệm, đạt chuẩn Quốc tế về bằng cấp, chứng chỉ và phương pháp giảng dạy cùng với hệ thống phòng Lab tiêu chuẩn, hàng năm Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD đào tạo ra hàng trăm kỹ sư/chuyên viên CNTT cao cấp và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho các CB, NV của nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn trên địa bàn cả nước.

Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD cũng là học viện đầu tiên đào tạo thành công CCIE tại Việt Nam, đồng thời là Học viện có đội ngũ giảng viên có nhiều bằng cấp, chứng chỉ về CNTT nhất Việt Nam. Với sự đầu tư về tài chính và hỗ trợ về thời gian của Học viện, chỉ trong vòng 4 năm, có tới 5 giảng viên của Học viện Công nghệ BKACAD đạt được chứng chỉ CCIE – chứng chỉ cao nhất trong hệ thống chứng chỉ của Cisco về quản trị mạng.

Những nghề phổ biến tại BKACAD

Bạn làm việc tại BKACAD? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn

Logo BKACAD

BKACAD

Click để đánh giá