Cốt truyện trong tác phẩm văn học? | Câu hỏi tự luận ôn tập LÝ LUẬN VĂN HỌC | HNUE

Cốt truyện là gì? Các thành phần của cốt truyện? Vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ? Tài liệu học tập môn LÝ LUẬN VĂN HỌC tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

CỐT TRUYỆN TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC?

1. Cốt truyện

Là một dãy các sự kiện xảy ra liên tục theo một thời gian, có mối liên hệ nhân quả hoặc quan hệ ý nghĩa. Có mở đầu và kết thúc. Thể hiện một trình tự nhất định cuộc sống. Nói cách khác: Cốt truyện là cái lõi diễn biến của truyện từ khi xảy ra cho đến khi kết thúc.

2. Thành phần của cốt truyện

Gồm 5 phần chính

  • Trình bày: Có tính chất đưa đẩy, gợi mở cho câu chuyện.
  •  Thắt nút: nảy sinh vấn đề.
  •  Phát triển: dài nhất, một chuỗi các sự kiện thể hiện sự vận động, phát triển của nhân vật.
  •  Cao trào đỉnh điểm: Thử thách cao nhất đối với nhân vật.
  •  Mở nút: Sự kiện quyết định sau cao trào, hướng giải quyết của nhà văn đối với nhân vật.

Trong một tác phẩm cụ thể tác phẩm không phải lúc nào cũng bao hàm đầy đủ, tách bạch các phần này. VD tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại thường đầy đủ các phần này còn tác phẩm hiện đại thì không vd: Tắt đèn – Ngô Tất Tố không có mở nút.

Ví dụ: Truyện Kiều – Nguyễn Du có đầy đủ 5 phần:

  • Trình bày: Giới thiệu về Kiều, nhan sắc, ngoại hình, gia thế..
  • Thắt nút: Kiều gặp Kim Trọng khởi đầu của 1 mối tình, Kiều gặp Đạm Tiên: Cuộc tranh chấp với số phận.
  • Phát triển: Kiều về nhà rồi tương tư, dưới ánh trăng, Kim Trọng và Thúy Kiều gặp mặt trao thể ước. Sau đó Kiều gặp gia biến, bán mình chuộc cha... rồi tiếp sau là chuỗi 15 năm lưu lạc phiêu bạt chìm nổi.
  • Mở nút: Kiều nhảy xuống sông nhưng không chết.
  •  Vĩ thanh: Lời nói thêm, bình luận thêm của tác giả.

Có những truyện không có cốt truyện: Hai đứa trẻ- Thạch Lam.

3. Vai trò của cốt truyện

- Gắn kết các sự kiện thành 1 chuỗi thể hiện sự vận động phát triển của câu chuyện cũng như tạo thành lịch sfí của nhân vật.

- Cốt truyện là phương tiện bộc lộ phản ánh các xung đột của xã hội,là phương tiện để thể hiện tính cách nhân vật và cốt truyện để gây hấp dẫn với độc giả

  • Cốt truyện kép: ví dụ rừng xà nu có 2 cốt truyện, cụ mết kể lại câu chuyện của tờ Nú, cuộc đời tờ nú.
  • Cốt truyện tâm lý: ể theo nội tâm nhân vật> ví dụ: Trăng sáng, Đời Thừa, Sống Mòn.

Xem thêm các câu hỏi khác: 

Câu 1: Tại sao nói "Văn học là một hình thái ý thức xã hội -thẩm mỹ"? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?

Câu 2. Thế nào là tư duy hình tượng? Các đặc trưng của Tư duy hình tượng? Hãy phân tích một tác phẩm văn học cụ thể để minh họa?

Câu 3. Khái niệm hình tượng văn học, những đặc điểm của hình tượng văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 4: Tại sao nói ngôn từ vừa là phương tiện vừa là mục đích của văn học? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?

Câu 5. Trình bày những khả năng nghệ thuật của ngôn từ văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 6: Trình bày nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Các cấp độ của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 7: Hãy phân biệt các khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm văn học? Phân tích một tác phẩm văn học và chỉ ra chủ đề (hệ chủ đề), tư tưởng của nó?

Câu 8: Nhân vật văn học là gì? Vai trò, vị trí của nó trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 9: Thế nào là nhân vật văn học? Trình bày sự phân loại nhân vật văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 10: Hãy trình bày các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học? Nêu các ví dụ cụ thể?

Câu 11: Khái niệm kết cấu của tác phẩm văn học? Trình bày chức năng nghệ thuật của kết cấu? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 12: Thế nào là kết cấu tác phẩm văn học? Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 14: Khái niệm truyện ngắn? Những đặc điểm của truyện ngắn? Phân biệt giữa truyện ngắn và truyện kể? Cho ví dụ?

Câu 15: Những đặc điểm chủ yếu của thể loại tiểu thuyết? Lấy ví dụ minh họa cho từng đặc điểm?

Câu 16: Thế nào là một tác phẩm thơ? Phân biệt thơ với văn vần? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 17: Các thành phần cơ bản của tác phẩm thơ? Phân tích một bài thơ minh họa?

Câu 18: Khái niệm thơ trữ tình? Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 19: Hãy trình bày các đặc điểm của thể loại thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy?

Câu 20: Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư Tiếng Việt/ Ngữ Văn mới nhất

Mức lương của trợ giảng/ giáo viên Ngữ Văn là bao nhiêu?

 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!