Công việc của Trợ lý giám đốc thương hiệu là gì?

Trợ lý giám đốc thương hiệu (Assistant Brand Manager) là những hỗ trợ Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) xây dựng kế hoạch và chiến lược để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Assistant Brand Manager được coi là chuyên gia nắm bắt xu hướng, phát triển các chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả. 

Mô tả công việc của Trợ lý giám đốc thương hiệu 

Trợ lý giám đốc thương hiệu góp phần tạo dựng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong cuộc chiến thương hiệu đầy cam go. Với trọng trách phụ trách các hoạt động thương hiệu của công ty, một Trợ lý giám đốc thương hiệu sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.

Quản lý thương hiệu

  • Báo cáo tình trạng xây dựng thương hiệu cho ban quản lý để đảm bảo ngân sách đang được tận dụng hiệu quả, tối ưu chi phí, gia tăng doanh thu/lợi nhuận.
  • Giám sát các thông số liên quan đến lợi nhuận, doanh thu để định vị tốt hơn các sản phẩm, dịch vụ của công ty, từ đó đưa ra đề xuất để cải thiện chất lượng thương hiệu.
  • Hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh và tiếp thị hàng năm/quý/tháng để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Nghiên cứu và đề xuất ý tưởng phát triển thương hiệu

  • Phân tích thương hiệu của đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường để hiểu về cách định vị thương hiệu.
  • Nghiên cứu tài liệu của công ty để hiểu rõ hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu thị trường, nắm bắt các xu hướng mới để lên ý tưởng cho các hoạt động tiếp thị thương hiệu.

Thực hiện các công việc hành chính

  • Tổ chức các cuộc họp với khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, quản lý để báo cáo, thảo luận hoặc cùng nghiên cứu về một phương án tiếp thị mới.
  • Ghi lại các thông tin quan trọng đã trao đổi trong suốt cuộc họp.
  • Kết nối, tương tác và làm việc với các đại lý quảng cáo hoặc khách hàng qua email, điện thoại, v.vv..

Giám sát nhân viên

  • Quản lý hoạt động của các bộ phận, nhân sự trong công ty có tham gia dự án xây dựng thương hiệu theo ngân sách và thời hạn được giao.
  • Điều phối các đội nhóm, bộ phận (chủ yếu là sales và phát triển sản phẩm) trong các chiến dịch xây dựng thương hiệu.
  • Chịu trách nhiệm với các thực tập sinh, đóng vai trò lãnh đạo các nhóm nhằm bao quát công việc theo đúng chiến lược quảng bá thương hiệu của công ty.

Hỗ trợ công việc cho Brand Manager

  • Hỗ trợ công việc cho cấp trên gần nhất của mình, chính là Brand Manager. 
  • Nghiên cứu, phân tích dữ liệu và xu hướng quảng cáo, tiếp thị.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 156 - 260 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Trợ lý giám đốc thương hiệu có mức lương bao nhiêu?

156 - 260 triệu /năm
Tổng lương
144 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
12 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

156 - 260 triệu

/năm
156 M
260 M
117 M 325 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Trợ lý giám đốc thương hiệu

Tìm hiểu cách trở thành Trợ lý giám đốc thương hiệu, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Trợ lý giám đốc thương hiệu

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
32%
2 - 4
42%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Trợ lý giám đốc thương hiệu?

Yêu cầu tuyển dụng Trợ lý giám đốc thương hiệu 

Assistant Brand Manager (ABM) muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc cần có những kỹ năng cơ bản và nâng cao nhất định. Vậy nên một trợ lý tốt nên nắm chắc trong tay những kỹ năng sau:

Kiến thức chuyên môn:

Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên ABM có kiến thức về Marketing thương hiệu, có kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch và thực thi các chiến dịch quảng bá. Bên cạnh đó, để tăng cơ hội trúng tuyển, bạn còn cần am hiểu về kinh doanh, thị trường và tài chính.

Tư duy:

Đối với một ABM, tư duy sáng tạo chính là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Bạn không chỉ thường xuyên theo dõi và nắm bắt các xu hướng branding mới, mà còn cần sáng tạo ra những chiến lược độc đáo nhằm đem lại hiệu quả xây dựng thương hiệu tốt nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có tư duy nhạy bén về những con số (vốn, ngân sách, doanh thu, lợi nhuận, v.vv..). Làm sáng tạo không có nghĩa là luôn bay bổng mà bạn cần biết cách theo dõi, thu thập và phân tích số liệu để hiểu được ý nghĩa ẩn chứa trong từng con số đó.

Kỹ năng

Một Assistant Brand Manager cần trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng mềm quan trọng, bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp: ABM thường xuyên phải làm việc với các khách hàng và đối tác. Vì thế, kỹ năng giao tiếp khéo léo, thông minh là yếu tố bắt buộc để tạo được thiện cảm.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: ABM phải tương tác rất nhiều với các nhân sự trong bộ phận của mình và cả các phòng ban khác trong doanh nghiệp nên phải biết cách làm việc nhóm để giảm thiểu xung đột và đem lại hiệu quả công việc tốt nhất.
  • Kỹ năng nghiên cứu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một ABM. Cần biết cách tận dụng các công cụ để nghiên cứu, đo lường số liệu, biết cách đọc dữ liệu và phân tích dữ liệu, làm khảo sát để hỗ trợ công việc làm thương hiệu.
  • Kỹ năng thuyết trình: Những cuộc họp, báo cáo và trình bày ý tưởng là một phần công việc của ABM nên bạn bắt buộc phải rèn luyện kỹ năng thuyết trình tự tin nếu muốn theo đuổi ngành nghề này.
  • Kỹ năng thuyết phục: Một trong những nhiệm vụ của ABM là thuyết phục khách hàng, đối tác, quản lý và đồng nghiệp với những sáng kiến phát triển thương hiệu của mình.
  • Kỹ năng quản lý, điều phối: Bất cứ dự án nào muốn thành công thì ABM đều cần biết cách điều phối nhân sự.
  • Kỹ năng tổ chức, quản lý thời gian: Mỗi dự án đều gắn liền với thời hạn. Dự án kéo dài hơn kế hoạch đồng nghĩa với việc chi phí bị tăng lên. Vì thế, để tối ưu chi phí, ngân sách thì ABM phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt.
  • Kỹ năng truyền thông xã hội: Để thực hiện các chiến dịch tiếp thị thương hiệu thành công, ABM cần có kỹ năng sử dụng các công cụ truyền thông xã hội. Thông qua các công cụ này, ABM có thể phân tích số liệu, theo dõi xu hướng và quản lý được sự hiện diện trực tuyến của thương hiệu.
  • Kỹ năng sử dụng công nghệ: Kỹ năng quan trọng nhất mà một Assistant Brand Manager cần có là sử dụng công nghệ thông tin. Vì thời đại kỹ thuật số lên ngôi như hiện nay, nắm được công nghệ là có được lợi thế cạnh tranh về thương hiệu trên các nền tảng số.

Lộ trình thăng tiến của Trợ lý giám đốc thương hiệu 

Trợ lý giám đốc thương hiệu (Assistant Brand Manager) là những hỗ trợ Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) xây dựng kế hoạch và chiến lược để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Assistant Brand Manager được coi là chuyên gia nắm bắt xu hướng, phát triển các chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả. 

Mức lương trung bình của ngành trợ lý giám độc và các ngành liên quan:

Tùy theo năng lực làm việc trên thực tế cũng như các thành quả tạo ra mà sẽ quyết định đến có chênh lệch mạnh mẽ hơn. Để biết thêm một cách chi tiết về lộ trình thăng tiến của việc trợ lý giám đốc thương hiệu

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Chuyên viên Brand Marketing 

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí Chuyên viên Brand Marketing.  Vị trí này bắt đầu sau khi ứng viên đã tốt nghiệp cử nhân về Marketing hoặc lĩnh vực tương tự. Nhân viên tư vấn thương hiệu sẽ có vai trò cơ bản, hỗ trợ trong việc tư vấn và phân tích thương hiệu, tiếp xúc với dự án thương hiệu dưới sự giám sát của các chuyên gia cao cấp, đồng thời thu thập dữ liệu, nghiên cứu thị trường và thực hiện các hoạt động phân tích liên quan đến thương hiệu.

Từ 2 - 4 năm: Chuyên viên Brand Marketing cấp cao

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 1-2 năm làm việc, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên Chuyên viên Brand Marketing cấp cao. Bạn sẽ đảm nhiệm các dự án thương hiệu cơ bản và trở thành thành viên chủ chốt trong nhóm tư vấn; phân tích thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và đưa ra các đề xuất cải thiện thương hiệu và tham gia vào quá trình tư vấn và gặp gỡ khách hàng.

Từ 4 - 5 năm: Trợ lý Giám đốc thương hiệu

Đây là vị trí cao hơn cho bạn sau khoảng thời gian 3 - 4 năm kinh nghiệm. Trợ lý Giám đốc thương hiệu có nhiệm vụ đảm nhiệm các dự án lớn hơn, có trách nhiệm lớn hơn đối với việc tư vấn và phân tích thương hiệu và tham gia vào việc đào tạo và hướng dẫn các thành viên mới của nhóm. Vì vậy, bạn cần liên tục cập nhật kiến thức về xu hướng thương hiệu và các phương pháp phân tích thương hiệu mới.

Từ 5 - 7 năm: Quản lý thương hiệu

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý thương hiệu, sau khi tích được 5 - 6 năm kinh nghiệm. Nhiệm vụ của bạn sẽ lớn hơn đối với việc lãnh đạo và quản lý các hoạt động thương hiệu của công ty, giữ vai trò là người tham gia vào việc phát triển kế hoạch chiến lược thương hiệu dài hạn và có trách nhiệm đối với các quyết định chiến lược thương hiệu.

Từ 7 - 9 năm: Giám đốc thương hiệu

Đây là vị trí cao cao cấp mà bất kì bạn Brand Marketer nào cũng muốn hướng đến. Giám đốc Thương hiệu là người chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động thương hiệu hàng ngày của một công ty. Các nhiệm vụ có thể khác nhau tùy theo vị trí phân bổ của từng công ty, nhưng một số vai trò cốt lõi bao gồm: lập chiến lược thương hiệu, đưa ra quyết định và giám sát nhân viên,...

Đánh giá, chia sẻ về Trợ lý giám đốc thương hiệu

Các Trợ lý giám đốc thương hiệu chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Trợ lý giám đốc thương hiệu

Những khó khăn mà tôi đã vượt qua là gì? Tôi đã đạt được gì từ những khó khăn đó? Thành tích tốt nhất của bạn là gì, giải thích và cho biết chi tiết?
4.2 ★
PROCTER & GAMBLE VIETNAM
Trợ lý giám đốc thương hiệu
Q: Những khó khăn mà tôi đã vượt qua là gì? Tôi đã đạt được gì từ những khó khăn đó? Thành tích tốt nhất của bạn là gì, giải thích và cho biết chi tiết?
08/11/2023
1 câu trả lời

Tôi xem lại tất cả thành tích của mình và cung cấp cho họ dữ liệu để thuyết phục họ. Họ yêu cầu rất nhiều về ngày tháng, vì vậy bạn phải có dữ liệu để chứng minh rằng bạn đang nói sự thật.

Tại sao bạn lại chọn marketing-thương hiệu để làm việc?
3.8 ★
HÀNG TIÊU DÙNG MASAN (MASAN CONSUMER)
Trợ lý giám đốc thương hiệu
Q: Tại sao bạn lại chọn marketing-thương hiệu để làm việc?
08/11/2023
Cách phát triển doanh nghiệp mới gấp 2 lần trong năm tới
3.8 ★
HÀNG TIÊU DÙNG MASAN (MASAN CONSUMER)
Trợ lý giám đốc thương hiệu
Q: Cách phát triển doanh nghiệp mới gấp 2 lần trong năm tới
08/11/2023
Những câu hỏi cơ bản về lý lịch, kinh nghiệm trước đây của bạn.
3.8 ★
HÀNG TIÊU DÙNG MASAN (MASAN CONSUMER)
Trợ lý giám đốc thương hiệu
Q: Những câu hỏi cơ bản về lý lịch, kinh nghiệm trước đây của bạn.
08/11/2023

Câu hỏi thường gặp về Trợ lý giám đốc thương hiệu

Trợ lý giám đốc thương hiệu (Assistant Brand Manager) là những hỗ trợ Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) xây dựng kế hoạch và chiến lược để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp. Assistant Brand Manager được coi là chuyên gia nắm bắt xu hướng, phát triển các chiến lược quảng cáo và tiếp thị hiệu quả. 

Tại Việt Nam mức lương vị trí Trợ lý giám đốc thương hiệu dao động từ 12  20 triệu/tháng

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành Trợ lý giám đốc thương hiệu hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của Trợ lý giám đốc thương hiệu.

 

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc Trợ lý giám đốc thương hiệu phổ biến:

  • Thương hiệu mà bạn yêu thích là gì? Lí do và bạn nghĩ mình có thể áp dụng được bài học gì từ họ?

  • Sản phẩm mà trước đây bạn từng phụ trách là gì? Phân tích chiến lược marketing mà bạn áp dụng cho sản phẩm đó.

  • Theo bạn thì những doanh nghiệp nào đang là đối thủ cạnh tranh của công ty chúng tôi? Bạn hiểu như thế nào về chiến lược marketing của họ? Điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu của chúng ta là gì so với họ?

  • Bạn đã bao giờ đề xuất một ý tưởng về một chiến dịch marketing mới hay cách thức mở rộng tập khách hàng chưa? Phản hồi mà bạn nhận được lại là gì và bạn tiếp nhận phản hồi đó như thế nào?

  • Kể lại một dự án khó khăn nhất mà bạn từng tham gia thực hiện. Những thách thức mà bạn gặp phải là gì và bạn cùng đồng nghiệp giải quyết chúng như thế nào?

  • Bạn nghĩ như thế nào về quan điểm: “Một sản phẩm có thương hiệu tốt thì không cần quảng cáo?”

  • Theo bạn có những cách thức và chỉ số nào để đo lường sức khỏe thương hiệu của doanh nghiệp?

Bài viết xem nhiều