Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên Thẩm định tín dụng?
Chuyên viên thẩm định tín dụng là vị trí trong bộ phận backoffice ngân hàng. Vị trí này sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến thẩm định hồ sơ, yêu cầu vay vốn tín dụng từ khách hàng. Quá trình thẩm định này sẽ bao gồm quá trình kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không.
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định tín dụng
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định tín dụng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này
Số năm kinh nghiệm |
1 - 3 năm |
3 - 5 năm |
Vị trí |
Chuyên viên thẩm định |
Chuyên viên thẩm định tín dụng |
Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên thẩm định tín dụng có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.
1. Chuyên viên thẩm định
Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Chuyên viên thẩm định là những nhân sự có nhiều năm kinh nghiệm, tích lũy nhiều kiến thức chuyên môn sâu, nắm rõ nhu cầu thị trường, tình hình biến động giá trị của một loại tài sản. Tài sản đó có thể là hàng hóa, dịch vụ ở dạng vô hình (như thương hiệu, sức ảnh hưởng…) và hữu hình (bất động sản, cổ vật…)
>> Đánh giá: Hiện nay, nhu cầu về nhân lực trong ngành thẩm định có triển vọng nghề nghiệp rất lớn bởi nhân lực đang rất thiếu. Cứ theo đà phát triển của xã hội thì nhu cầu của ngành nghề này lại càng gia tăng lên. Khi các doanh nghiệp cần thuê đất của nhà nước để làm dự án cũng cần thẩm định giá. Đây chính là cơ hội cho bạn.
2. Chuyên viên thẩm định tín dụng
Mức lương: 15 - 20 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 5 năm
Chuyên viên thẩm định tín dụng là vị trí trong bộ phận backoffice ngân hàng. Vị trí này sẽ đảm nhiệm các công việc liên quan đến thẩm định hồ sơ, yêu cầu vay vốn tín dụng từ khách hàng. Quá trình thẩm định này sẽ bao gồm quá trình kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không.
>> Đánh giá: Chuyên viên thẩm định tín dụng dù làm việc ở môi trường ngân hàng hay doanh nghiệp, công ty thì họ cũng vẫn đang được làm việc ở những môi trường rất chuyên nghiệp và tiếp xúc với nhiều người giỏi giang thành đạt, chính bởi thế mà họ có nhiều cơ hội phát triển bản thân, tạo nên sự nghiệp tốt đẹp hơn.
5 bước giúp Chuyên viên thẩm định tín dụng thăng tiến nhanh trong trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn
Hoàn thành chương trình học đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, tham gia các khóa học sau đại học về chuyên ngành thẩm định hoặc các lĩnh vực liên quan như quản trị rủi ro, quản lý tài sản, tham gia các khóa đào tạo do các tổ chức uy tín tổ chức như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Ngân hàng. Lấy chứng chỉ Chuyên viên nghiệp vụ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, lấy các chứng chỉ quốc tế liên quan đến lĩnh vực ngân hàng như: CFA, FRM,..
Xây dựng mối quan hệ xung quanh
Vai trò của thủ quỹ luôn liên quan đến các khía cạnh xây dựng mối quan hệ và quản lý các bên liên quan nhưng ngày nay, kỹ năng xây dựng mối quan hệ vững chắc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Kho bạc có một 'chỗ ngồi tại bàn' thực sự. Nó đã trở thành vai trò cố vấn kinh doanh, hỗ trợ trong các quyết định kinh doanh quan trọng so với chức năng vận hành mà một số người coi là trước đây. Điều này kéo theo nhu cầu khai thác và nuôi dưỡng các mối quan hệ bền chặt hơn.
Tích lũy kinh nghiệm
Bất kỳ nghề nghiệp nào cũng vậy, năng lực và kinh nghiệm càng cao thì sẽ có thu nhập càng tốt. Đặc biệt là với lĩnh vực thẩm định, có nhiều kỹ năng, thủ thuật và kinh nghiệm trong ngành thì sẽ hoàn thành tốt công việc được giao. Vì những lý do này nên mức lương của Chuyên viên thẩm định tín dụng ít kinh nghiệm sẽ không cao bằng mặt bằng chung của ngành. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng và tích lũy đủ kiến thức thì sau 2 - 3 năm, thu nhập của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
Tính trung thực
Đức tính trung thực, đặc biệt khi làm việc với tiền tệ, thẩm định vô cùng quan trọng giúp xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối. Những lời mời gọi vụ lợi và sức hấp dẫn của đồng tiền có thể khiến một cá nhân lung lay nếu không rèn luyện cho mình một sự minh bạch, ngay thẳng. Do đó, yếu tố tiên quyết đối với người làm thẩm định là sự ngay thẳng, chính trực.
Có khả năng quản lý, lập kế hoạch
Với vai trò là một Chuyên viên thẩm định tín dụng, bạn sẽ phải quản lý danh mục các dự án đầu tư, danh mục tài sản, cơ sở hạ tầng hay giá cả thị trường,... của một doanh nghiệp nào đó. Vì vậy, kỹ năng quản lý và lập kế hoạch hợp lý là không thể thiếu. Nó giúp bạn giám sát và xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thẩm định, đánh giá một cách hiệu quả, đảm bảo tính chính xác cao.
Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên viên thẩm định tín dụng
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Chuyên viên thẩm định tín dụng cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan:
Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn
-
Bằng cấp và chuyên ngành: Để trở thành một Chuyên viên thẩm định tín dụng, bạn cần tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc sau Đại học các chuyên ngành về vật giá, thẩm định như: Kinh tế, Ngân hàng, Tài chính, Kỹ thuật, Luật Kinh tế và các quy phạm pháp luật liên quan.
-
Chứng chỉ hành nghề: Người có chứng chỉ hành nghề thẩm định giá của nước ngoài được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, có năng lực hành vi dân sự vàphẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan và đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá do Bộ Tài chính quy định thì được Bộ Tài chính cấp Thẻ thẩm định viên về giá.
Yêu cầu về kỹ năng
-
Kỹ năng phân tích, đánh giá: Đây là kỹ năng không thể thiếu của các thẩm định viên. Bạn cần phải có sự sắc bén, nhanh nhạy để có thể nhìn thấy từng chi tiết nhỏ nhất của vấn đề. Từ đó đưa ra những lập luận logic, phân tích về nguồn lực, thế mạnh hay những mặt hạn chế của các loại tài sản, dự án,... và dự đoán được xu hướng biến động giá trị của tài sản trên thị trường.
-
Kỹ năng quản lý nhân sự linh hoạt: Dưới quyền Chuyên viên thẩm định là một đội nhóm nhân viên mới vào nghề hoặc kinh nghiệm dưới 01 năm. Mọi nhiệm vụ mà nhân viên thực hiện, mọi kỹ thuật thẩm định mà nhân viên áp dụng đều cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra từ Chuyên viên thẩm định. Vì vậy, kỹ năng làm việc độc lập tốt là cần thiết, nhưng bên cạnh đó, kỹ năng quản lý làm việc nhóm cũng rất quan trọng.
-
Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục nhạy bén: Giao tiếp, đàm phán, thương lượng, thuyết phục là những kỹ năng sẽ được áp dụng thường xuyên trong quá trình làm việc, giúp chuyên viên thẩm định thu thập thông tin hiệu quả, giải quyết vấn đề nhanh gọn, dung hòa lợi ích linh hoạt, mang đến giá trị giao dịch tài sản tốt nhất cho khách hàng và tổ chức.
Yêu cầu khác
-
Phẩm chất con người
Người chịu trách nhiệm chính cho những bản kê số liệu thực tế hay những báo cáo thẩm định là Chuyên viên thẩm định tín dụng, những người thu thập thông tin, triển khai phân tích đánh giá có thể không phải là chuyên viên, mà là một nhân viên dưới quyền hay một người hỗ trợ bên ngoài. Do đó, để an tâm về giá trị thẩm định, cũng như hạn chế rủi ro về trách nhiệm, mỗi Chuyên viên thẩm định tín dụng luôn phải ý thức về sự cẩn trọng, tỉ mỉ, giao việc nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ.
Các trường đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay?
Các trường đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay đó là:
Nghề nghiệp liên quan
Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Chuyên viên Thẩm định tín dụng. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Chuyên viên Thẩm định tín dụng phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.