Thế nào là kết cấu tác phẩm văn học? Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật? | Câu hỏi tự luận ôn tập học phần Lý luận văn học | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Thế nào là kết cấu tác phẩm văn học? Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật? Cho ví dụ cụ thể? Đề cương ôn tập Lý luận văn học giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Thế nào là kết cấu tác phẩm văn học? Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật? Cho ví dụ cụ thể?

1. Khái niệm Kết cấu tác phẩm văn học

  • Là toàn bộ cách tổ chfíc, kiến tạo nên 1 tác phẩm khiến nó trở thành 1 sinh thể nghệ thuật.
  • Kết cấu khác cấu trúc. Cấu trúc là phần ổn định bất biến của tác phẩm.

2. Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật

Giống nhau: Đều là cách thfíc tổ chfíc kết cấu để tạo nên một tác phẩm văn học khiến tác phẩm văn học đó trở thành 1 sinh thể nghệ thuật.

2.1 Kết cấu hình tượng.

  • Là cách tổ chfíc hệ thống nhân vật , hệ thống tự sự, hệ thống sự kiện (Hệ thống tự sự), hệ thống cảm xúc (Hệ thống trữ tình) trong tác phẩm tạo nên sự diễn biến, phát triển của toàn bộ tác phẩm 1 cách hợp lý hiệu quả nhất

a) Hệ thống nhân vật.

- Quan hệ đối lập:

  • Địa vị tính cách, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện ->phản ánh mâu thuẫn đời sống của nhân vật:trung thành-phản bội.

Ví dụ: Thạch Sanh, ngay thẳng, thật thà, Lý Thông gian xảo

  • Cái kheo léo của nhà vưn khi xây dựng văn học đối lập là nhân vật gần gũi than thiết với nhau, cùng quan hệ huyết thống hay cùng lý tưởng.

Ví dụ: Sự tích trầu cau<2 anh,em yêu 1 cô gái>

  • Loại trừ nhau một mất 1 còn tạo nên tuyến nhân vật v/d. nghèo khó-giàu ác

- Quan hệ đối chiếu, tương phản: làm nổi bật sự đối lập và khác biệt giữa các nhân vật.

- Quan hệ bổ sung: là quan hệ các nhân vật cùng 1 loại (cùng tuyến với nhau) nhằm mở rộng phạm vi của loại hiện tượng đó.

Ví dụ: Chí Phèo - Năm Thọ, Rừng xà nu: tờ nú, mai, rít, cụ mết.=> làm cho nhân vật chính nổi trội hơn đậm đà hơn, bề dày hơn, tổ chfíc,liên kết,tác động, soi chiếu lẫn nhau.

b) Hệ thống sự kiện (sự kiện làm nên đới sống) v/d.sự kiện 11/9.khủng bố tại mỹ

  • Luôn gắn liền với con người, là những điều bất thường đột biến mà chúng ta ko thể biết trước được.
  • Là yếu tố can dự rất lớn đến cuộc đời con người.
  • Là sự biến đổi, tác động tơi nhân vật làm cho nhân vật biến đổi, buộc nhân vật bộc lộ bản chất.v/d: Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở.
  • Hình thfíc tổ chfíc sự kiện cơ bản nhất của văn học liên kết các sự kiện lại thành truyện hoặc cốt truyện
  • Cốt truyện là đường dây tập hợp các biến cố, các sự kiện.->là linh hồn tổ chfíc sự kiện trong tác phẩm.

Cấu trúc cốt truyện được tổ chức 5 phần chính:

  • Trình bày: Có tính chất đưa đẩy, gợi mở cho câu chuyện.
  • Thắt nút: nảy sinh vấn đề.
  • Phát triển: dài nhất, một chuỗi các sự kiện thể hiện sự vận động, phát triển của nhân vật.
  • Cao trào đỉnh điểm: Thfí thách cao nhất đối với nhân vật.
  • Mở nút: Sự kiện quyết định sau cao trào, hướng giải quyết của nhà văn đối với nhân vật.

Trong một tác phẩm cụ thể tác phẩm không phải lúc nào cũng bao hàm đầy đủ, tách bạch các phần này.

Ví dụ: tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại thường đầy đủ các phần này còn tác phẩm hiện đại thì không vd: Tắt đèn – Ngô Tất Tố không có mở nút.

Ví dụ: Truyện Kiều – Nguyễn Du có đầy đủ 5 phần:

  • Trình bày: Giới thiệu về Kiều, nhan sắc, ngoại hình, gia thế..
  • Thắt nút: Kiều gặp Kim Trọng khởi đầu của 1 mối tình, Kiều gặp Đạm Tiên: Cuộc tranh chấp với số phận.
  • Phát triển: Kiều về nhà rồi tương tư, dưới ánh trăng, Kim Trọng và Thúy Kiều gặp mặt trao thể ước. Sau đó Kiều gặp gia biến, bán mình chuộc cha... rồi tiếp sau là chuỗi 15 năm lưu lạc phiêu bạt chìm nổi.
  • Mở nút: Kiều nhảy xuống sông nhưng không chết.
  • Vĩ thanh: Lời nói thêm, bình luận thêm của tác giả.

Có những truyện không có cốt truyện: Hai đứa trẻ- Thạch Lam.

  • cố truyện kép: ví dụ rừng xà nu có 2 cốt truyện,cụ mết kể lại câu chuyện của tờ Nú, cuộc đời tờ nú.
  • cốt truyện tâm lý (kể theo nội tâm nhân vật) ví dụ:Trăng Sáng, Đời Thừa, Sống Mòn.

c) Hệ thống cảm xúc.

  • Xuất hiện trong thơ trữ tình, khó có thể gọi tên cảm xúc mà chỉ đưa vào hình ảnh, hiện tượng, các sự vật để gọi tên nó.
  • Tổ chức hệ thống cảm xúc. Sự tổ chức hệ thống cảm xúc và suy nghĩa trong tác phẩm ba giờ cũng theo dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình.

2.2 Kết cấu văn bản nghệ thuật

  • Là sự tổ chức, phân bố thế giới hình tượng văn bản ngôn từ tạo ra trật tự trần thuật và lời văn nghệ thuật độc đáo hiệu quả
  • Trần thuật tức kể truyện: kể thuật lại, biểu đạt nói chung các thành phần của trần thuật.

- Các thành phần của trần thuật:

a) Triển khai các thành phần văn bản

  • Kể theo hình thức tuyến tính: Kể theo dòng thời gian sự việc xảy ra trước thì kể truớc, xảy ra sau thì kể sau.

v/d: Truyện cổ tích có đầu chuyện, cuối chuyện.

  • Kể theo hình thức lắp ghép: Phá vỡ lối kể tuyến tính, lắp ghép theo đoạn thời gian, không gian khác nhau nhưng trong mạch nguồn vẫn xuyên suốt. Lối kể này xuất hiện trong văn bản hiện đại. Là lối kể chuyện phá vỡ lối kể tuyến tính, là việc lắp ghép các đoạn văn bản rời rạc với nhau nhưng nội dung theo mạch ngầm của văn bản vẫn xuyên suốt.

v/d: Chí Phèo mở đầu = chí vừa đi vừa chửi: đây là đoạnChí phèo khi đã đứng bên kia gần cuối cuộc đời nhưng vào 1 thời điểm nào đó mà khoảnh khắc đó có ý nghĩa lớn đối với tác phẩm> ko giống truyên cổ tích là theo dòng thời gian nhân vật không bị hoán đổi và vào lúc tác phẩm kết thúc thì truyện hoàn thành nhưng Chí phèo không kết thúc ở đó. Mà mở ra hướng khác cho người đọc.

b) Hình tượng người kể chuyện.

- Là người kể chuyện được nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật.

- Đặc điểm

  • Trong văn bản viết người kể chuyện xuất hiện gián tiếp, ẩn mình sau dòng chữ.
  • Người kể chuyện có thể xuất hiện dưới các ngôi kể (ngôi kể thứ 3,2,1 mfíc độ xuất hiện nhân vật)

- Kể theo ngôi thứ 3: đây là hình thức kể trong văn học cổ và trung đại (người kể chưa tự ý thức hoặc đã ý thức nhưng đã dấu mình) cho phép kể kể tất cả những gì trên đời, bí mật trong tâm hồn người khác, đây là ngôi kể tự do nhất -> ngôi kể tỏ ra biết tất cả nhưng hạn chế là ít thuyết phục ít đáng tin vì căn cứ xác định của người kể là không có thật-> Xuất hiện Ngôi kể thứ 

Ngôi kể thứ nhất người kể chuyện xuất hiện xưng ‘tôi’trong tác phẩm đây là nhân vật chuyên chứng kiến sự việc xảy ra và đứng lên kể lại câu chuyện nên có sức thuyết phục cao .Đứng trong phạm vi của 1 người, là hình thức xuất hiện muộn nhất khi người ta ý thức được cái tôi. Xuất hiện ở đầu thế kỉ 19 ở châu âu và thịnh hành cho đến ngày nay.

v/d: Truyện Lão Hạc, kể dưới con mắt Ông Giáo(ngôi t1), Chí Phèo (sfí dụng ngôi t3) nhưng có nhiều người kể nên mang giọng điệu đa thanh

Đa phần các tác phẩm hiện nay theo lối kể ngôi t1. Ngôi kể thfí 2 xuất hiện dạng thể nghiệm của văn học cách tân. Xuất hiện với nhân vật kể xưng ‘anh’

Tác phẩm Linh Sơn của Cao Hành Kiện ->tạo ko gian giãn cách, cái ‘anh’ này được người khác kể lại.

c) Cách tổ chức điểm nhìn trần thuật.

Điểm nhìn trần thuật thể hiện vị trí người kể, dựa vào quan sát, trần thuật các nhân vật sự kiện hay là góc quan sát cảm thụ, đánh giá đời sống của nhà văn. Người nghệ sĩ ko thể miêu tả cuộc sống nếu ko thể xác định được cho mình 1 điểm nhìn.

Lưu ý:

  • Trong quá trình phân tích tác phẩm thì phân biệt điểm nhìn trần thuật và điểm nhìn nhân vật.
  • Kết cấu hình tượng là kết cấu bên trong, chiều sâu của tác phẩm. Kết cấu văn bản nghệ thuật:bên ngoài của sự vật hiện tượng là lời văn của tác phẩm.

Xem thêm các câu hỏi khác: 

Câu 1: Tại sao nói "Văn học là một hình thái ý thức xã hội -thẩm mỹ"? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?

Câu 2. Thế nào là tư duy hình tượng? Các đặc trưng của Tư duy hình tượng? Hãy phân tích một tác phẩm văn học cụ thể để minh họa?

Câu 3. Khái niệm hình tượng văn học, những đặc điểm của hình tượng văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 4: Tại sao nói ngôn từ vừa là phương tiện vừa là mục đích của văn học? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?

Câu 5. Trình bày những khả năng nghệ thuật của ngôn từ văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 6: Trình bày nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Các cấp độ của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 7: Hãy phân biệt các khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm văn học? Phân tích một tác phẩm văn học và chỉ ra chủ đề (hệ chủ đề), tư tưởng của nó?

Câu 8: Nhân vật văn học là gì? Vai trò, vị trí của nó trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 9: Thế nào là nhân vật văn học? Trình bày sự phân loại nhân vật văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 10: Hãy trình bày các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học? Nêu các ví dụ cụ thể?

Câu 11: Khái niệm kết cấu của tác phẩm văn học? Trình bày chức năng nghệ thuật của kết cấu? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 13: Cốt truyện là gì? Các thành phần của cốt truyện? Vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ?

Câu 14: Khái niệm truyện ngắn? Những đặc điểm của truyện ngắn? Phân biệt giữa truyện ngắn và truyện kể? Cho ví dụ?

Câu 15: Những đặc điểm chủ yếu của thể loại tiểu thuyết? Lấy ví dụ minh họa cho từng đặc điểm?

Câu 16: Thế nào là một tác phẩm thơ? Phân biệt thơ với văn vần? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 17: Các thành phần cơ bản của tác phẩm thơ? Phân tích một bài thơ minh họa?

Câu 18: Khái niệm thơ trữ tình? Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 19: Hãy trình bày các đặc điểm của thể loại thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy?

Câu 20: Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư Tiếng Việt/ Ngữ Văn mới nhất

Mức lương của trợ giảng/ giáo viên Ngữ Văn là bao nhiêu?

 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!