Thực hiện Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐT ngày 10/11/2023 của Hội đồng trường Trường Đại học Công nghệ GTVT phê duyệt Kế hoạch tuyển dụng viên chức năm 2023 của Trường Đại học Công nghệ GTVT; Nghị quyết số 11/2023/NQ-HĐT ngày 29/12/2023 của Hội đồng trường Trường Đại học Công nghệ GTVT về một số nội dung phiên họp ngày 29/12/2023, trong đó nhất trí áp dụng khoản 2 Điều 2 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 để thực hiện tuyển dụng viên chức năm 2023, Trường Đại học Công nghệ GTVT thông báo tuyển dụng viên chức năm 2023, cụ thể như sau:
I. SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC CẦN TUYỂN DỤNG ỨNG VỚI TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM
Tổng số lượng người làm việc cần tuyển dụng là 119 người
(Chi tiết tại Phụ lục I gửi kèm)
II. SỐ LƯỢNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM THỰC HIỆN TUYỂN DỤNG
Tổng số lượng vị trí việc làm thực hiện tuyển dụng là 18 vị trí, gồm: Công tác Đoàn thanh niên, Kế toán viên, Chuyên viên về quản lý nguồn nhân lực, Chuyên viên về thi đua, khen thưởng, Chuyên viên về pháp chế, Quản lý hoạt động đào tạo, Chuyên viên về Hợp tác quốc tế, Chuyên viên về quản lý khoa học và công nghệ, Chuyên viên về truyền thông, Quản lý chất lượng đào tạo, Chuyên viên về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, Văn thư viên, Chuyên viên về quản trị công sở, Chuyên viên về hành chính – văn phòng, Tư vấn du học, Công nghệ thông tin hạng III, Giảng viên (hạng III), Giảng viên thực hành.
III. PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG
Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển
IV. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Có Phiếu đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có phẩm chất đạo đức tốt;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm dự tuyển (Chi tiết tại Phụ lục II gửi kèm).
– Đủ sức khỏe để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
V. PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN, THỜI GIAN, ĐỊA CHỈ VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾP NHẬN PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN, LỆ PHÍ THAM GIA TUYỂN DỤNG.
1. Phiếu đăng ký dự tuyển
– Người dự tuyển phải nộp Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu số 01 gửi kèm) trực tiếp tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính và gửi kèm 02 phong bì ghi rõ địa chỉ, số điện thoại người nhận.
– Mỗi thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển tại một vị trí việc làm cần tuyển, trường hợp người dự tuyển nộp từ 02 Phiếu đăng ký dự tuyển vào 02 vị trí việc làm cần tuyển trở lên thì không đưa vào danh sách thí sinh đăng ký dự tuyển.
– Người đăng ký dự tuyển phải khai đầy đủ các nội dung yêu cầu trong Phiếu đăng ký dự tuyển tính đến thời gian nộp phiếu và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin trong Phiếu đăng ký dự tuyển của mình; trường hợp khai không đúng thông tin, giả mạo văn bằng, chứng chỉ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thời gian, địa chỉ và địa điểm, hình thức tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển
– Thời hạn tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: trong giờ hành chính (Sáng, từ 08h00 đến 11h30; Chiều, từ 13h30 đến 17h00) vào các ngày làm việc kể từ ngày 25/01/2024 đến hết ngày 01/03/2024 (không tính 07 ngày nghỉ Tết âm lịch từ ngày 08/02/2024 đến 14/02/2024).
– Địa chỉ và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển: Phòng Tổ chức cán bộ (Phòng 303, nhà H1), Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, số 54 phố Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội. Số điện thoại liên hệ: 0243.552.6339.
– Hình thức tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển: Người đăng ký dự tuyển nộp phiếu đăng ký dự tuyển trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu chính tại địa chỉ và địa điểm tiếp nhận nêu trên. Trường hợp gửi theo đường bưu chính thì thời gian tiếp nhận phiếu tính theo dấu bưu điện đến.
3. Lệ phí tham gia tuyển dụng
a) Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức, cụ thể:
– Dưới 100 thí sinh: 500.000 đồng/thí sinh/lần.
– Từ 100 đến dưới 500 thí sinh: 400.000 đồng/thí sinh/lần.
– Từ 500 thí sinh trở lên: 300.000 đồng/thí sinh/lần.
b) Sau khi có kết quả thẩm định Phiếu đăng ký dự tuyển, thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển mới phải nộp lệ phí, trường hợp thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển nhưng không dự thi thì sẽ không được hoàn trả lại phí dự tuyển.
VI. ƯU TIÊN TRONG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
a) Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển
– Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
– Cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân: Được cộng 1,5 điểm vào kết quả vòng 2.
b) Trường hợp người dự thi tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại điểm a khoản này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
VII. HÌNH THỨC, NỘI DUNG THI VÀ THỜI GIAN THI
Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:
1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên giấy.
b) Nội dung thi trắc nghiệm gồm 3 phần, thời gian thi như sau:
Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi về pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút.
Phần II: Tiếng Anh, 30 câu hỏi thi tiếng Anh. Thời gian thi 30 phút.
Trình độ thi theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể:
Vị trí chuyên viên về Hợp tác quốc tế: thi tiếng Anh trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Vị trí Tư vấn du học: thi tiếng Anh trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Các vị trí còn lại (trừ các vị trí: Chuyên viên về Hợp tác quốc tế; Tư vấn du học) thi tiếng Anh trình độ bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút. Trình độ thi đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm) ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc đương nhiên được công nhận theo quy định của pháp luật.
Có bằng tốt nghiệp chuyên môn chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định có giá trị tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn về ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển.
Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số; là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
d) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
đ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi nêu trên, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành
a) Hình thức thi:
+ Phỏng vấn: Đối với các vị trí việc làm, gồm: Công tác Đoàn Thanh niên, Kế toán viên, Chuyên viên về quản lý nguồn nhân lực, Chuyên viên về thi đua, khen thưởng, Quản lý hoạt động đào tạo, Chuyên viên về Hợp tác quốc tế, Chuyên viên về quản lý khoa học và công nghệ, Chuyên viên về truyền thông, Chuyên viên về pháp chế, Quản lý chất lượng đào tạo, Chuyên viên về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, Văn thư viên, Chuyên viên về quản trị công sở, Chuyên viên về hành chính – văn phòng, Công nghệ thông tin hạng III, Tư vấn du học.
+ Thực hành: Đối với các vị trí việc làm, gồm: Giảng viên (hạng III), Giảng viên thực hành.
b) Nội dung thi:
– Thi Phỏng vấn: Ứng viên chuẩn bị 01 báo cáo chuyên đề theo đề cương về lĩnh vực thuộc vị trí việc làm đăng ký dự tuyển, trình bày và trả lời phỏng vấn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
– Thi Thực hành: Ứng viên chuẩn bị 4 tiết của một học phần thuộc ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển, bốc thăm và thực hành giảng 01 tiết, trả lời phỏng vấn về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật, về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
c) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); Thực hành 50 phút (trước khi thi thực hành, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị).
d) Thang điểm (Phỏng vấn, thực hành): 100 điểm. Không phúc khảo đối với kết quả thi vòng 2.
VIII. XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN TRONG KỲ THI TUYỂN VIÊN CHỨC
1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại khoản 6 Mục II Kế hoạch này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả điểm thi vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định (nếu có) bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.
IX. HOÀN THIỆN HỒ SƠ TUYỂN DỤNG
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, bao gồm:
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực; chứng nhận đối tượng ưu tiên (nếu có), được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.
Trường hợp người trúng tuyển có văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cần nộp kèm cả bản công chứng dịch thuật của văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm học tập sang tiếng Việt. Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận theo quy định tại Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
Trường hợp người trúng tuyển có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại điểm c, d mục 1 phần VII thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì Hiệu trưởng ra quyết định hủy bỏ kết quả trúng tuyển.
Trường hợp người đăng ký dự tuyển có hành vi gian lận trong việc kê khai Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không đúng quy định để tham gia dự tuyển thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và không tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển trong một kỳ tuyển dụng tiếp theo.
X. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC THI
1. Thời gian thi
Kỳ thi tuyển viên chức của Trường Đại học Công nghệ GTVT dự kiến tổ chức thi vào Quý I, II năm 2024 (Nhà trường sẽ thông báo cụ thể về thời gian thi).
2. Địa điểm thi
Vòng 1, vòng 2: Thi tại Trường Đại học Công nghệ GTVT, số 54 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Lưu ý: Chi tiết thông tin xem trên Website: www.utt.edu.vn, bảng tin tại các Cơ sở đào tạo của Trường Đại học Công nghệ GTVT và Thông báo tuyển dụng được đăng trên Báo Giao thông.
*****Đính kèm:
Nguồn tin: utt.edu.vn
Tiền thân của công ty là Công ty bảo hiểm TP. Hồ Chí Minh thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1994. Đến năm 2004, công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần với tên giao dịch chính thức là TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH. Ngày 28/11/2006, cổ phiếu của Công ty chính thức niêm yết tại trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã BMI (sau chuyển sang niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP. Hồ Chí Minh vào năm 2008).
Trải qua hơn 25 năm thành lập và phát triển, đến nay Tổng công ty CP Bảo Minh đang hoạt động với mạng lưới rộng khắp toàn quốc gồm 62 công ty thành viên, 01 trung tâm đào tạo, 02 trung tâm bồi dưỡng, 24 phòng/ban/trung tâm chức năng, 1.700 cán bộ nhân viên và 3.895 đại lý chuyên nghiệp. Về thị phần kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tính đến cuối năm 2018, Bảo Minh chiếm 7,65%, xếp thứ 4/29 doanh nghiệp Bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
Chính sách bảo hiểm
- Chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước
- Bảo hiểm sức khỏe của Bảo Minh dành riêng cho cán bộ nhân viên và người thân
Các hoạt động ngoại khóa
- Hoạt động xã hội, đoàn thể
- Team building, party
- Du lịch, nghỉ mát hàng năm
Lịch sử thành lập
- Ngày 28/11/1994, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh chính thức được thành lập với tổng vốn đăng ký ban đầu là 300 tỷ đồng.
- Tháng 8/1995, Bảo Minh khai trương trụ sở chính tại số 225 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Hồ Chí Minh.
- Tháng 2/2003, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh niêm yết công khai cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM.
- Năm 2006, Tập đoàn AIA (Hong Kong) mua lại 100% cổ phần của Bảo Minh Nhân Thọ và đổi tên thành AIA Bảo Minh.
- Năm 2012, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam chính thức được thành lập, với Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh nắm giữ 51% vốn điều lệ.
- Năm 2014, Bảo Minh được vinh danh là một trong 10 thương hiệu bảo hiểm hàng đầu Việt Nam.
- Năm 2018, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh chính thức đổi tên thành Công ty TNHH Tập đoàn Bảo Minh.
Mission
- Mang lại sự an toàn, ổn định của nền kinh tế - xã hội.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
- Mang lại lợi ích cho các cổ đông và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân.