Tư duy hình trượng trong văn học? | Câu hỏi tự luận ôn tập LÝ LUẬN VĂN HỌC | HNUE

Khái niệm và đặc trưng của Tư duy hình tượng? Phân tích một tác phẩm văn học cụ thể để minh họa? Tài liệu học tập môn LÝ LUẬN VĂN HỌC tại trường Đại học Sư Phạm Hà Nội giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao!

Tư duy hình trượng trong văn học?

1. Khái niệm Tư duy hình tượng

Tư duy hình tượng là một quá trình tư duy đặc biệt của người nghệ sĩ, đó là cách hình dung và tái tạo thế giới dưới hình thức của một bức tranh toàn cảnh mang tính cụ thể trực tiếp, cảm tính.

Ví dụ 1: Tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu được ông hình dung và tái tạo về cuộc sống của những người dân làng chài dưới hình thfíc 1 bức tranh toàn cảnh.

Ví dụ 2: Đây mùa thu tới của Xuân Diệu đã hình dung 1 bức tranh về toàn bộ mùa thu. Bắt đầu mùa thu là hình ảnh cây liễu rủ xuống, màu đặc biệt của muà thu là màu áo mơ phai của những chiếc lá. Còn Xuân Quỳnh màu của mùa thu là màu vàng chói lọi, là màu vàng hoa cúc. Qua đây ta có thể thấy được mùa thu của Xuân Diệu thì chỉ có mùa thu nhẹ nhàng, có cảnh vật thiên nhiên, có con người…

Các nhà thơ, nhà văn nói về con người chỉ thông qua bức tranh chính có đong đo, cân đếm như các nhà khoa học. Tuy nhiên bức tranh đó sẽ có cảm nhận khác nhau vì trí tưởng tượng của con người khác nhau.

- Tư duy hình tượng xuất phát từ bình diện cảm tính trực diện khi ta tiếp xúc với đối tượng

- Có 2 loại tư duy là tư duy khoa học và tư duy hình tượng: 

- Tư duy khoa học < tư duy logic >:  là kiểu tư duy khoa học thâm nhập đối tượng tìm ra bản chất, cái phổ quát của đối tượng, sử dụng phán đoán, suy luận theo một trật tự logic. Cơ sở của suy luận là các tiền đề định lý để tìm ra sự vật.

-Tư duy hình tượng của nghệ thuật của văn học, cũng tìm ra bản chất, quy luật khách quan của đối tượng. Thông qua cái riêng để nói về cái chung.

Ví dụ 3: Nam Cao với tác phẩm Chí Phèo - là một con người có tên có số phận cụ thể dẫn ta hình dung tới bi kịch người nông dân phải sống trong xã hôi phong kiến. Chí Phèo điển hình là con người phải sống tha hóa, từ đó ta thấy được cuộc sống của con người trong thời đó.

Hay tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, qua hình tượng chị Dậu ta thấy được người nông dân phải gánh chịu sưu thuế.

Nhà văn thường sử dụng các biểu cảm, miêu tả để xây dựng hình tượng qua nét khắc họa, yếu tố mang tính biểu tượng.

⇨  Lối tư duy được các nghệ sỹ sfí dụng và sáng tạo nghệ thuật, các nhà thơ sfí dụng tư duy nghệ thuật của mìnhđể có bfíc tranh toàn cảnh mà qua đó con người có thể cảm nhận được, mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn. Còn trong khoa học coi trọng độ chính xác, logic của nghiện cfíu.

2. Đặc trưng của tư duy hình tượng.

- Quá trình thể nghiệm nghệ thuật, trực giác nghệ thuật, hư cấu nghệ thuật.

2.1 Thể nghiệm

- Là sự nhập thân bằng tưởng tượng vào đối tượng trong tình huống giả định để tự quan sát những diễn biến bên trong của từng đối tượng mà họ miêu tả hoặc biểu hiện.

- Khi những người nghệ sĩ thâm nhập sâu sắc vào nhân vật, họ như được sống cuộc sống của nhân vật gọi là thể nghiệm nghệ thuật. trong nghệ thuật người ta gọi là những phút giây nhà văn quên mình thể nghiệm những cảm xúc của nhân vật.

Ví dụ: Nam Cao ko phê phán Chí Phèo mà tác giả có lòng yêu thương nhân vật, tuy Chí là con người tận cùng của xã hội nhưng Chí vẫn có mong muốn được sống mà tham gia phê phán xã hội phong kiến đã đẩy những con người như Chí xuống đáy xã hội.

⇨  Nhà văn khi viết văn phải nhập thân vào nhân vật để biết được bản chất đời sống.

2.2 Quá trình trực giác nghệ thuật

Trực giác là năng lực nắm bắt trực tiếp chân lý, là sự cảm nhận trực tiếp, tức thời chưa qua quá trình suy lý, kiểm nghiệm.

Trong văn học trực giác được coi là cái mách bảo thầm kín bên trong của người nghệ sĩ.

Trực giác nghệ thuật là một quá trình ko thể phân biệt rạch ròi bằng lí trí mà là cảm xúc bên trong của người nghệ sĩ, bộc lộ chi tiết nghệ thuật độc đáo khó lí giải.

2.3 Hư cấu nghệ thuật 

Quá trình nhào lặn, tổ chức các chất liệu tạo ra các chính thể mới chưa có trong thực tế nhưng phản ánh được hiện thực đời sống. Nói cách khác người nghệ sĩ khi sáng tạo văn chương dùng cái ko thực phản ánh cái thực trong cuộc sống.

Ví dụ 1: Trong tác phẩm thần thoại, truyện cổ tích, ở đó có những nhân vật ko có thật nhưng tác giả dùng nhân vật để cấu.

 Ví dụ 2: Tiểu thuyết Hóa Thân- nhà văn mượn hình tượng con để nói về cuộc sống phi lý.

Không đồng nhất hiện thực trong tác phẩm với hiện thực trong đời sống thường ngày

2.4 Cụ thể và khái quát

Trong tư duy hình tượng có sự kết hợp hài hòa giữa cái cụ thể và khái quát, cái chung và cái riêng, cái chung phải được thể hiện thông qua cái riêng.

Ví dụ 1: Số phận của người nông dân bị tha hóa, bần cùng, nghèo đó là cái chung nhưng  thể hiện qua cái riêng là nhân vật Chí Phèo.

Chẳng hạn trong tác phẩm bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm: Đó không chỉ là quê hương của Hoàng Cầm mà còn là quê hương của tất cả mọi người.

Ví dụ 2: Nàng Kiều –số phận phụ nữ nói chung trong xã hội.

Thơ Xuân Diệu, ông chỉ viết thơ tình cho mình. Trong đó cảm xúc thơ trong Xuân Diệu là cảm xúc riêng của Xuân Diệu nhưng mỗi người đọc đều thấy hình ảnh của mình trong đó. Đó là cái riêng của Xuân Diệu nhưng lại là cái chung, cái nhân loại của cộng đồng.

Ví dụ 3: Tác phẩm AQ Lỗ Tấn thể hiện tích cách của người dân Trung quốc qua nhân vật AQ.

Xem thêm các câu hỏi khác: 

Câu 1: Tại sao nói "Văn học là một hình thái ý thức xã hội -thẩm mỹ"? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?

Câu 3. Khái niệm hình tượng văn học, những đặc điểm của hình tượng văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 4: Tại sao nói ngôn từ vừa là phương tiện vừa là mục đích của văn học? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?

Câu 5. Trình bày những khả năng nghệ thuật của ngôn từ văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 6: Trình bày nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Các cấp độ của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 7: Hãy phân biệt các khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm văn học? Phân tích một tác phẩm văn học và chỉ ra chủ đề (hệ chủ đề), tư tưởng của nó?

Câu 8: Nhân vật văn học là gì? Vai trò, vị trí của nó trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 9: Thế nào là nhân vật văn học? Trình bày sự phân loại nhân vật văn học? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 10: Hãy trình bày các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học? Nêu các ví dụ cụ thể?

Câu 11: Khái niệm kết cấu của tác phẩm văn học? Trình bày chức năng nghệ thuật của kết cấu? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 12: Thế nào là kết cấu tác phẩm văn học? Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 13: Cốt truyện là gì? Các thành phần của cốt truyện? Vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ

Câu 14: Khái niệm truyện ngắn? Những đặc điểm của truyện ngắn? Phân biệt giữa truyện ngắn và truyện kể? Cho ví dụ.

Câu 15: Những đặc điểm chủ yếu của thể loại tiểu thuyết? Lấy ví dụ minh họa cho từng đặc điểm?

Câu 16: Thế nào là một tác phẩm thơ? Phân biệt thơ với văn vần? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 17: Các thành phần cơ bản của tác phẩm thơ? Phân tích một bài thơ minh họa.

Câu 18: Khái niệm thơ trữ tình? Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình? Cho ví dụ cụ thể?

Câu 19: Hãy trình bày các đặc điểm của thể loại thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy

Câu 20: Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư Tiếng Việt/ Ngữ Văn mới nhất

Mức lương của trợ giảng/ giáo viên Ngữ Văn là bao nhiêu?

 

 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!