Điều kiện và Lộ trình trở thành một Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng?

Nhân viên tư vấn bán hàng (sales advisor) có thể được hiểu là bộ mặt của công ty với trách nhiệm mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Nhân viên tư vấn bán hàng là người sẽ tư vấn và lựa chọn cho khách hàng những sản phẩm phù hợp và ưng ý nhất. Thậm chí, với những khách hàng khó tính, Nhân viên tư vấn bán hàng còn phải giao tiếp khéo léo và thuyết phục làm sao để họ cũng phải đồng ý trả tiền mua sản phẩm.

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên tư vấn bán hàng

Nhân viên tư vấn bán hàng (Sales Consultant)

Vị trí cơ bản, tập trung vào việc thực hiện giao dịch bán hàng và tư vấn cho khách hàng. Mức lương khởi điểm thường ở mức cơ bản.

Nhân Viên Kinh Doanh (Sales Representative)

Nắm vững sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty và quản lý mối quan hệ với nhiều khách hàng hơn. Có khả năng kiếm thêm một số hoa hồng từ doanh số bán hàng.

Chuyên Viên Kinh Doanh (Sales Specialist)

Tập trung vào một lĩnh vực cụ thể hoặc sản phẩm đặc biệt, có khả năng tư vấn cao cấp hơn cho khách hàng. Mức lương thường cao hơn và có thể bao gồm các phần thưởng.

Trưởng Nhóm Kinh Doanh (Sales Team Leader)

Quản lý một nhóm nhân viên bán hàng và đảm bảo họ đạt được các chỉ tiêu kinh doanh. Mức lương thường cao hơn và bao gồm cả phần thưởng dựa trên hiệu suất nhóm.

Quản Lý Kinh Doanh (Sales Manager)

Quản lý toàn bộ bộ phận bán hàng của công ty, thiết lập chiến lược kinh doanh và theo dõi hiệu suất. Mức lương cao hơn và có phần thưởng dựa trên hiệu suất.

Giám Đốc Kinh Doanh (Director of Sales)

Cấp quản lý cao cấp, định hình chiến lược kinh doanh của công ty và quản lý toàn bộ bộ phận bán hàng. Mức lương ở mức cao và bao gồm các phần thưởng lớn.

Yêu cầu tuyển dụng của Nhân viên tư vấn bán hàng

Tuỳ vào quy mô công ty và ngân sách chi trả lương, nhà tuyển dụng có những yêu cầu khác nhau với một Nhân viên tư vấn bán hàng. Thông thường, ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm Nhân viên tư vấn bán hàng hoặc vai trò tương tự.
  • Kinh nghiệm trong bán hàng trực tiếp, bán hàng online là lợi thế.
  • Thành thạo MS Office.
  • Hiểu về quy trình bán hàng, thành thạo cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng.
  • Đam mê, cống hiến cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng tư duy phê phán và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng quản lý thời gian.
  • Kỹ năng giao tiếp tuyệt vời bằng văn bản và lời nói.
  • Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục.
  • Kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, dữ liệu.
  • Cử nhân quản trị kinh doanh, marketing, thương mại hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Các chứng chỉ, chứng nhận bổ sung trong đào tạo là điểm cộng.

Kỹ năng cần có của Nhân viên tư vấn bán hàng

Biết cách tiếp cận khách hàng

Tiếp cận khách hàng cũng là một kỹ thuật mà không phải ai cũng làm được. Mục tiêu của công đoạn này là bạn phải làm cho khách mở lòng, sẵn sàng trao đổi với mình về sản phẩm. Sở hữu nhiều kỹ thuật trong việc tiếp cận khách hàng sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong việc chọn phương án tiếp cận và tăng khả năng thành công. Tuy nhiên bạn cũng cần nhận ra thế mạnh của mình là ở kỹ thuật nào và kỹ thuật nào mang lại hiệu quả cao nhất.

Biết cách đặt câu hỏi

Kỹ năng này hiện nay còn rất nhiều cửa hàng chưa làm nó thực sự tự nhiên ví dụ như áp dụng một loạt câu hỏi giống nhau với tất cả các khách hàng. Với những khách hàng lần đầu có thể họ không có ý kiến nhưng nếu là khách hàng thân thiết thì việc lặp lại những câu hỏi này làm họ khó chịu và cảm giác như cửa hàng không quan tâm tới những sản phẩm họ mua trước đó. Lưu ý cần tránh những câu hỏi mang tính có - không, thay vào đó hãy dùng nhiều hơn các câu hỏi mở. Biết cách đặt câu hỏi phù hợp vừa làm cuộc nói chuyện tự nhiên vừa tạo điểm khác biệt cho cửa hàng.

Biết cách giới thiệu sản phẩm với khách hàng phù hợp

Khách hàng mua hàng không chỉ dựa trên yếu tố giá cả, công dụng mà còn dựa vào những lời tư vấn. Nhân viên tư vấn bán hàng sai chắc chắn khách hàng không mua hàng nhưng tư vấn sai người sai sản phẩm chẳng khác nào bạn đang đuổi khách đi. Hãy chú ý lắng nghe khách hàng cần gì, trình bày cho họ theo từng luận điểm hay đôi khi phải lấy dẫn chứng cho dễ hình dung. Đồng thời cũng nên quan sát thái độ của khách hàng xem họ có lắng nghe hay không để chuyển qua vấn đề khác nếu họ không quan tâm. Nguyên tắc vàng khi bán 1 sản phẩm - dịch vụ là bán lợi ích mà khách hàng nhận được chứ không phải bán tính năng. Vì vậy, hãy đưa ra thật rõ những lợi ích khách hàng sẽ có được sau khi sở hữu sản phẩm - dịch vụ của bạn.

Biết cách đối phó và nhận phản hồi của khách về sản phẩm

Mục tiêu của công đoạn này là biết được ý kiến, đánh giá, cảm nhận của họ về sản phẩm - dịch vụ cũng như giải pháp mà bạn đã trình bày từ đó tư vấn cho khách hàng thêm thông tin hoặc gợi ý mua hàng cho họ. Nhân viên cũng cần linh động trong việc đối phó với các tình huống bất ngờ khách hàng tạo ra. Có khi những tình huống ấy không hẳn là sự cố mà chỉ là khách hàng cố tình tạo ra nhằm thử sức nhân viên. Lúc này cần vận dụng linh hoạt những gì bạn đã được đào tạo để giải quyết chúng, vừa chứng minh được năng lực bản thân vừa tạo cái nhìn khác cho khách hàng cũng như cửa hàng.

Tạo ấn tượng tốt với khách hàng từ cái nhìn đầu tiên

Ấn tượng ban đầu rất quan trọng đối với người bán hàng. Khách hàng có thể chỉ vì ấn tượng không tốt mà không mua hàng của bạn đơn giản vì họ không thấy thoải mái. Để tạo ấn tượng tốt nhân viên nên cười nhiều hơn khi giao tiếp, xưng hô đúng mực, cử chỉ trang trọng, tôn trọng khách hàng. Người ta có câu “Yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên” thì cũng có “Mua hàng từ cái nhìn đầu tiên”, cứ phải có thiện cảm thì mới nói được những chuyện sau này.

Xây dựng niềm tin cho khách hàng

Trong kinh doanh, người bán hàng cần thu lợi nhuận, người mua hàng cần thu lợi ích. Thỏa mãn nhu cầu từ hai phía như vậy thì giao dịch sẽ diễn ra. Để chứng tỏ lợi ích của sản phẩm, người bán hàng phải xây dựng niềm tin cho khách hàng thông qua các dẫn chứng cụ thể. Ví dụ như kinh doanh mỹ phẩm, để khách hàng tin dùng và mua nó, người bán hàng phải đưa ra các minh chứng là trong sản phẩm này có chất gì, tác dụng là gì, nó có hiệu quả với khách hàng hay không, hay có thể đưa những người đã sử dụng trước đó ra làm ví dụ.

Bài viết đã đưa ra khái niệm Nhân viên tư vấn bán hànglà gì? Công việc của Nhân viên tư vấn bán hàng cần làm, các kỹ năng Nhân viên tư vấn bán hàng cần có, mức lương Nhân viên tư vấn bán hàng nhận được đồng thời là các gợi ý liên quan đến vị trí này được trả mức lương cao nhất. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến ngành nghề này!

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Nhân Viên Tư Vấn Bán Hàng phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.