Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ sư kinh doanh?

Kỹ sư kinh doanh là một vị trí trong lĩnh vực bán hàng và kỹ thuật. Kỹ sư kinh doanh kết hợp kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ kỹ thuật với kỹ năng bán hàng để tư vấn và giải thích về sản phẩm hoặc dịch vụ đó cho khách hàng. Bên cạnh đó những công việc như Kỹ sư phần mềm, Kỹ sư Dự toán,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự. 

Lộ trình nghề nghiệp của Kỹ sư kinh doanh

Số năm kinh nghiệm  0 - 1 năm 2 - 4 năm Trên 5 năm
Vị trí Thực tập sinh kinh doanh Kỹ sư kinh doanh Phó phòng kinh doanh

Mức lương trung bình của Kỹ sư kinh doanh và các ngành liên quan:

1. Thực tập sinh kinh doanh 

Mức lương: 3 - 5 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm

Thực tập sinh kinh doanh là giai đoạn bắt đầu của sự nghiệp trong lĩnh vực sale. Thực tập sinh sale thường có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong giai đoạn này, thực tập viên cần phát triển kỹ năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng mối quan hệ khách hàng.

>> Đánh giáThực tập sinh kinh doanh là việc làm mà nhiều sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của thực tập sinh là học hỏi, trải nghiệm thực tế và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Kỹ sư kinh doanh

Mức lương: 7 - 14 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm 

Ở giai đoạn đầu, kỹ sư kinh doanh phụ trách tư vấn và tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ kỹ thuật cho khách hàng. Sau khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm hơn, họ có thể có trách nhiệm lãnh đạo và hướng dẫn các Sale Engineer mới, đồng thời đảm bảo hiệu suất bán hàng của đội.

>> Đánh giá: Công việc Kỹ sư kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, kỹ sư kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.

3. Phó phòng kinh doanh

Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: Trên 5 năm kinh nghiệm 

Sau khi có kinh nghiệm và thành công trong vai trò Kỹ sư kinh doanh, bạn có thể tiến đến vị trí Phó phòng kinh doanh. Phó phòng kinh doanh chính là người đứng thứ hai của một phòng ban kinh doanh, chỉ sau trưởng phòng. Họ chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch, chịu trách nhiệm doanh số bán hàng và dẫn dắt thành viên trong nhóm thực hiện mục tiêu này.

>> Đánh giá: Công việc Phó phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Phó phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp định hướng, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời xây dựng một đội ngũ bán hàng mạnh mẽ và hiệu quả.

>> Xem thêm: Việc làm Phó phòng Kinh doanh đang tuyển dụng

5 bước giúp Kỹ sư kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc

Trau dồi kiến thức chuyên môn

Kỹ sư kinh doanh là người đảm nhận công việc bán hàng, vì vậy cần hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ đang kinh doanh. Những thông tin quan trọng như đặc điểm, lợi ích và điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh sẽ tạo ra lợi thế bán hàng. Cùng với đó, Kỹ sư kinh doanh có thể tham gia các khóa học, hội thảo đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh doanh để cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng chuyên môn.  

Đạt năng suất công việc cao

Năng suất công việc thể hiện ở các chỉ tiêu doanh số (KPI) mà Kỹ sư kinh doanh cần đạt được. Cùng với đó, Kỹ sư kinh doanh cũng có thể chủ động đưa ra các ý tưởng mới nhằm cải tiến quy trình làm việc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công việc. 

Phát kiển các kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp để tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng nghiệp. Kỹ năng thuyết phục và đàm phán sẽ giúp Kỹ sư kinh doanh ký kết được nhiều hợp đồng hơn và đạt được doanh số cao.

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ

Khi Kỹ sư kinh doanh có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiêu lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số. Xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp cũng giúp mở ra nhiều cơ hội thăng tiến hơn cho Kỹ sư kinh doanh.

Đảm nhận thêm các công việc 

Kỹ sư kinh doanh có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn. 

Yêu cầu tuyển dụng của Kỹ sư kinh doanh

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Kỹ sư kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Kiến thức về sản phẩm hoặc dịch vụ kỹ thuật: Kỹ sư kinh doanh cần hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang bán, bao gồm tính năng, ứng dụng, công nghệ và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
  • Kiến thức về kỹ thuật: Kỹ sư kinh doanh cần có kiến thức về các khái niệm và nguyên lý kỹ thuật liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang bán. Điều này bao gồm hiểu biết về cấu trúc, hoạt động và ứng dụng của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
  • Kiến thức về ngành công nghiệp: Kỹ sư kinh doanh cần nắm vững kiến thức về ngành công nghiệp mà sản phẩm hoặc dịch vụ đang hoạt động trong đó. Điều này bao gồm hiểu biết về các xu hướng, thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng trong ngành đó.
  • Kiến thức về quy trình bán hàng: Kỹ sư kinh doanh cần hiểu về quy trình bán hàng và các phương pháp tiếp cận khách hàng. Điều này bao gồm kỹ năng tư vấn, thuyết trình, đàm phán và xử lý các đối tác kinh doanh.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng giao tiếp: Kỹ sư kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp tốt để tương tác với khách hàng và đội ngũ bán hàng. Điều này bao gồm khả năng lắng nghe, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và thuyết phục.
  • Kỹ năng lắng nghe: Kỹ sư kinh doanh cần có khả năng lắng nghe khách hàng và hiểu rõ nhu cầu của họ. Họ cần biết cách đặt câu hỏi và lắng nghe một cách chân thành để có thể tư vấn và đề xuất giải pháp phù hợp.
  • Kỹ năng thuyết trình: Kỹ sư kinh doanh cần có khả năng thuyết trình một cách tự tin và chuyên nghiệp. Họ cần biết cách trình bày tính năng và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hấp dẫn và thuyết phục.
  • Kỹ năng đàm phán: Kỹ sư kinh doanh cần có khả năng đàm phán để thương lượng với khách hàng về giá cả, điều kiện hợp đồng và các yêu cầu khác. Họ cần biết cách tìm ra giải pháp đáp ứng được cả nhu cầu của khách hàng và lợi ích của công ty.
  • Kỹ năng viết: Kỹ sư kinh doanh cần có khả năng viết một cách rõ ràng và chính xác. Họ cần biết cách viết các văn bản chuyên nghiệp như báo cáo, đề xuất và email để giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp.

Các yêu cầu khác

  • Đã từng có kinh nghiệm ở vị trí Kỹ sư kinh doanh từ 2 - 3 năm và thực hiện thành công được nhiều dự án lớn 
  • Có khả năng làm việc các thiết bị công nghệ các quy trình làm việc của Kinh doanh và Kỹ thuật 
  • Biết sử dụng công cụ quản lý thời gian công việc, tính toán kinh doanh để làm việc một cách hiệu quả để tránh mắc các lỗi khi làm việc 
  • Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả để đáp ứng được tiến độ công việc.

Các trường đào tạo Kỹ sư kinh doanh tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành kinh doanh trên cả nước là:

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành kinh doanh hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm kinh doanh thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành kinh doanh.