Điều kiện và Lộ trình trở thành một PHP Developer?

PHP Developer là một vị trí trong lĩnh vực phát triển phần mềm, nơi mà người làm việc này sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để phát triển và duy trì ứng dụng web hoặc các hệ thống dựa trên PHP. Vị trí này thường dành cho những người mới bắt đầu trong sự nghiệp phát triển phần mềm hoặc có ít kinh nghiệm làm việc với PHP.

Lộ trình thăng tiến của PHP Developer

Vị trí Developer sẽ có lộ trình phát triển cơ bản như sau:

Intern PHP Developer

Đây là vị trí bắt đầu của sự nghiệp, nơi bạn học cách phát triển ứng dụng web sử dụng PHP. Bạn sẽ làm việc trong môi trường thực tế và học từ các lập trình viên kinh nghiệm. Nhiệm vụ chính của bạn là tham gia vào các dự án nhỏ và hỗ trợ công việc phát triển web.

Junior PHP Developer

Vị trí khởi đầu khi bạn lựa chọn theo đuổi ngành nghề, lĩnh vực này. Hầu hết, các ứng viên có thể đặt nền móng trở thành Junior Developer ngay từ khi còn là sinh viên. Tùy vào kinh nghiệm cũng như khả năng phát triển của bản thân mà bạn sẽ ở vị trí này trong khoảng từ 1 – 3 năm đầu tiên theo nghề.

Senior PHP Developer

Khi đã có được từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vào vị trí Senior. Đây là vị trí dành cho những ai đã nắm chắc kiến thức chuyên môn và có thể lập trình được một số ứng dụng phức tạp. Ngoài ra, ở vị trí này, bạn cũng đã có thể bắt đầu đảm nhận vai trò điều hành, dẫn dắt và quản lý một team nhỏ.

Leader PHP Developer

Vị trí Leader Developer thường yêu cầu ứng viên có từ 5 – 7 năm kinh nghiệm trong nghề. Họ cần có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và có thể kết hợp làm việc tốt theo nhóm hoặc độc lập. Cụ thể, họ là những lập trình viên chuyên nghiệp, hiểu rõ ngọn ngành của công việc lập trình web và có thể nắm được công việc của từng thành viên trong đội nhóm. Lúc này, Leader Developer sẽ được phân công đảm nhận nhiều dự án và quản lý một nhóm lớn, phức tạp hơn. Do đó, ngoài kiến thức về chuyên môn thì bạn cần có kỹ năng quản lý chuyên nghiệp.

Mid-level Manager PHP Developer

Vị trí này thường mang trọng trách chỉ đạo và quản lý nhiều nhóm nhỏ. Họ sẽ làm việc dưới quyền hạn của Senior Manager. Một số tên gọi khác cho vị trí này còn được biết đến như: Technical Product Manager, Product Owner.

Senior Manager PHP Developer

Có thể nói, Senior Manager là vị trí lãnh đạo cấp cao mà mọi lập trình viên đều mơ ước đạt được. Ở vị trí này, bạn sẽ điều phối tất cả mọi hoạt động lập trình sản phẩm, chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất và kiểm soát những thứ liên quan đến ngân sách. Ngoài ra, việc thiết lập các hướng dẫn, mục tiêu và đảm bảo mọi việc trong đội nhóm được thực hiện một cách hiệu quả cũng là công việc quan trọng mà một Senior Manager phải đảm nhiệm.

Yêu cầu tuyển dụng của PHP Developer

  • Có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình PHP, bao gồm cú pháp, biến, hàm, vòng lặp và điều kiện.
  • Cần hiểu biết về các ngôn ngữ và công nghệ web cơ bản như HTML để xây dựng giao diện, CSS để thiết kế trang web và JavaScript để tạo trang web động.
  • Hiểu biết cơ bản về cơ sở dữ liệu và SQL để có khả năng truy xuất và tương tác với dữ liệu.
  • Có kiến thức hoặc kinh nghiệm về việc sử dụng các framework PHP phổ biến như Laravel hoặc Symfony là một lợi thế.
  • Có khả năng áp dụng kiến thức lập trình để giải quyết các vấn đề và thực hiện các tính năng cơ bản của ứng dụng web.
  • Khả năng sử dụng công cụ quản lý phiên bản
  • Tư duy logic và giải quyết vấn đề
  • Có khả năng làm việc trong môi trường nhóm và hợp tác với các thành viên khác trong dự án.
  • Sẵn sàng học hỏi và phát triển kỹ năng lập trình trong thời gian thực tập.
  • Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt để trao đổi ý kiến và báo cáo tiến độ công việc.

Học gì ra làm PHP Developer?

Lập trình đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT). Mặc dù không phải ai cũng có thể trở thành một PHP Developer, nhưng khi bạn đã trở thành PHP Developer, việc học lập trình là không thể tránh khỏi.

Có nhiều cách để bạn trở thành một PHP Developer, nhưng điểm chung của tất cả là bạn phải học. Nếu bạn muốn đào sâu vào lĩnh vực này, bạn có thể tập trung vào một số chuyên ngành lập trình quan trọng như:

Khoa học máy tính (Computer Science)

Đây là ngành lập trình viên học tập trung vào quan điểm lý thuyết liên quan nhiều tới toán học & logic. Bạn sẽ được tiếp cận với những công việc liên quan đến các thuật ngữ hết sức “thời thượng” như Trí Tuệ Nhân Tạo (Artificial Intelligence – AI) hay Học Máy (Machine Learning)… 

Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)

Đây là chuyên ngành kết hợp giữa Điện tử & CNTT cung cấp cho bạn kiến thức về hệ thống phần cứng và phần mềm. Từ đó bạn có thể xây dựng, thiết kế các hệ thống phù hợp, đáp ứng nhu cầu hoạt động của các thiết bị phần cứng.

Công nghệ phần mềm

Đây là ngành lập trình viên mà bạn nên đăng ký nếu thực sự nghề nghiệp bạn theo đuổi là lập trình viên. Ngành học này sẽ cho bạn những kiến thức cơ bản, chính xác về quy trình hay kỹ năng cần thiết để xây dựng & phát triển một phần mềm máy tính. 

Hệ thống thông tin

Theo ngành này, bạn sẽ được học về quy trình thu thập và xử lý thông tin, tìm hiểu về các thiết bị liên quan, thu thập những kỹ năng phân tích, đánh giá và học cách thiết kế hệ thống, vận hành cũng như quản trị thông tin để từ thông tin thu thập được tạo ra được những kết quả có giá trị. 

Mạng máy tính & Viễn Thông

Ngành học này hướng dẫn người học các kiến thức về quản trị hệ thống mạng. Sau khi ra trường, bạn sẽ trở thành người thiết kế mạng cho các ngân hàng, nhà cung cấp mạng hay các trung tâm dữ liệu. Nếu vẫn thích công việc lập trình, bạn có thể trở thành người thiết kế, phát triển phần mềm mạng. 

Thị giác máy tính (Computer Vision) & điều khiển học(Cybernetics)

Cũng giống như Khoa học máy tính, chuyên ngành này thiên về nghiên cứu và thường dành cho những đối tượng muốn đi sâu vào nghiên cứu với đầu óc cũng sự nhanh nhạy về mặt toán học hay logic. 

Với những kiến thức về việc làm PHP Developer đã chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một PHP Developer. Hy vọng bạn sẽ có thể dựa vào các thông tin tham khảo này để có thể lựa chọn, định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân mình nhé.