Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 4.0 ★

Hồ Chí Minh
1.000 - 5.000 nhân viên
Đã xác minh

Việc làm Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Cập nhật 09/11/2024 10:28
Tìm thấy 1 việc làm đang tuyển dụng
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Học viện Ngoại giao tuyển dụng viên chức năm 2024
Thông tin cơ bản
Mức lương: Thỏa thuận
Chức vụ: Nhân viên
Ngày đăng tuyển: 09/04/2024
Hạn nộp hồ sơ: 09/04/2025
Hình thức: Toàn thời gian
Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Số lượng: 55
Giới tính: Không yêu cầu
Nghề nghiệp
Ngành
Địa điểm làm việc
Tại Phòng D301, Nhà D, Học viện Ngoại giao, 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Để phục vụ nhu cầu công tác, trên cơ sở chỉ tiêu được Lãnh đạo Bộ Ngoại giao phê duyệt, Học viện Ngoại giao cần tuyển 55 viên chức cho 19 vị trí việc làm bằng hình thức xét tuyển và tiếp nhận. Cụ thể như sau:

1. Chỉ tiêu tuyển dụng:

TT

Vị trí việc làm

Số lượng1

 

Ngành/ Chuyên ngành

Ngoại ngữ

Tiêu chuẩn theo đặc thù ngành đối ngoại (ngoài các điều kiện dự tuyển như quy định trong điểm II.1 và II.2 dưới đây)

Trình độ ngoại ngữ2

Trình độ chuyên môn3, ngành/chuyên ngành đào tạo4, kinh nghiệm công tác

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

1

Giảng viên

05

Quan hệ quốc tế

Tiếng Anh

Chứng chỉ Tiếng Anh IELTS (Academic) từ 6.5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên.

 

 

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Chính trị học, Chính trị học so sánh, Chính sách công, Châu Á học, Đông phương học…

2

Giảng viên

01

Châu Á-Thái Bình Dương học

Tiếng Nhật

Chứng chỉ Tiếng Nhật JLPT N1.

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Chính trị học, Chính trị học so sánh, Chính sách công, Châu Á học, Đông phương học, Nhật Bản học…

3

Giảng viên

01

Châu Á-Thái Bình Dương học

Tiếng Hàn

Chứng chỉ Tiếng Hàn TOPIK từ 5 trở lên.

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Chính trị học, Chính trị học so sánh, Chính sách công, Châu Á học, Đông phương học, Hàn Quốc học…

4

Giảng viên

01

Châu Á-Thái Bình Dương học

Tiếng Trung

Chứng chỉ HSK cấp 6 (240 điểm trở lên).

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Chính trị học, Chính trị học so sánh, Chính sách công, Châu Á học, Đông phương học, Trung Quốc học…

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

5

Giảng viên

 

 

 

06

Kinh tế quốc tế/Kinh doanh quốc tế

Tiếng Anh

/Pháp

/Trung

/ Nhật

/Hàn

 

– Tiếng Anh: Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên;

 

– Tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF B2 từ 65 điểm trở lên hoặc DALF C1 từ 50 điểm trở lên;

– Tiếng Trung: Chứng chỉ HSK cấp 6 (240 điểm trở lên);

– Tiếng Nhật: Chứng chỉ JLPT N1;

– Tiếng Hàn: Chứng chỉ từ TOPIK 5 trở lên.

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Tài chính – ngân hàng, Thương mại quốc tế, Logistics…

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

6

Giảng viên

05

Luật quốc tế/Luật thương mại quốc tế

Tiếng Anh/

Pháp

– Tiếng Anh: Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên;

 

– Tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF B2 từ 65 điểm trở lên hoặc DALF C1 từ 50 điểm trở lên.

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Luật quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật kinh tế…

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

7

Giảng viên

07

Truyền thông quốc tế

Tiếng Anh

/Pháp

/Trung

/Nhật

/Hàn

 

– Tiếng Anh: Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên;

 

– Tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF B2 từ 65 điểm trở lên hoặc DALF C1 từ 50 điểm trở lên;

– Tiếng Trung: Chứng chỉ HSK cấp 6 (240 điểm trở lên);

– Tiếng Nhật: Chứng chỉ JLPT N1;

– Tiếng Hàn: Chứng chỉ từ TOPIK 5 trở lên.

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Báo chí, Truyền thông…

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

8

Giảng viên

02

Giáo dục Lý luận chính trị

Tiếng Anh

/Pháp

/Trung

/Nhật

/Hàn

 

Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh/Pháp/Trung/Nhật/Hàn tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) trở lên hoặc chứng chỉ ngoại ngữ các ngôn ngữ trên từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Triết học (Mác-Lênin), Chính trị học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Lý luận chính trị…

KHOA TIẾNG ANH

9

Giảng viên

06

Ngôn ngữ Anh

Tiếng Anh

Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 7.5 điểm trở lên hoặc hoặc chứng chỉ TOEFL iBT từ 96 điểm trở lên.

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Ngôn ngữ Anh, Giảng dạy tiếng Anh, Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế, Chính sách công…

TRUNG TÂM THÔNG TIN, TƯ LIỆU

10

Chuyên viên về quản lý Công nghệ thông tin

04

Công nghệ thông tin

Tiếng Anh

Tiếng Anh: Có Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 5.5 điểm hoặc TOEFL iBT từ 65 điểm trở lên.

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính hoặc các lĩnh vực liên quan đến chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo…

 

  • Ưu tiên người có kinh nghiệm giảng dạy, làm việc, nghiên cứu trong môi trường quốc tế.

11

Thư viện viên

02

Thông tin-Thư viện

Tiếng Anh

/Pháp

/Trung

/Nhật

/Hàn

 

Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh/Pháp/Trung/Nhật/Hàn tương đương trình độ B1 khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) trở lên hoặc theo chứng chỉ ngoại ngữ các ngôn ngữ trên từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

– Tốt nghiệp Cử nhân trở lên ngành/chuyên ngành Thông tin – Thư viện…

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ ĐỐI NGOẠI

12

Chuyên viên Quản lý hoạt động đào tạo

01

Quan hệ quốc tế

Tiếng Anh

 

Tiếng Anh: Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm hoặc TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên.

– Tốt nghiệp Cử nhân trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Quan hệ Quốc tế, Kinh tế Quốc tế, Luật Quốc tế…

 

– Có kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sử dụng thành thạo tin học văn phòng, có kỹ năng viết báo cáo, tờ trình.

VĂN PHÒNG

13

Chuyên viên về truyền thông

03

Truyền thông

Tiếng Anh

 

Ngoại ngữ: Chứng chỉ quốc tế tiếng Anh IELTS (Academic) từ 6.5 điểm hoặc TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên.

– Tốt nghiệp Cử nhân trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: Truyền thông quốc tế, Truyền thông đa phương tiện…

 

– Có kinh nghiệm/hoặc được đào tạo nghề, có bằng cấp, chứng chỉ về thiết kế đồ họa, thiết kế sản phẩm kỹ thuật số, làm phim kỹ thuật số, có sản phẩm thiết kế đồ họa hoặc sản phẩm kỹ thuật số phục vụ công tác truyền thông.

BAN ĐÀO TẠO

14

Chuyên viên quản lý các hoạt động đào tạo

01

Giáo dục thể chất

Tiếng Anh

/Pháp

/Trung

/ Nhật

/Hàn

Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh/Pháp/Trung/ Nhật/Hàn tương đương trình độ B1 khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) trở lên hoặc theo chứng chỉ ngoại ngữ các ngôn ngữ trên từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

 

 

 

– Tốt nghiệp Cử nhân trở lên các ngành/chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm như: thể dục, thể thao, võ thuật hoặc chuyên ngành phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, có thành tích trong hoạt động thể dục, thể thao từ cấp thành phố trở lên…

 

VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC NGOẠI GIAO

15

Nghiên cứu viên

03

Quan hệ quốc tế

Tiếng Anh

 

 

 

 

 

Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm hoặc TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên.

– Tốt nghiệp Cử nhân trở lên ngành/chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.

 

– Ưu tiên:

+ Thủ khoa, á khoa, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc.

+ Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu.

16

01

Kinh tế quốc tế

Tiếng Anh

Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm hoặc TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên.

– Tốt nghiệp Cử nhân trở lên ngành/chuyên ngành Kinh tế quốc tế.

 

– Ưu tiên:

+ Thủ khoa, á khoa, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc.

+ Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu.

 

17

01

Quan hệ quốc tế

Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc: Chứng chỉ HSK cấp 6 (240 điểm trở lên).

– Tốt nghiệp Cử nhân trở lên ngành/chuyên ngành Quan hệ quốc tế.

 

– Ưu tiên:

+ Thủ khoa, á khoa, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc.

+ Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu.

18

01

Quan hệ quốc tế

Tiếng Anh/ Tiếng

Pháp

– Tiếng Anh: Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm hoặc TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên;

 

– Tiếng Pháp: Chứng chỉ DELF B2 từ 65 điểm trở lên hoặc DALF C1 từ 50 điểm trở lên;

– Hoặc tốt nghiệp Cử nhân trở lên chương trình được giảng dạy bằng ngôn ngữ đăng ký dự tuyển được Hội đồng Tuyển dụng của Học viện Ngoại giao xem xét và chấp thuận.

 

 

 

– Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên ngành/chuyên ngành Quan hệ quốc tế.

– Có kinh nghiệm công tác tối thiểu 05 năm trong lĩnh vực nghiên cứu, biên tập, xuất bản.

VIỆN BIỂN ĐÔNG

19

Nghiên cứu viên

04

Quan hệ quốc tế/Luật quốc tế

Tiếng Anh/

Trung Quốc

Tiếng Anh: Chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 điểm hoặc TOEFL iBT từ 87 điểm trở lên;

 

Tiếng Trung Quốc: Chứng chỉ HSK cấp 6 (240 điểm trở lên).

– Tốt nghiệp Cử nhân trở lên ngành/chuyên ngành Quan hệ quốc tế/Luật quốc tế;

 

– Ưu tiên:

+ Thủ khoa, á khoa, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc.

+ Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu.

(1) Chỉ tiêu tuyển dụng 55 viên chức chung cho cả hai hình thức xét tuyển và tiếp nhận.

(2) Chứng chỉ ngoại ngữ phải còn thời hạn theo quy định của tổ chức cấp chứng chỉ vào thời điểm nộp hồ sơ. Trường hợp thí sinh có chứng chỉ tương đương khác cùng với ngoại ngữ đăng ký dự thi hoặc có bằng Tiến sĩ chương trình được giảng dạy bằng ngoại ngữ dự tuyển hoặc ngoại ngữ khác thì Hội đồng tuyển dụng/Hội đồng kiểm tra, sát hạch của Học viện sẽ xem xét và quyết định.

(3) Ưu tiên thí sinh có bằng Tiến sĩ hoặc có các bài viết liên quan đến ngành/chuyên ngành dự tuyển đăng trên các tạp chí thuộc danh mục ISI và Scopus.

(4) Trên cơ sở hồ sơ đăng ký dự tuyển của các thí sinh, Hội đồng tuyển dụng/Hội đồng kiểm tra, sát hạch của Học viện sẽ xem xét và quyết định các ngành/chuyên ngành học phù hợp khác ngoài những ngành/chuyên ngành đã được nêu trong yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngành/chuyên ngành đào tạo đối với các vị trí việc làm cần tuyển dụng.

 

II. Điều kiện đăng ký dự tuyển

1. Điều kiện đăng ký dự tuyển chung

1.1. Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký dự tuyển

– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;

– Từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Có đơn đăng ký dự tuyển;

– Có lý lịch rõ ràng;

– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;

– Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ.

1.2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển

– Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

2. Các điều kiện dự tuyển cụ thể

– Đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị của ngành Ngoại giao;

– Đáp ứng tiêu chuẩn ngoại hình phù hợp với công tác đối ngoại và công tác giảng dạy, không có dị tật ngoại hình, không nói ngọng, nói lắp.

– Ngoài các tiêu chí trên, thí sinh đăng ký dự tuyển bằng hình thức tiếp nhận vào viên chức cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

+ Trình độ học vấn từ Thạc sĩ trở lên, tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng.

+ Có đủ 05 năm công tác trở lên đang làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được thành lập theo quy định của pháp luật.

Thời gian công tác quy định tại điểm này là thời gian làm chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tính thời gian tập sự.

Trường hợp thời gian tập sự, thử việc tại công việc đang làm theo quy định của pháp luật ít hơn thời gian tập sự của công việc được tiếp nhận thì thời gian chênh lệch ít hơn này được tính vào thời gian tập sự.

Trường hợp có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn.

+ Từng là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản chuyển công tác đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nhưng vẫn làm công việc phù hợp với vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.

+ Tốt nghiệp Tiến sĩ trở lên (được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định) đang làm việc tại cơ quan, tổ chức có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở nước ngoài hoặc tại cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở hoặc chi nhánh được thành lập ở Việt Nam, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đủ 03 năm công tác trở lên làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.

+ Có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các nghề truyền thống theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

3. Yêu cầu về hồ sơ

Thí sinh chỉ được đăng ký 01 vị trí việc làm (nộp 01 hồ sơ) cho mỗi hình thức xét tuyển hoặc tiếp nhận. Những thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện có thể đăng ký cả hai hình thức xét tuyển và tiếp nhận (nộp 02 hồ sơ).

3.1. Đối với thí sinh đăng ký tiếp nhận

– Phiếu đăng ký tiếp nhận (theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo);

– 02 Sơ yếu lý lịch theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo);

– Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;

– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;

– Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác (nếu có).

3.2. Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển

– Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo);

– 02 Sơ yếu lý lịch theo quy định hiện hành được lập trong thời hạn 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo);

– Bản chụp (bản photo, không yêu cầu chứng thực, công chứng, sao y) văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm từ bậc Đại học trở lên).

– Bản chụp Chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu;

– Bản chụp Bằng khen, giải thưởng, giấy chứng nhận thành tích (nếu có);

– Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên trong tuyển dụng viên chức (nếu có) được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

– 04 ảnh cỡ 4x6cm;

– 01 bản chụp căn cước công dân/hộ chiếu Việt Nam.

– 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người nhận (thí sinh dự thi) theo đường bưu điện.

III. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng

Theo quy định tại Nghị định số 01/VBHN-BNV của Bộ Nội vụ ngày 08/01/2024 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

IV. Các môn thi và hình thức thi

1. Đối với hình thức tiếp nhận

1.1. Vòng 1: Hội đồng kiểm tra, sát hạch (Hội đồng KTSH) kiểm tra các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của thí sinh theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện thì được tham dự Vòng 2.

1.2. Vòng 2: Hội đồng KTSH tổ chức sát hạch năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết chung của thí sinh và phẩm chất khác theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và theo đặc thù của ngành đối ngoại, cụ thể như sau:

– Hình thức thi: thực hành, giảng thử, phỏng vấn.

– Nội dung thi: kiểm tra năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết chung của thí sinh theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và theo đặc thù của ngành đối ngoại.

– Yêu cầu:

(i) Đối với thí sinh dự tuyển vị trí giảng viên: thi giảng thử.

(ii) Đối với thí sinh dự tuyển vị trí chuyên viên về quản lý Công nghệ thông tin: thi thực hành.

(iii) Đối với các vị trí việc làm khác: thi phỏng vấn.

Thang điểm: 100.
Thời gian thi: 60 phút đối với thi thực hành, giảng thử; 30 phút đối với thi phỏng vấn (thí sinh có tối đa 15 phút chuẩn bị trước khi thi).
2. Đối với hình thức xét tuyển

2.1. Vòng 1: Hội đồng tuyển dụng kiểm tra các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của thí sinh theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Các thí sinh đáp ứng đủ các điều kiện thì được tham dự Vòng 2.

2.2. Vòng 2: Hội đồng tuyển dụng kiểm tra kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ và phẩm chất khác theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và theo đặc thù của ngành đối ngoại.

Thí sinh có bằng Tiến sĩ hoặc có các bài viết liên quan đến ngành/chuyên ngành dự tuyển đăng trong các tạp chí thuộc danh mục ISI và Scopus
– Hình thức thi: kết hợp đánh giá hồ sơ với thực hành, giảng thử, phỏng vấn.

– Nội dung thi: kiểm tra kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ và phẩm chất khác theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và theo đặc thù của ngành đối ngoại, gồm 2 phần cụ thể như sau:

Phần 1: Đánh giá hồ sơ:

– Yêu cầu: Hội đồng tuyển dụng sẽ đánh giá hồ sơ của các thí sinh (bằng cấp, các bài viết đăng tạp chí thuộc danh mục ISI và Scopus…).

Thang điểm: 60.
Phần 2: Thi thực hành/giảng thử/phỏng vấn

– Yêu cầu:

(i) Đối với thí sinh dự tuyển vị trí giảng viên: thi giảng thử.

(ii) Đối với thí sinh dự tuyển vị trí chuyên viên về quản lý Công nghệ thông tin: thi thực hành.

(iii) Đối với các vị trí việc làm khác: thi phỏng vấn.

Thang điểm: 40.
Thời gian thi: 60 phút đối với thi thực hành, giảng thử; 30 phút đối với thi phỏng vấn (thí sinh có tối đa 15 phút chuẩn bị trước khi thi).
Các thí sinh khác có đủ điều kiện tham dự Vòng 2
– Hình thức thi: kết hợp thi viết và thực hành/giảng thử/phỏng vấn.

– Nội dung thi: kiểm tra kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ và phẩm chất khác theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển và theo đặc thù của ngành đối ngoại, gồm 2 phần cụ thể như sau:

Phần 1: Thi viết:

– Yêu cầu: Hội đồng tuyển dụng sẽ kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của người dự tuyển bằng tiếng Việt (đối với thư viện viên, giảng viên Khoa Lý luận chính trị, chuyên viên quản lý các hoạt động đào tạo thuộc Ban Đào tạo) hoặc cả tiếng Việt và ngoại ngữ (đối với các vị trí việc làm còn lại).

Thang điểm: 60.
Thời gian thi: 180 phút (không kể thời gian chép đề).
Phần 2: Thi thực hành/giảng thử/phỏng vấn

– Yêu cầu:

(i) Đối với thí sinh dự tuyển vị trí giảng viên: thi giảng thử.

(ii) Đối với thí sinh dự tuyển vị trí chuyên viên về quản lý Công nghệ thông tin: thi thực hành.

(iii) Đối với các vị trí việc làm khác: thi phỏng vấn.

Thang điểm: 40.
Thời gian thi: 60 phút đối với thi thực hành, giảng thử; 30 phút đối với thi phỏng vấn (thí sinh có tối đa 15 phút chuẩn bị trước khi thi);
3. Nguyên tắc xét chọn người trúng tuyển

Học viện Ngoại giao sẽ tiến hành hình thức tiếp nhận trước và xét tuyển sau.

3.1. Đối với hình thức tiếp nhận

– Thí sinh có điểm của bài thi tại Vòng 2 đạt từ 50% thang điểm trở lên sẽ được đưa vào danh sách xét chọn;

– Hội đồng KTSH sẽ chọn trong danh sách nêu trên các thí sinh có điểm cao nhất (theo thứ tự từ cao xuống thấp) trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng đối với từng vị trí việc làm.

3.2. Đối với hình thức xét tuyển

– Thí sinh thi đủ các bài thi theo quy định, có điểm của mỗi bài thi tại Vòng 2 (sau khi đã cộng điểm ưu tiên nếu có) đạt từ 50% thang điểm trở lên sẽ được đưa vào danh sách xét chọn;

– Hội đồng tuyển dụng sẽ chọn trong danh sách nêu trên các thí sinh có điểm cao nhất (theo thứ tự từ cao xuống thấp) trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng đối với từng vị trí việc làm, bao gồm các chỉ tiêu đã được tiếp nhận (nếu có);

3.3. Các nguyên tắc khác

– Sau khi có thông báo kết quả, người trúng tuyển sẽ có thời hạn 30 ngày để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định hiện hành và hướng dẫn cụ thể của Học viện Ngoại giao (các văn bằng, chứng chỉ được chứng thực, công chứng, sao y; đối với các thí sinh tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài hoặc các chương trình liên kết với nước ngoài cần nộp Giấy công nhận văn bằng của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo)…

– Sau khi nhận hồ sơ của các thí sinh trúng tuyển, Học viện Ngoại giao sẽ phối hợp với các cơ sở cấp chứng chỉ thẩm tra, xác minh tính xác thực của các văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Học viện Ngoại giao bảo lưu quyền hủy kết quả tuyển dụng trong trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ tuyển dụng theo quy định hoặc có hành vi gian lận trong việc kê khai hồ sơ đăng ký dự tuyển hoặc bị phát hiện sử dụng các văn bằng, chứng chỉ, các tài liệu khác không đúng quy định để tham gia dự tuyển.

– Học viện Ngoại giao sẽ thực hiện thẩm tra lý lịch chính trị, lý lịch tư pháp cho những thí sinh đạt điểm trúng tuyển. Kết quả thẩm tra lý lịch chính trị, lý lịch tư pháp là cơ sở cuối cùng quyết định việc tuyển dụng.

– Thí sinh không trúng tuyển không được bảo lưu kết quả xét tuyển/tiếp nhận cho các kỳ tuyển dụng lần sau.

V. Thời gian, địa điểm và phí tuyển dụng

1. Thời gian, địa điểm xét tuyển, tiếp nhận

1.1. Nhận hồ sơ, thu phí tuyển dụng

Thời gian: các ngày 08 và 09/5/2024 (Sáng từ 8h30-11h30, Chiều từ 14h00-17h00).

Địa điểm:

– Nộp hồ sơ trực tiếp: Tại Phòng D301, Nhà D, Học viện Ngoại giao, 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

– Nộp hồ sơ qua bưu điện: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển theo đường bưu điện đến địa chỉ: Phòng Tổ chức – Cán bộ, Học viện Ngoại giao, 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội (bên ngoài phong bì ghi rõ Hồ sơ đăng ký tuyển dụng + vị trí việc làm đăng ký dự tuyển).

1.2. Thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2, phát thẻ dự thi và lịch hướng dẫn nội dung thi: Dự kiến từ 22/5/2024 (niêm yết tại Học viện Ngoại giao, đăng trên chuyên mục Tuyển dụng 2024, trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao tại địa chỉ: http://www.dav.edu.vn).

1.3. Thi Vòng 2: dự kiến 30-31/5/2024 tại Học viện Ngoại giao, 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Lịch xét tuyển, tiếp nhận có thể thay đổi do những nguyên nhân khách quan. Trong trường hợp đó, Hội đồng tuyển dụng sẽ có thông báo cụ thể trên chuyên mục Tuyển dụng 2024, trang thông tin điện tử của Học viện Ngoại giao tại địa chỉ: http://www.dav.edu.vn.

1.4. Thông báo kết quả tuyển dụng và danh sách người trúng tuyển: Dự kiến tháng 7/2024.

Phí tuyển dụng
– Thực hiện theo quy định của Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.

– Không hoàn trả lại hồ sơ và phí đăng ký dự tuyển.

– Học viện Ngoại giao sẽ có các thông báo cụ thể tiếp theo về các nội dung khác liên quan đến kỳ tuyển dụng, đăng trên trang thông tin điện tử Học viện Ngoại giao tại địa chỉ: http://www.dav.edu.vn, chuyên mục “Tuyển dụng năm 2024”.

VI. Đầu mối liên hệ

Phòng Tổ chức Cán bộ, Học viện Ngoại giao: Địa chỉ: Số 69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 0833159779 (trong giờ hành chính các ngày làm việc). Fax: 024 38 343 543

Email: [email protected]; Trang thông tin điện tử của Học viện Ngoại giao: http://www.dav.edu.vn.

Nguồn tin: baoquocte.vn

Khu vực
Báo cáo

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Xem trang công ty
Quy mô:
1.000 - 5.000 nhân viên
Địa điểm:
300A – Nguyễn Tất Thành, Phường 13, Quận 4,

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành được thành lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ với sứ mệnh kiến tạo cơ hội học tập đại học cho mọi người dân. Trải qua hơn hai thập kỷ hình thành và phát triển, Trường đã trở thành địa chỉ và sự lựa chọn tin cậy của đông đảo học sinh, phụ huynh và doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế  phía Nam, trong cả nước và quốc tế.

Chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng không những đã đáp ứng sự hài lòng của các bên liên quan mà còn được các tổ chức kiểm định và xếp hạng trong nước và quốc tế công nhận. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã đạt chứng nhận kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục và cấp chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Mạng lưới các Trường đại học Đông Nam Á (AUN). Đồng thời, Trường đạt tiêu chuẩn 5 sao theo Hệ thống xếp hạng đối sánh UPM, 4 sao theo QS Stars. Năng suất và chất lượng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của Trường cũng đã được các bảng xếp hạng Scimago và Webometrics xếp vào top 5 của Việt Nam.


Review Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

4.0
11 review

11/02/2024
Giảng viên quản lý giáo dục tại Hồ Chí Minh

Trường đẹp rất rộng thoáng mát .lịch sử lâu đời, đồng nghiệp tận tình. (GG)

11/02/2024
Nhân viên dọn vệ sinh tại Hồ Chí Minh

Cơ sở vật chất tốt, giờ cao điểm khó bắt xe (GG)

14/08/2024
Giáo Viên Chủ Nhiệm tại Hồ Chí Minh

Giáo viên chất lượng, thiếu cơ sở vật chất

Những nghề phổ biến tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Bạn làm việc tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành? Chia sẻ kinh nghiệm của bạn

Logo Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Click để đánh giá