Điều kiện và Lộ trình trở thành một Website Manager?

Website Manager (Quản trị Website) là những người quản lý và duy trì một trang web hoặc một loạt trang web để đảm bảo rằng chúng hoạt động một cách hiệu quả và liên tục cung cấp giá trị cho người dùng. Quản trị Website cũng đòi hỏi sự hiểu biết về thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa trang web để tối ưu hóa hiệu suất tìm kiếm. Công việc này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng trang web thực hiện mục tiêu kinh doanh của tổ chức và duy trì sự hài lòng của khách hàng và người dùng.

Lộ trình thăng tiến của Website Manager 

Từ 0 - 1 năm đầu tiên: Thực tập sinh quản trị Website

Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các trung tâm, trường học, tổ chức,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình. Học cách quản lý và duy trì trang web cơ bản.Tham gia vào việc cập nhật nội dung và kiểm tra hoạt động trang web.Hiểu biết về kiến thức cơ bản về quản lý nội dung, hệ thống quản lý nội dung (CMS), và cơ bản về SEO.

Từ 1 - 4 năm: Quản trị viên Website

Học cách quản lý và duy trì trang web cơ bản.Tham gia vào việc cập nhật nội dung và kiểm tra hoạt động trang web.Hiểu biết về kiến thức cơ bản về quản lý nội dung, hệ thống quản lý nội dung (CMS), và cơ bản về SEO.

Từ 4 - 6 năm: Chuyên gia quản trị website (Senior Web Administrator):

Quản lý trang web và các dự án lớn hơn.Đảm bảo tính bảo mật cao hơn và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.Tham gia vào việc phát triển trang web và tích hợp các tính năng mới.

Từ 6 - 8 năm: Website Manager (Quản trị website)

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 0 – 1 năm bạn sẽ thăng chức lên Website Manager (Quản trị website) thực hiện các việc như: Đảm bảo tính hoạt động của trang web và hỗ trợ trong việc phát triển và cập nhật trang web. Phát triển kỹ năng quản lý dự án, bảo mật mạng, và tối ưu hóa trang web. Cải thiện khả năng giao tiếp và làm việc với các bên liên quan.

Từ 8 năm trở đi: Web Project and Strategy Manager (Quản lý dự án và chiến lược trang web)

Đảm bảo rằng tất cả các dự án trang web đáp ứng các mục tiêu kinh doanh và chiến lược tổ chức.Quản lý một nhóm lớn và định hướng chiến lược trang web cho toàn tổ chức. Đóng vai trò quản lý cấp cao trong lĩnh vực quản trị website và phát triển web.

Yêu cầu tuyển dụng Website Manager 

Yêu cầu về trình độ

Đây là công việc đòi hỏi ở một Website Manager cần hiểu rõ, thông thạo các công cụ đánh giá, phân tích dữ liệu, có kiến thức vững vàng về các bộ Công nghệ thông tin, có kinh nghiệm ở các vị trí tương đương.  Tùy theo trình độ phức tạp của trang web, yêu cầu học vấn có thể từ bằng cử nhân đến bằng thạc sĩ hoặc các khóa đào tạo chuyên sâu về quản trị website.

Website Manager cần phải có kiến thức về lập trình web, hệ thống quản lý nội dung (CMS), các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript, và kiến thức về cơ sở dữ liệu. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành về Công nghệ thông tin; Công nghệ tài chính và kinh doanh số; Kỹ thuật hệ thống công nghiệp Logistics. sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Biết sử dụng HTML: Quản trị web sẽ phải làm các công việc để phát triển website đó, nên việc học HTML cơ bản và tìm hiểu các plugin nếu bạn sử dụng WordPress. Việc sử dụng thêm các công cụ, nền tảng hoặc lối tắt sẽ giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn, giúp công việc được hoàn thành và trở nên thú vị không cần lặp đi lặp lại.
  • Sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa: Thiết kế web là công việc của một nhà quản trị web, mặc dù bạn không cần phải nắm bắt chuyên sâu về thiết kế đồ họa, nhưng việc nắm bắt những điều cơ bản sẽ thúc đẩy chất lượng công việc. Việc thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh là kỹ năng không thể thiếu của nhà quản trị website.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Kỹ thuật SEO là những kiến thức giúp nhà quản trị website tìm cách xếp hạng cao trang web của mình và việc sản xuất nội dung như thế nào để không bị phạt rất quan trọng. Việc xếp hạng website này nhiều khi không đạt được như kỳ vọng, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
  • Kỹ năng viết: Khả năng viết hỗ trợ nhà quản trị web khi tổ chức thiếu tài nguyên, nhân viên. Khả năng này hỗ trợ sao chép điểm mạnh của các chiến dịch truyền thông xã hội.
  • Chiến lược nội dung: Chiến lược nội dung rất quan trọng với việc quản trị web, bởi việc thu hút khách hàng hầu hết dựa vào khía cạnh tiếp thị, tư vấn, giải thích,…Tất cả các khía cạnh đó đều nằm trong chiến lược nội dung, đây được xem như là chìa khóa giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp hơn.
  • Hiểu biết về mô hình điện toán đám mây: Nhiều công ty lựa chọn đám mây để lưu trữ phần mềm, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và dịch vụ để tối ưu hóa thời gian hoạt động, năng lực truy cập và mở rộng. Quản trị kỹ thuật hệ thống có hiểu biết về mô hình điện toán đám mây sẽ thuận tiện trong việc thực hiện hoạt động lưu trữ như Active Directory, Mail, v.v. Hay ảo hóa các phần mềm và thiết bị bằng Microsoft Azure, hay Amazon Website Services, v.v.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của Website Manager, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là Website Manager, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng.
  • Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Website Manager, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, để làm được điều này, Website Manager phải biết cách truyền đạt một cách dễ hiểu, hải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng. 
  • Khả năng ngoại ngữ:  Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến cách chăm sóc các khách hàng là người nước ngoài,...
  • Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành Công nghệ thông tin  lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
  • Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Website Manager sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì Website Manager luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
  • Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc Website Manager sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của Website Manager là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.
  • Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành Công nghệ thông tin nói chung, làm Website Manager nói riêng cần phải có.
  • Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành Công nghệ thông tin ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Học gì để ra làm Website Manager 

Để trở thành một Website Manager, bạn cần học những kiến thức và kỹ năng chủ yếu liên quan đến lĩnh vực ngành Công nghệ thông tin. Điều quan trọng là nắm vững các nguyên tắc, quy trình tạo ra các chương trình, bài viết.

Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp mạnh mẽ, tư duy sáng tạo, và kỹ năng phân tích cũng là điều không thể thiếu. Hơn nữa, việc tham gia các khóa học hoặc đào tạo liên quan đến chuyên ngành cũng sẽ giúp bạn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới nhất trong lĩnh vực này. Tổng cộng, việc học hỏi và áp dụng kiến thức vào thực tế sẽ giúp bạn trở thành một Website Manager xuất sắc.

Các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Công nghệ thông tin tốt nhất Việt Nam:

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có chương trình đào tạo riêng hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm Website Manager thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành Công nghệ thông tin.

Lộ trình sự nghiệp

Website Manager

6-8 năm kinh nghiệm
240 - 360 triệu /năm
9 việc làm
Tìm hiểu thêm