Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý cấp cao?
Quản lý cấo cao (Senior Manager) là một vị trí quản lý cấp cao trong một tổ chức hoặc công ty. Senior Manager có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý một bộ phận hoặc khu vực cụ thể. Vai trò của Senior Manager là đưa ra quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược kinh doanh, tài chính, nhân sự, marketing và các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh. Họ đảm bảo duy trì sự phát triển và thành công của bộ phận hoặc khu vực dưới sự quản lý của mình. Senior Manager thường có kinh nghiệm và kiến thức sâu về lĩnh vực của mình, cũng như kỹ năng lãnh đạo và quản lý nhóm. Bên cạnh đó những công việc như Quản lý dự án, Quản lý,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Lộ trình nghề nghiệp của Quản lý cấp cao
Số năm kinh nghiệm | 5 - 7 năm | 7 - 9 năm | Trên 10 năm |
Vị trí | Quản lý cấp cao | Phó Giám đốc | Tổng Giám đốc |
Mức lương trung bình của Quản lý cấp cao và các ngành liên quan:
- Quản lý nhà hàng: 20.000.000 - 35.000.000 đồng/tháng
- Quản lý trung tâm: 25.000.000 - 40.000.000 đồng/tháng
1. Quản lý cấp cao
Mức lương: 25 - 40 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 5 - 7 năm
Khi có kinh nghiệm quản lý và thành tựu đáng kể, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Quản lý cấp cao. Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý một bộ phận hoặc khu vực quan trọng hơn, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và chiến lược của tổ chức.
>> Đánh giá: Là một Nhân viên có thâm niên và có năng lực chuyên môn tốt, bạn sẽ có cơ hội thăng cấp lên thành Quản lý cấp cao. Mức lương cũng sẽ cao hơn nhưng đi kèm với đó cũng là trách nhiệm ngày càng lớn. Vậy nên việc không ngừng nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng của bản thân là hết sức cần thiết để bạn có thể đạt được vị trí trong mơ này.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý cấp cao đang tuyển dụng
2. Phó Giám đốc
Mức lương: 40 - 60 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 7 - 9 năm
Phó Giám đốc là một phần của ban điều hành của tổ chức và thường chịu trách nhiệm về một hoặc nhiều lĩnh vực chức năng. Công việc của Phó Giám đốc bao gồm hỗ trợ Giám đốc trong việc định hướng chiến lược, quản lý vấn đề chiến lược và quản lý toàn diện của tổ chức. Bên cạnh đó, vị trí Phó giám đốc cũng phải đứng ra chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị cũng như pháp luật.
>> Đánh giá: Phó giám đốc được xem là một vị trí nhân sự cấp cao trong bộ máy điều hành của một tổ chức, có nhiệm vụ thay mặt giám đốc để xử lý và quyết định các công việc giám đốc ủy quyền khi vắng mặt. Phó giám đốc sẽ giúp giám đốc quản lý và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp theo sự phân công của giám đốc.
>> Xem thêm: Việc làm Phó giám đốc mới nhất
3. Tổng Giám đốc
Mức lương: 60 - 100 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: Trên 10 năm
Tổng giám đốc chính là người đứng đầu mọi hoạt động của doanh nghiệp, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm giám đốc hay không. Trong lộ trình thăng tiến, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Để nhanh chóng đạt được vị trí này, bạn cần phải mang đến những thành tựu ấn tượng để chứng minh năng lực của mình.
>> Đánh giá: Vị trí Tổng Giám đốc là vị trí không phải ai cũng có thể ngồi được. Vì ngoài khả năng chuyên môn bạn còn cần phải có năng lực điều hành và kỹ năng đàm phán cùng khách hàng, làm việc với nhân viên của công ty. Mức lương rất cao đi kèm với đó cũng là nhiều vai trò và trách nhiệm.
>> Xem thêm: Việc làm Tổng Giám đốc với mức lương hấp dẫn
5 bước giúp Quản lý cấp cao thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Quản lý cấp cao, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên những nhân viên có bằng Đại học trở lên hoặc thậm chí là bằng Thạc sĩ là một lợi thế lớn. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức kinh doanh vững chắc, bạn mới nắm bắt được thị trường và xây dựng được chiến lược quản lý hiệu quả. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn cho một Quản lý cấp cao.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của Quản lý cấp cao là phải làm việc với rất nhiều người mỗi ngày. Đây là một công việc đòi hỏi bạn sẽ phải gặp mặt và trò chuyện với rất nhiều phòng ban cũng như ban lãnh đạo. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc. Quản lý cấp cao nên là một người có khả năng giao tiếp khéo léo, bạn phải có khả năng ứng biến và xử lý những yêu cầu cũng như câu hỏi của lãnh đạo, đối tác. Đồng thời, bạn cũng nên là một người có kiến thức sâu rộng, am hiểu về lĩnh vực của doanh nghiệp và có lý lẽ thuyết phục với những thông tin mà mình cung cấp. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Quản lý cấp cao.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Quản lý cấp cao sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ kinh doanh liên quan của doanh nghiệp. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu thị trường để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của lãnh đạo, đối tác. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Vì thế, hãy học cách lắng nghe trước khi đưa ra một kết luận hay lời tư vấn nào đó. Lắng nghe còn giúp Quản lý cấp cao nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Kỹ năng lãnh đạo
Khác với các vị trí quản lý khác thì vị trí Quản lý cấp cao đúng theo cái tên chính là vị trí "cấp cao", phụ trách quản lý cả một bộ phận bao gồm các phòng ban. Vì vậy, bạn cần phải trau dồi và rèn luyện khả năng lãnh đạo và điều phối nhân lực của mình. Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng nếu bạn muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn nữa.
Yêu cầu tuyển dụng của Quản lý cấp cao
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Senior manager cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Vị trí Quản lý cấp cao đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế/Kinh doanh, Thương mại, Marketing,... Thậm chí là bằng thạc sĩ kinh doanh hoặc các chứng chỉ liên quan đến quản lý như CFA, FIA, v.v.
- Kiến thức chuyên môn: Quản lý cấp cao cần có kiến thức sâu về lĩnh vực hoạt động của tổ chức. Họ cần hiểu rõ về quy trình, quy định và các khía cạnh kỹ thuật liên quan đến công việc của mình. Ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh, Quản lý cấp cao cần hiểu về quản lý tài chính, marketing, quản lý nhân sự và các khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh.
- Kiến thức về quy định và luật pháp: Tùy thuộc vào ngành nghề, Quản lý cấp cao cần có kiến thức về quy định và luật pháp liên quan đến hoạt động của tổ chức. Điều này đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện theo đúng quy định và tuân thủ các quy tắc pháp lý.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng quản lý: Quản lý cấp cao cần có kỹ năng quản lý mạnh mẽ để lãnh đạo và điều hành bộ phận hoặc khu vực dưới sự quản lý của mình. Họ cần biết cách lập kế hoạch, tổ chức, phân công công việc và giám sát hiệu suất của nhân viên.
- Kỹ năng phân tích và ra quyết định: Quản lý cấp cao cần có khả năng phân tích thông tin, đánh giá tình hình và đưa ra quyết định chiến lược. Họ cần biết cách sử dụng dữ liệu và thông tin để đưa ra quyết định thông minh và đúng đắn.
- Kỹ năng giao tiếp: Quản lý cấp cao thường phải tương tác với các bộ phận khác trong tổ chức. Họ cần có khả năng giao tiếp và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung và giải quyết các vấn đề. Không những thế, với đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp khách hàng nên Quản lý cấp cao phải có khả năng giao tiếp khéo léo khi nói chuyện với đối tác. Họ cần biết cách truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và thuyết phục.
- Kỹ năng lắng nghe: Quản lý cấp cao cần có khả năng lắng nghe và hiểu rõ ý kiến và ý kiến của nhân viên, khách hàng và các bên liên quan khác. Họ cần biết cách tạo môi trường lắng nghe tích cực và đáp ứng một cách thích hợp.
- Kỹ năng giao tiếp đa văn hóa: Trong môi trường làm việc đa quốc gia hoặc đa văn hóa, Quản lý cấp cao cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với những người có nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau. Họ cần biết cách tôn trọng và hiểu các yếu tố văn hóa khác nhau để tạo ra môi trường làm việc hòa đồng và hiệu quả.
Các yêu cầu khác
- Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Quản lý cấp cao từ 3 - 5 năm và có nhiều dự án thành công
- Có kinh nghiệm trong việc lãnh đạo và điều hành các hoạt động của chi nhánh, quản lý nhân sự, quản lý tài chính và quản lý rủi ro.
- Có kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ để hướng dẫn và động viên nhân viên. Họ cần biết cách xây dựng và duy trì một môi trường làm việc tích cực và động lực cho nhân viên.
- Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc
- Có khả năng quan hệ công chúng để đại diện cho chi nhánh và tương tác với các bên liên quan bên ngoài, bao gồm khách hàng, đối tác và cộng đồng địa phương.
Các trường đào tạo Quản lý cấp cao tốt nhất Việt Nam hiện nay?
Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành quản trị kinh doanh hoặc quản trị nhân lực trên cả nước là:
- Đại học kinh tế quốc dân
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Thương Mại
- Đại học Lao động – Xã hội
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Rmit
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm Quản lý thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành quản trị nhân lực.
Nghề nghiệp liên quan
Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Quản lý cấp cao. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Quản lý cấp cao phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.