Điều kiện và Lộ trình trở thành một SEO Leader?

SEO Leader thường là một chuyên gia hoặc người có kiến thức sâu về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và có khả năng lãnh đạo và quản lý nhóm SEO. SEO Leader đảm nhận vai trò quan trọng trong xây dựng chiến lược SEO, định hướng công việc của nhóm, hướng dẫn và đào tạo thành viên, và giám sát hiệu quả của các chiến dịch SEO.

Lộ trình thăng tiến của SEO Leader 

Khi bắt đầu với sự nghiệp SEO bên cạnh trở thành một nhân viên bình thường, bạn có thể trau dồi và phát triển lên các vị trí cao hơn như giám đốc nội dung và cao hơn là CMO – giám đốc marketing

Content SEO Intern: dưới 1 năm kinh nghiệm

Đây là vị trí đầu tiên mà nhiều bạn sẽ bắt đầu với nghề này. Ở vị trí kỹ thuật viên, bạn sẽ chưa cần quá nhiều kỹ năng chuyên môn. Thay vào đó, bạn cần có những kỹ năng cơ bản để hỗ trợ cho các nhân viên khác. 

Nhân viên Content SEO: 1 - 3 năm kinh nghiệm

Khi lên tới vị trí này bạn sẽ làm việc tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn đảm nhiệm, chuyên viên SEO sẽ có những nhiệm vụ khác nhau trong công việc của mình

Leader Content: 3 - 5 năm kinh nghiệm

Leader Content là người phụ trách quản lý các hoạt động liên quan đến Content – sản xuất nội dung của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các nền tảng hiện có. Bên cạnh đó, Leader Content cũng chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề nhân sự của bộ phận content như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá năng lực,…

Trưởng phòng SEO: 4 - 5 năm kinh nghiệm

Trưởng phòng SEO là người phụ trách quản lý các hoạt động liên quan đến Marketing – sản xuất nội dung của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các nền tảng hiện có. Bên cạnh đó, Trưởng phòng SEO cũng chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề nhân sự của bộ phận content như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá năng lực,…

Giám đốc dự án SEO: 5 năm kinh nghiệm trở lên

Giám đốc dự án SEO là người chịu trách nhiệm và có vai trò thực hiện, giám sát các chiến lược nội dung của doanh nghiệp. Họ cần có tầm nhìn sáng tạo, kỹ năng cộng tác, khả năng hiểu và làm việc với các bên liên quan cũng như khả năng nhìn thấy bức tranh toàn cảnh cho vai trò này

Yêu cầu tuyển dụng SEO Leader

Kiến thức

  • Tâm lý hành vi người dùng: Nắm bắt được thông tin, tâm lý và hành vi người dùng sẽ giúp học viên hiểu khách hàng hơn, tại sao họ lại click, like, share content và mua sản phẩm.

  • Khả năng kể chuyện (storytelling): Kỹ năng này hoàn toàn khác với copywriting. Storytelling là biết cách sắp xếp ý tưởng để kể một câu chuyện hợp lý. Còn copywriting sẽ dùng ngôn từ để chuyển ngữ câu chuyện đó.

  • Phân tích dữ liệu: Trước khi đi sâu vào Excel, Looker, SQL …, bạn cần có kiến thức nền tảng về dữ liệu và phân tích để bạn có thể từ dữ liệu phát hiện vấn đề và xử lý kịp thời.

  • Nghiên cứu: Nghiên cứu ở đây nghĩa là điều tra khách hàng để hiểu về trải nghiệm, vấn đề và mong muốn của họ, từ đó giải quyết vấn đề và thỏa mãn mong muốn đó.

  • Thiết kế và UX:SEO Leader, bạn không cần là designer chuyên nghiệp nhưng ít nhất nên có con mắt thẩm mỹ để bạn có thể chọn ra những mẫu thiết kế chất lượng nhất cho website của mình.

  • Copywriting: Như đã nói ở trên, copywriting là lựa chọn những câu từ hay và phù hợp nhất để chuyển tải thông điệp đến khách hàng của mình.

  • Sketch, Canva, và Wireframing: Đây là kiến thức nền tảng của design cũng như UX. Sau khi nắm được nguyên tắc cơ bản trong design, bạn có thể sử dụng Sketch và Canva để tự tạo ra những mẫu thiết kế đơn giản cho riêng mình. Nếu chuyên nghiệp hơn thì bạn có thể dùng những phần mềm photoshop khác.

  • Video: Đối với nhiều công ty thì video là kênh truyền thông quan trọng, được đầu tư hẳn một kênh riêng. Với tôi, video là phần không thể thiếu trong social media marketing. Do đó SEO Leader cần biết cách tạo nên video hấp dẫn, thu hút nhiều người dùng hơn.

  • Số liệu và Excel: Đây là bước tiếp theo của dữ liệu và phân tích. Bạn cần tổng hợp tất cả dữ liệu vào một spreadsheet để theo dõi số liệu và goal.

  • HTML và CSS: Kiến thức về code sẽ rất có ích khi triển khai SEO trên blogpost, landing page, email design …

  • Trải nghiệm khách hàng (CX): Một SEO Leader giỏi phải luôn nghĩ về khách hàng, từ thiết kế giao diện form tư vấn, hộp inbox cho đến viết nội dung cho các chiến dịch của bạn hiệu quả hơn.

  • CRO: CRO (hay Tối ưu hóa Tỷ lệ Chuyển đổi) là marketing giai đoạn đáy phễu. Mục đích là để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên nhiều kênh khác nhau như landing page, CTA, ad, nội dung…

  • Content marketing: Content marketing chủ yếu là blog, ngoài ra còn có một số loại content khác video, audio, slideshow…

  • SEO: Tất tần tật liên quan đến SEO, từ content onpage, link building offpage đến các yếu tố kỹ thuật.

  • Quảng cáo trả phí: Quảng cáo trả phí là “đối thủ” của SEO trên SERP, tuy nhiên sẽ rất hiệu quả cho doanh nghiệp khi kết hợp Google Ads và SEO.Trong chiến dịch digital marketing, quảng cáo trả phí bao gồm cả Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest, SEM, tài trợ truyền thông, banner và ad display.

  • PR: PR nhằm thu về sự quan tâm và độ nhận diện của thương hiệu, bao gồm các hoạt động liên hệ báo chí, inbound PR, truyền thông.

Tầm nhìn chiến lược

SEO Leader phải có khả năng phát triển tầm nhìn chiến lược và xây dựng kế hoạch SEO bám chặt mục tiêu doanh nghiệp. Tầm nhìn chiến lược sẽ giúp bạn định hình phương pháp phù hợp cũng như dự đoán dài hạn SEO sẽ đem đến giá trị gì cho doanh nghiệp theo thời gian.

Hiểu rõ các phương pháp SEO

Từ chiến lược, SEO Leader sẽ triển khai thành các phương pháp cụ thể. SEO Leader cần nắm rõ cách SEO trên cả ba phương diện Onpage, Offpage và Kỹ thuật.

Để hiểu rõ các kỹ năng SEO mà một SEO Leader cần có, bạn có thể tham khảo bài viết Top 11 Kỹ năng SEO thiết yếu mà SEOer nhất định phải có tại đây.

Content marketing

Tôi phải nhấn mạnh SEO Leader là một kỹ năng riêng bởi tầm quan trọng của content trong SEO. Lợi ích của việc kết hợp SEO và content marketing bao gồm:

  • Nghiên cứu từ khóa
  • Lên kế hoạch chiến dịch
  • Phát triển content chất lượng
  • Chia sẻ content
  • Phân tích

Phân tích và insight

SEO Leader phải có khả năng phân tích kết quả, từ đó rút ra insight cho dự án SEO. Trong khi một số công ty lớn sẽ có đội nhóm phân tích insight riêng thì bản thân bạn cũng nên trau dồi kỹ năng này để tăng lợi thế trong việc SEO.

Hiểu về KPI và các chỉ số thành công: Đo lường kết quả hiện tại, so sánh với chiến lược đang triển khai, nghiên cứu insight và điều chỉnh quá trình SEO tối ưu hơn.

Hiểu về đối thủ: So sánh với đối thủ, nhận ra khoảng cách, cơ hội và những phần có thể cải thiện.

Tham gia quản lý thương hiệu

Một SEO Leader giỏi không chỉ xây dựng content và quản trị web, tối ưu website mà còn phải hiểu về thương hiệu, từ đó xây dựng content và lộ trình SEO phù hợp.

SEO Leader không phải chuyên gia về thương hiệu doanh nghiệp nhưng họ cũng cần biết thương hiệu là gì và ảnh hưởng đến công việc của SEO Leader như thế nào.

Tham gia quản lý nhân sự và team building

Quản lý con người chưa bao giờ là kỹ năng dễ dàng nhưng một SEO Leader giỏi cần làm việc với đội nhóm, phân bố tài nguyên, tạo động lực và đảm bảo quy trình làm SEO tiến hành thuận lợi.

Lưu ý: Nếu bạn đang gặp phải tình trạng SEO mãi chẳng lên, đó có thể là do quy trình của bạn có vấn đề. Trong trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể tham khảo quy trình dự án SEO chuẩn GTV tại đây.

Một số yếu tố cần có trong quản lý nhân sự là:

  • Chọn lọc
  • Đặt kỳ vọng
  • Tạo động lực
  • Phát triển

Quản lý các bên liên quan

Để làm nên chiến lược SEO thành công cần sự hỗ trợ từ những phòng ban khác nhau chứ không thể triển khai riêng lẻ. Do đó SEO Leader phải biết phối hợp với các bên liên quan như:

  • Quản lý dự án SEO
  • Ecommerce
  • Brand
  • PR
  • Thu mua
  • Agency
  • Google

Quản lý SEO đòi hỏi bạn phải tham gia, thành thạo về kỹ thuật lẫn tư duy và các kỹ năng mềm.

Những kỹ năng và kiến thức trên khi sử dụng sẽ giúp SEO Leader kiểm soát chiến lược chặt chẽ, đề ra mục tiêu hợp lý và triển khai phương pháp đúng đắn cho onpage, offpage lẫn kỹ thuật.

Học gì để ra làm SEO Leader

Bên cạnh SEO là gì, bạn cần tìm hiểu thêm về các ngành học liên quan. Để trở thành một SEO Leader, bạn có thể học các ngành học liên quan đến Marketing, Digital Marketing, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng, Công nghệ thông tin, Thương Mại điện tử, Tin học ứng dụng… Đa số các ngành học này liên quan đến khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt 

Các trường đào tạo về Truyền thông tốt nhất

Hiện nay có một số trường đào tạo ngành Truyền thông được nhiều người quan tâm và lựa chọn với chế độ đào tạo chất lượng như:

Để trở thành một SEO Leader giỏi, có những bài viết lọt top Google, nhiều lượt truy cập, những dự án thành công ngoài mong đợi,... bạn cần không ngừng nỗ lực học tập và trau dồi khả năng sáng tạo của mình. Điều quan trọng là không bao giờ từ bỏ mục tiêu.