Tại sao nói "Văn học là một hình thái ý thức xã hội"?
1. Văn học là một hình thái ý thức xã hội.
- Văn học bắt nguồn từ đời sống và phản ánh đời sống hiện thực.
Ví dụ: thần thoại, tiểu thuyết đều phản ánh về đời sống, quan niệm của con người trong hiện thực.. và từ đó ta cũng nhìn thấy được tư duy của con người là kém hiểu biết
-Văn học chịu sự ràng buộc của cơ sở xã hội.
Như thần thoại ra đời trong bối cảnh nhận thức, tư duy của con người còn thô sơ. Là thể loại tồn tại trong một thời kì lịch sử là thời nguyên thủy, thời cổ đại nên con người chỉ có thể sáng tác ra các tác phẩm mang đậm yếu tố hoang đường. Từ đó ta thấy thời đại khác nhau thì tư duy của con người khác nhau qua các thời đại, thời đại càng phát triển thì tư duy con người càng phát triển, và ta không thể đặt hoàn cảnh cổ đại trong hoàn cảnh ngày nay.
- Ràng buộc về mặt tư tưởng (phản ánh tư tưởng của xã hội đó)
Văn học ko bao giờ tách khỏi văn hóa, tinh thần, chính trị, xã hội của một đất nước như trong thời kỳ phong kiến các tác phẩm đều phản ánh tư tưởng của xã hội phong kiến là tư tưởng trung quân, thời tư sản thì là tư tưởng tư sản. Thời kì nào thì sẽ thể hiện tư tưởng đó.( Ví dụ: Nhà thơ Hữu Loan với màu tím hoa sim) Mọi tác phẩm văn chương đều phải đi theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng nếu ko sẽ bị khai trừ.
- Ràng buộc về cơ sở vật chất
Trước đây văn học tồn tại dưới dạng truyền miệng. Cho tới khi có máy in thì sáng tác để đọc tồn tại trên giấy. Và khi công nghệ phát triển song song với đó văn học tồn tại trên nhiều dạngĐời sống càng biến đổi, phát triển thì văn học cũng phát triển để phù hợp.
Ngoài ra văn học còn chịu sự tác động của đạo đức, chính trị, triết học, mỹ học. văn học có mối quan hệ gần gũi tác động lẫn nhau giữa yếu tố pháp luật, chính trị là một thành tố ko thể thiếu trong tất cả các ngành và được văn học khai thác. (Ví dụ: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trãi. Nguyễn Du có những giai thoại hay khi viết nhiều bài thơ đề cao tinh thần dân tộc)
- Văn học phản ánh quan niệm nhân sinh (quan niệm của con người về đời sống).
Mỗi dân tộc, mỗi địa phương có quan niệm khác nhau về cái xấu, cái thiện, cái ác. ( Ví dụ, hoa hồng đỏ ở Việt Nam là biểu tượng của tình yêu nhưng ở các nước phương Tây hoa hồng đỏ lại là biểu hiện cho chiến tranh và cái ác)
Văn học thể hiện mơ ước của con người, thể hiện tư tưởng, xã hội, con người trên một cơ sở nào đó.
Chẳng hạn, thời xưa có tác phẩm thần trụ trời, chống trời lên vì không gian lúc đó chật hẹp (văn học phi lý phản ánh những điều trong cuộc sống chúng ta ko thể giải thích được).
2. Văn học là một hình thái phản ánh thẩm mỹ ( Hình thái ý thức xã hội đặc thù)
- Phản ánh thẩm mỹ là phản ánh trong tình cảm thẩm mĩ
- Phản ánh thẩm mỹ tương đương với việc nhà văn phản ánh hiện thực trong những rung động, xúc cảm thẩm mỹ của con người đối với hiện thực.Tình cảm thẩm mỹ mang lại những xúc cảm thú vị, những cung bậc cảm xúc…
- Phản ánh thẩm mỹ là phản ánh hiện thực dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mỹ.
- Phản ánh thẩm mỹ là sáng tạo trong hình thức đẹp.
- Viết văn là phải tìm kiếm được những hình thức phù hợp với nội dung
Nói đến văn học là phải nói đến cái đẹp. Cho nên chức năng thẩm mỹ là điều kiện không thể thiếu trong văn học và nghệ thuật.Văn học miêu tả, phản ánh cái đẹp vốn có trong hiện thực: Vẻ đẹp thiên nhiên, con người, vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của những phương thức nghệ thuật trong tác phẩm, cách dùng từ đặt câu, phối thanh.. Văn học giúp con người phân biệt được cái đẹp, cái xấu trong ngôn từ và cả trong đời sống. Văn học giúp con người tinh tế, nhạy cảm hơn và dị tính với cái xấu. Văn học giúp phân biệt được thế nào là thẩm mĩ và phi thẩm mĩ.
Xem thêm các câu hỏi khác:
Câu 1: Tại sao nói "Văn học là một hình thái ý thức xã hội -thẩm mỹ"? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?
Câu 3. Khái niệm hình tượng văn học, những đặc điểm của hình tượng văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 4: Tại sao nói ngôn từ vừa là phương tiện vừa là mục đích của văn học? Chứng minh bằng ví dụ cụ thể?
Câu 5. Trình bày những khả năng nghệ thuật của ngôn từ văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 6: Trình bày nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Các cấp độ của nội dung và hình thức của tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 7: Hãy phân biệt các khái niệm: đề tài, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm văn học? Phân tích một tác phẩm văn học và chỉ ra chủ đề (hệ chủ đề), tư tưởng của nó?
Câu 8: Nhân vật văn học là gì? Vai trò, vị trí của nó trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 9: Thế nào là nhân vật văn học? Trình bày sự phân loại nhân vật văn học? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 10: Hãy trình bày các phương thức, phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học? Nêu các ví dụ cụ thể?
Câu 11: Khái niệm kết cấu của tác phẩm văn học? Trình bày chức năng nghệ thuật của kết cấu? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 12: Thế nào là kết cấu tác phẩm văn học? Phân biệt giữa kết cấu hình tượng và kết cấu văn bản nghệ thuật? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 13: Cốt truyện là gì? Các thành phần của cốt truyện? Vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học? Cho ví dụ
Câu 14: Khái niệm truyện ngắn? Những đặc điểm của truyện ngắn? Phân biệt giữa truyện ngắn và truyện kể? Cho ví dụ.
Câu 15: Những đặc điểm chủ yếu của thể loại tiểu thuyết? Lấy ví dụ minh họa cho từng đặc điểm?
Câu 16: Thế nào là một tác phẩm thơ? Phân biệt thơ với văn vần? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 17: Các thành phần cơ bản của tác phẩm thơ? Phân tích một bài thơ minh họa.
Câu 18: Khái niệm thơ trữ tình? Phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình? Cho ví dụ cụ thể?
Câu 19: Hãy trình bày các đặc điểm của thể loại thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy
Câu 20: Đặc điểm của ngôn ngữ thơ trữ tình? Phân tích một bài thơ để minh họa cho một trong những đặc điểm ấy.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm gia sư Tiếng Việt/ Ngữ Văn mới nhất
Mức lương của trợ giảng/ giáo viên Ngữ Văn là bao nhiêu?