Thế nào là nhân vật văn học? Trình bày sự phân loại nhân vật văn học? Cho ví dụ cụ thể?
1. Nhân vật văn học
- Là khái niệm dùng để chỉ hình tượng, cá thể con người trong tác phẩm văn học, cái đã được nhà văn nhận thức tại tạo thể hiện bằng các phương diện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
- Nhân vật văn học tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau => nhân vật có tên (kiều, chị dậu) không có tên như người đàn bà làng chài.
- Nhân vật văn học không nhất thiết là con người, mang hình hài của con người, có thể mang hình thức đội lốt của con người, con vật, cỏ cây, hoa lá.
- Nhân vật người kể chuyện trữ tình, trong thơ cũng có nhân vật.
Lưu ý: Nhân vật văn học không phải là bản sao của sự thật mà nó là 1 đơn vị nghệ thuật do nhà văn sáng tạo ra để biểu lộ
=> mang tính ước lệ.
2. Sự phân loại nhân vật văn học.
Sự phát triển của văn học quá phong phú và đa dạng dẫn đén nhân vật văn học cũng rất phong phú đa dạng. mỗi 1 giai đoạn cụ thể thì nhân vật hiển thị thời kì đó. Ta phân loại nhân vật văn học dựa theo 3 tiêu chí:
a) Dựa vào vai trò nhân vật trong tác phẩm
- Nhân vật chính
- Nhân vật phụ
- Nhân vật trung tâm
b) Dựa vào hệ tư tưởng
- Nhân vật chính diện:Chiếm được niềm tin nhà văn thể hiện tư tưởng nhà văn
- Nhân vật phản diện: Bị nhà văn phê phán vd: Bá Kiến. Mã giám sinh
c) Dựa vào cấu trúc chức năng
- Nhân vật chfíc năng
- Nhân vật loại hình
- Nhân vật tính cách
- Nhân vật tư tưởng
d) Phân chia nhân vật theo cấu trúc, chức năng:
- Nhân vật chức năng: thường tồn tại trong văn học cổ, tư tưởng mang tính đạo đức.
Nhân vật chức năng mang tính quy ước một cách rõ nét về trách nhiệm của nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm văn học, nhưng ko thay đổi về mặt phẩm chất. Đây là nhân vật được quy định sẵn.
Ví dụ.Cám về mặt phẩm chất đây là một nhân vật xấu, Tấm luôn luôn đại diện cho cái thiện dù có thế nào đi nữa.
Thực hiện chức năng cố định, phẩm chất không thay đổi, không có đời sống nội tâm, không thay đổi từ đầu tới cuối tác phẩm.
Ví dụ. mụ phù thủy: xấu xí, mụn cơm, mũi khoằm, da nhăn nheo -> độc ác gây cản trở hạnh phúc người khác. Bụt, Tiên cứu giúp người. Chủ yếu xuất hiện trong văn học trung đại và cổ điển, trong truyện cổ tích.
Ví dụ: Tác phẩm Những người khốn khổ của Victor huygo- Giangvangiang là người lương thiện. Trong văn học việt Nam thì có cán bộ cách mạng như Rừng xà nu có anh Quyết, vợ chồng A Phủ có A Châu tuyên truyền giác ngộ cho cách mạng.
- Nhân vật loại hình: Biểu trưng cho 1 lớp người, 1tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Ví dụ: Lão Hà Tiện, nhân vật Arpagông gợi đến những kẻ keo kẹt, bủn xỉn.
Truyện kiều Sở khanh người xấu xa
=> Nhân vật trong tác phẩm hơi thô cứng.
- Nhân vật tính cách là nhân vật phức tạp được mô tả như một cá nhân, đây là một nhân vật đa tính cách.
- Chỉ có được khi tư duy phát triển, tức khi có văn học hiện đại thì nhân vật này mới xuất hiện.
- Không phải nhân vật nào cũng được nhà văn xây dựng là nhân vật tính cách.đây là nhân vật được phản ánh toàn diện tích cách nhân vật.
- Nhân vật tính cách phát triển theo hướng nhà văn ko thể điều khiển được là nhân vật nổi loạn, nhà văn phải đi theo nhân vật này vì nhân vật này đi theo logic của nó, tồn tại như một ý thức độc lập, ngôn ngữ đa thanh sẵn sàng cãi lại nhà văn.
- Nhân vật tư tưởng: Được xác định có nhiều điểm tương đồng với nhân vật chức năng-> tuyên truyền tư tưởng về đời sống.
Ví dụ: Nhân vật Hộ <đời thừa> Hoàng < Đôi mắt> Quỳ Ông giáo
e) Phân loại nhân vật theo vai trò của nhân vật trong tác phẩm có:
- Nhân vật chính: Là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều nhất, tham gia vào các sự kiến chính trong tác phẩm. Một tác phẩm có thể có nhiều nhân vật chính ( quy mô lớn).
Vd: trong Truyện Kiều có Thúy Kiều. Tuy vậy trong 1 số tác phẩm có những nhân vật trung tâm như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa: Lưu Bị, Khổng Minh, Quan Công, Tào Tháo.
f) Nhân vật trung tâm
- Nhân vật phụ: Có vai trò thfí yếu, trong các sự kiện chính của tác phẩm, đôi khi không thể thay thế, không thể bỏ đi được.
Ví dụ: Tác phẩm “Chữ người tử tù” nhân vật phụ là thầy thơ lại, nếu không có nhân vật này thì chưa chắc đã có cuộc gặp gỡ của nhiều người yêu nghệ thuật. Nhân vật Thúy Vân không thể bỏ đi được nhưng Vương Quan thì có thể bỏ được.
g) Theo bình diện tư tưởng:
- Nhân vật chính diện: Nhân vật tích cực, chiếm được niềm tin của nhà văn, thể hiện tư tưởng của nhà văn
- Nhân vật phản diện: Bị nhà văn phê phán
Ví dụ: Bá Kiến. Mã giám sinh Hai lọa nhân vật này chỉ ra đời khi có sự phân chia giai cấp
Trong sáng tác của chủ nghĩa cổ điển thời trung đại thì thường có khuynh hướng cực đoan Nv nào tốt thì cực tốt trở nên lý tưởng, Nv nào mà xấu thì bị phê phán quá mfíc(phiến diện).
Trong giai đoạn hiện nay thì nv chính diện và nv phản diện ngày càng khó phân biệt do hiện thực đời sống ngày càng phức tạp chi phối tư tưởng nhà văn, nhà văn có cái nhìn toàn diện về cuộc sống nên 2 nhân vật này được dung hòa với nhau
Ví dụ: Chí Phèo rất khó phân biệt chính diện và phản diện.Với tư cách là con quỷ của làng vũ đại là nhân vật phản diện còn với tư cách là người được nhà văn tôn trọng, khao khát được sống thì là chính diện
Xem thêm các câu hỏi khác:
Câu 1: Tại sao nói "Văn học là một hình thái ý thức xã hội -thẩm mỹ"? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?
Câu 2. Thế nào là tư duy hình tượng? Các đặc trưng của Tư duy hình tượng? Hãy phân tích một tác phẩm văn học cụ thể để minh họa?
Câu 3. Khái niệm hình tượng văn học, những đặc điểm của hình tượng văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 4: Tại sao nói ngôn từ vừa là phương tiện vừa là mục đích của văn học? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?
Câu 5. Trình bày những khả năng nghệ thuật của ngôn từ văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 6: Trình bày nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Các cấp độ của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 7: Hãy phân biệt các khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm văn học? Phân tích một tác phẩm văn học và chỉ ra chủ đề (hệ chủ đề), tư tưởng của nó?
Câu 8: Nhân vật văn học là gì? Vai trò, vị trí của nó trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 10: Hãy trình bày các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học? Nêu các ví dụ cụ thể?
Câu 11: Khái niệm kết cấu của tác phẩm văn học? Trình bày chức năng nghệ thuật của kết cấu? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 12: Thế nào là kết cấu tác phẩm văn học? Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 13: Cốt truyện là gì? Các thành phần của cốt truyện? Vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ?
Câu 14: Khái niệm truyện ngắn? Những đặc điểm của truyện ngắn? Phân biệt giữa truyện ngắn và truyện kể? Cho ví dụ?
Câu 15: Những đặc điểm chủ yếu của thể loại tiểu thuyết? Lấy ví dụ minh họa cho từng đặc điểm?
Câu 16: Thế nào là một tác phẩm thơ? Phân biệt thơ với văn vần? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 17: Các thành phần cơ bản của tác phẩm thơ? Phân tích một bài thơ minh họa?
Câu 18: Khái niệm thơ trữ tình? Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 19: Hãy trình bày các đặc điểm của thể loại thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy?
Câu 20: Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm gia sư Tiếng Việt/ Ngữ Văn mới nhất
Mức lương của trợ giảng/ giáo viên Ngữ Văn là bao nhiêu?