Khái niệm hình tượng văn học, những đặc điểm của hình tượng văn học, Cho ví dụ?
1. Khái niệm hình tượng văn học
Hình tượng văn học là hình tượng nghệ thuật được thể hiện trong chất liệu ngôn từ.: Hình tượng trong văn học có thể dùng để chỉ 1 chi tiết, 1 hình ảnh, 1 sự kiện và có thể chỉ toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học. Mỗi cách gọi như vậy đều chỉ 1 đơn vị nghệ thuật có ý nghĩa, có thể coi là 1 kí hiệu nghệ thuật.
Ví dụ: Cô Kiều là người tài sắc vẹn toàn được thông qua ngôn từ mà Nguyễn Du thể hiện.
Những hình tượng nghệ thuật khác ko bao giờ được xây dựng bằng ngôn từ, v/d hình tượng âm nhạc thì thông qua tiết tấu âm nhạc, hình tượng trong điêu khắc là hình khối.
➢ Hình tượng văn học là bức tranh sinh động, cụ thể về cuộc sống của con người. Toàn bộ thế giới nghệ thuật được nhà văn miêu tả, phản ánh tái hiện trong tác phẩm.
Các cấp độ khác nhau của hình tượng văn học là nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Ví dụ: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Chiến tranh và hòa bình(cây sồi là hình tượng nghệ thuật văn học là nghĩa hẹp, còn chiến tranh và hòa bình là hình tượng văn học theo nghĩa rộng). Hình tượng văn học theo nghĩa rộng thể hiện được toàn bộ tác phẩm.
2. Các đặc điểm của hình tượng văn học.
- Tính phi vật thể của hình tượng văn học: Phi vật thể có nghĩa là không ai nhìn thấy hình tượng văn học bằng mắt thường nên:
Hạn chế: Hình tượng văn học không tác động được trực tiếp vào thị giác con người gây ấn tượng mạnh như các hình tượng nghệ thuật khác.
Ưu thế: Văn học có thể tái hiện được những điều cảm thấy bằng khfíu giác, vị giác trong khi hầu hết các nghệ thuật khác không làm được, đặc biệt là tả mùi vị.
Văn học có khả năng nắm bắt tất cả những cái mơ hồ vô hình nhưng có thật trong cảm xúc mà các nghệ thuật khác không diễn đạt được: “Tơ trời lơ lfíng vươn mình uốn”
Văn học còn sử dụng màu sắc hư ảo mà hội họa khó lòng thể hiện được (những màu không có thật tên thực tế).
Vd. “Một đóa hồng non toat vẻ xanh” hay nhà thơ Vũ Thuy Khang có tập thơ “Màu máu xanh”máu của tuổi trẻ, máu của những người hi sinh cho tổ quốc.
Những hình tượng văn học còn được cấu tạo bằng liên tưởng, so sánh, ẩn dụlàm cho những sự không có liên quan bỗng lồng được vào nhau và soi sáng nhau. Điều này trong hội họa, điện ảnh khônglàm đc. VD trong thơ ca hay xuất hiện những hình ảnh ẩn dụ. “Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Hình ảnh thuyền và bến là hình ảnh của đôi trai gái được lồng vào với nhau. HÌnh tượng văn học không cần phải miêu tả một cách đầy đủ mà luôn tồn tại những khoảng trống cho phép người đọc phát huy mạnh mẽ trí tưởng tượng theo cách tái hiện chỉnh thể từng bộ phận mà các nghệ thuật khác ko làm đc điều này, thể hiện rõ trong tả người, tả vật, tả phong cảnh.
VD: Chỉ tả mái tóc, bàn tay thôi nhưng người đọc vẫn tưởng tượng ra được 1 hình tượng chỉnh thể.
- Hình tượng mang tính tạo hình và biểu hiện thông qua 1 hình tượng, nó biểu hiện cho 1 vấn đề mà nhà văn muốn hướng đến.Vd hình tượng Rừng Xà Nu trong tác phẩm Rừng Xa Nu của Nguyễn Thành Trung. Là 1 hình tượng kiên cường, bất khuất cũng như tác giả muốn hướng tới 1 lớp trẻ, các thế hệ của dân làng Xô man anh dũng, bất khuất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Tính qui ước và sáng tạo của hình tượng văn học: Mọi sự vật, hiện tượng đều có tính qui ước và sáng tạo của hình tượng văn học. Trong văn học khi nói đến màu vàng thì người ta quy ước: Màu vàng là màu của hoàng tộc, màu của mùa thu, biểu hiện của tàn phai héo úa.
- Hình tượng văn học là quan hệ xã hội thẩm mĩ: Thể hiện được quan niệm, tư tưởng thái độ, tình cảm của nhà văn./Tình cảm xã hội là tình cảm con người riêng biệt nhưng đc ý thfíc trên cấp độ xã hội. /Lý tưởng thẩm mĩ thường đi đôi với tình cảm xã hội.
VD : Cụ Mết là sự kết tinh của cả dân làng Xô man, 1 người chỉ đạo sáng suốt, 1 người luôn có ý thfíc giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc, truyền lại cho thế hệ sau mà theo...
- Tính nghệ thuật của hình tượng văn học mang lại sự hấp dẫn cho tác phẩm, mang đến tính biến thái bất ngờ.
VD: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Đc nhà văn miêu tả với cảnh đắt giá. Đó là chiếc thuyền bơi trên mặt nước trong sương mù của buổi bình minh, một cảnh tượng chưa từng thấy với ánh ban mai, hồng hồng hòa cùng sương trắng. Người đọc có thể hình dung ra khung cảnh đó mặc dù cảnh tượng đó diễn ra chưa được bao lâu thì tác giả lại được chfíng kiến 1 hiện thực phũ phàng sau đó. Chính điều này đã gây nên sự hấp dẫn, sinh động cho tác phẩm.
Xem thêm các câu hỏi khác:
Câu 1: Tại sao nói "Văn học là một hình thái ý thức xã hội -thẩm mỹ"? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?
Câu 2. Thế nào là tư duy hình tượng? Các đặc trưng của Tư duy hình tượng? Hãy phân tích một tác phẩm văn học cụ thể để minh họa?
Câu 4: Tại sao nói ngôn từ vừa là phương tiện vừa là mục đích của văn học? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?
Câu 5. Trình bày những khả năng nghệ thuật của ngôn từ văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 6: Trình bày nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Các cấp độ của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 7: Hãy phân biệt các khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm văn học? Phân tích một tác phẩm văn học và chỉ ra chủ đề (hệ chủ đề), tư tưởng của nó?
Câu 8: Nhân vật văn học là gì? Vai trò, vị trí của nó trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 9: Thế nào là nhân vật văn học? Trình bày sự phân loại nhân vật văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 10: Hãy trình bày các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học? Nêu các ví dụ cụ thể?
Câu 11: Khái niệm kết cấu của tác phẩm văn học? Trình bày chức năng nghệ thuật của kết cấu? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 12: Thế nào là kết cấu tác phẩm văn học? Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 13: Cốt truyện là gì? Các thành phần của cốt truyện? Vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ
Câu 14: Khái niệm truyện ngắn? Những đặc điểm của truyện ngắn? Phân biệt giữa truyện ngắn và truyện kể? Cho ví dụ.
Câu 15: Những đặc điểm chủ yếu của thể loại tiểu thuyết? Lấy ví dụ minh họa cho từng đặc điểm?
Câu 16: Thế nào là một tác phẩm thơ? Phân biệt thơ với văn vần? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 17: Các thành phần cơ bản của tác phẩm thơ? Phân tích một bài thơ minh họa.
Câu 18: Khái niệm thơ trữ tình? Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 19: Hãy trình bày các đặc điểm của thể loại thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy
Câu 20: Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm gia sư Tiếng Việt/ Ngữ Văn mới nhất
Mức lương của trợ giảng/ giáo viên Ngữ Văn là bao nhiêu?
Được cập nhật 29/03/2024
394 lượt xem