Điều kiện và Lộ trình trở thành một Java Developer?

Lộ trình thăng tiến của Java Developer

Từ 0 - 1 năm: Intern Java Developer

Vị trí này là bước đầu tiên trong sự nghiệp của bạn sau khi trở thành một intern. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được hướng dẫn và học hỏi từ Java Developer kinh nghiệm. Các nhiệm vụ thường bao gồm việc tham gia vào dự án nhỏ, viết mã nguồn Java cơ bản, và thử nghiệm phần mềm.

Từ 1-3 năm đầu tiên: Junior Java Developer

Bạn bắt đầu với tư cách là một lập trình viên cấp thấp (Junior) và giữ vị trí đó trong 3 – 4 năm đầu tiên của sự nghiệp. Trách nhiệm chính của vị trí này là viết code, gỡ lỗi, tham gia đánh giá code và viết tài liệu kỹ thuật. Đương nhiên khi bạn bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một lập trình viên sẽ gặp nhiều khó khăn. Bạn có thể cảm thấy rằng mình không có những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc và bạn không biết làm thế nào để phát triển một ứng dụng quy mô lớn, phức tạp. Ở giai đoạn này, bạn cần tìm hiểu thêm về hệ sinh thái Java và tập trung vào việc học để kiếm được thật nhiều chứng chỉ cần thiết.

Từ 3-5 năm: Mid-level Java Developer

Một Mid-level Java Developer là một chuyên gia trong lĩnh vực phát triển phần mềm sử dụng ngôn ngữ lập trình Java, nằm ở mức trung cấp trong hệ thống phân cấp của ngành công nghệ thông tin. Đây là người có kinh nghiệm và kiến thức đáng kể trong việc phát triển ứng dụng và hệ thống sử dụng Java, và họ thường tham gia vào các nhiệm vụ phức tạp hơn và có trách nhiệm lớn hơn so với các lập trình viên mới vào ngành.

Từ 5-10 năm: Senior Java Developer

Java Developer trình độ Senior là những lập trình viên có vai trò quyết định trong việc phát triển ứng dụng. Có hai lựa chọn để đạt được cấp độ này. Thứ nhất, nếu bạn đủ hiểu công nghệ để trở thành một lập trình viên Senior hoặc bạn đã có đủ kinh nghiệm thực tế thành Technical Leader hoặc CTO (Giám đốc công nghệ) của một startup, nhưng bạn vẫn cần học thêm về quản lý nhân lực và phát triển phần mềm . Thứ hai, với nhiều kiến ​​thức và kinh nghiệm, bạn có thể chuyển sang vai trò của lập trình viên cấp Senior. Ở đây bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc hơn, từ tư vấn cho các lập trình viên Junior đến việc tham gia vào quy trình hoàn thiện phần mềm. Lúc này, mục tiêu của bạn là chuyển dần sang vai trò lãnh đạo, học hỏi và nâng cao trình độ trong lĩnh vực của mình.

Từ 10-15 năm: Architect Java Developer

Vị trí này này thường được cân nhắc sau khi bạn đã có khoảng 10 năm kinh nghiệm. Là Architect, bạn chịu trách nhiệm kết nối khách hàng cũng như clients phần mềm, phân tích các yêu cầu, xây dựng kiến ​​trúc toàn bộ hệ thống và chịu trách nhiệm về nó. Đảm nhiệm chức vụ này đồng nghĩa vai trò lãnh đạo, trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn cũng tăng lên, bao gồm cả hoạt động giao tiếp trực tiếp, quản lý cấp cao.

Trên 15 năm: Manager Java Developer

Đây là vị trí lãnh đạo mang lại thu nhập cao hơn và quyền hạn không chỉ giới hạn trong nội bộ. Đồng thời, bạn cũng gánh vác trách nhiệm lớn hơn. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và đo lường, Manager sẽ là người đưa ra quyết định chính xác cho những tính năng cần thiết cho phần mềm. Trách nhiệm chính của vị trí này bao gồm phân phối phần mềm, quản lý tài chính, lập ngân sách và chịu trách nhiệm chung về việc trình bày với quản lý cấp cao hơn.

Yêu cầu tuyển dụng Java Developer

Kiến thức chuyên môn

Nếu không có kiến ​​thức, bạn sẽ không được đánh giá cao khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp. Hoặc bạn cũng có thể bắt đầu thực tập như một lập trình viên Java để nâng cao các kiến ​​thức sau đây:

  • Thành thạo lập trình với ngôn ngữ Java/J2EE

  • Nắm vững lập trình OOP, MVC

  • Có kinh nghiệm lập trình với các framework: Struts, SpingMVC, Hibernate

  • Có kiến thức tốt về HTML/CSS, JQuery, Oracle, SQL Server, MySQL

  • Có kinh nghiệm với các công nghệ Springboot, Mybatis, JUnit, Redis, Docker, Microservices là lợi thế

  • Thành thạo công cụ Java Build Tools: Maven, Gradle

  • Kiến thức về Application Containers: Jetty, JBoss, WebSphere, WebLogic

  • Kiến thức về BigData: DBMS, SQL, JDBC, Hadoop

  • Thành thạo công cụ Java Testing Tools: JUnit, Selenium, TestNG

  • Có kinh nghiệm với Code Version Control: GitHub

  • Có kinh nghiệm với Java EE Components: Servlets, Java Server Pages(JSP), Java Beans(EJB)

Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm là những kỹ năng ngoài mặt chuyên môn giúp tối ưu hóa hiệu quả công việc. Các kỹ năng mềm cần có của lập trình viên Java như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp của bạn càng tốt thì con đường phát triển sự nghiệp của bạn càng thuận lợi.

  • Kỹ năng tiếp thu kiến thức: Kiến thức công nghệ thông tin không bao giờ là đủ. Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên Java giỏi, bạn cần có khả năng học tập mọi lúc, mọi nơi để nâng cao kiến ​​thức và kinh nghiệm của mình.

  • Kỹ năng làm việc nhóm: Một số dự án rất khó để bạn có thể thực hiện một mình. Lúc này, kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp công việc trôi chảy hơn, hoàn thành đúng thời hạn đã đề ra.

  • Khả năng tự học: Lượng kiến thức chuyên môn và liên quan trong lĩnh vực lập trình viên là rất nhiều. Bên cạnh đó là thời đại công nghệ càng phát triển nên những Do đó, việc tự học là một kỹ năng không thể thiếu. Vì nếu không tự cập nhật những công nghệ mới thì việc bị tụt lại phía sau là không thể tránh khỏi.

  • Kỹ năng tư duy: Có logic và thuật toán tốt, phân tích và giải quyết vấn đề

  • Ngoại ngữ tốt: Khả năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành

Học gì để ra trường làm Java Developer

Để trở thành Java Developer, yêu cầu bạn phải có bằng cấp phù hợp, và bắt buộc là tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin (IT). Tại các trường đại học có đào tạo ngành CNTT trên toàn quốc sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính và truyền thông, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin mạng,...

Ngoài ra, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công, ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông; kiến thức về xây dựng, thiết kế, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng hoặc phần mềm của hệ thống máy tính và những hệ thống thiết bị dựa trên máy tính.

Mỗi doanh nghiệp có chương trình tuyển dụng và bài test riêng để trở thành lập trình viên. Bạn có thể tìm hiểu trên các diễn đàn hoặc nguồn thông tin khác để lắng nghe kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình xin việc của mình.

Các trường đào tạo ngành IT hot nhất hiện nay

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Công nghệ thông tin (IT) trên cả nước là:

Trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về công việc liên quan đến ngành công nghệ thông tin ngày càng tăng. Vì thế, việc chú trọng đào tạo ngành công nghệ thông tin tại các trường đại học là vô cùng cần thiết và quan trọng. Đây là giải pháp cung cấp thêm nguồn nhân lực có chuyên môn cao phục vụ cho xã hội. Tấm bằng đại học công nghệ thông tin sẽ giúp sinh viên có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp sau khi ra trường.