Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên viên tư vấn nhân sự?

Chuyên viên tư vấn nhân sự (HR consultant) là những người có chuyên môn tư vấn nhân sự cho một công ty, doanh nghiệp. Họ có thể là một chuyên gia độc lập hoặc một công ty nhân sự được thuê bởi các công ty, doanh nghiệp khác để cung cấp giải pháp và hướng dẫn trong quản lý nhân sự. Chuyên viên tư vấn nhân sự trong công ty đóng vai trò gắn kết những người tìm việc với nhà tuyển dụng. Cụ thể công việc của họ là người chiêu binh các CEO. Đối với ứng viên, họ là người phát ngôn, đại diện cho họ để trao đổi về quyền lợi, yêu cầu đối với công việc. 

Lộ trình thăng tiến của Chuyên viên tư vấn nhân sự

Chuyên viên tư vấn nhân sự (HR Consultant)

Các nhà tư vấn nhân sự đảm bảo rằng nguồn nhân lực phục vụ lợi ích tốt nhất cho một công ty hoặc tổ chức và được yêu cầu tư vấn cho các công ty về các vấn đề liên quan đến hoạt động nội bộ của lực lượng lao động. Các chuyên viên nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 4 năm. 

Chuyên gia tư vấn nhân sự cấp cao (Senior HR Consultant)

Các nhà tư vấn nhân sự cấp cao  tư vấn cho nhân viên về các vấn đề thường xuyên xảy ra và hỗ trợ nhóm của họ trong việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên. Trách nhiệm của họ là đề xuất hành động quản lý phù hợp để giải quyết các vấn đề về hiệu suất và mối quan hệ giữa EEO/nhân viên. Các chuyên viên nhân sự cấp cao cũng thường cần có kinh nghiệm 2 – 4 năm.

Trưởng phòng tư vấn nhân sự (Lead HR Consultant) 

Các công ty thường thuê nhân viên với tư cách Lead HR Consultant và thăng chức cho họ lên vị trí giám đốc nhân sự, thay vì thuê người quản lý trực tiếp. Thông thường, để trở thành Trưởng phòng tư vấn, bạn ít nhất phải có bằng cử nhân và 3-8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự. 

Giám đốc nhân sự (HR Director)

Đây là vị trí cao nhất mà một Chuyên viên tư vấn nhân sự có thể đạt được trong lộ trình thăng tiến của mình. Cấp bậc của HRD tương đương với vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và các vị trí quản lý cấp cao khác. Vị trí này thường yêu cầu tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và có bằng thạc sĩ chuyên ngành. Mức lương trung bình của Giám đốc nhân sự là khoảng 50-70 triệu/tháng và có thể lên đến 100 triệu/tháng khi làm việc ở các doanh nghiệp quy mô lớn hơn. 

HRD chịu trách nhiệm giám sát tất cả hoạt động quản trị nhân sự của một công ty và có thể đề xuất những thay đổi đối với quản lý cấp cao. Các HRD cũng tập trung vào việc giữ chân nhân viên và phát triển các chương trình nhân sự nhằm mục đích đào tạo nhân viên nhân sự cấp thấp hơn.

Yêu cầu tuyển dụng Chuyên viên tư vấn nhân sự 

Chuyên viên tư vấn nhân sự chuyên nghiệp không thể thiếu kỹ năng chuyên môn về quản trị nhân sự. Một số nội dung cơ bản cần nắm vững trong ngành nhân sự, bao gồm: hoạch định nguồn nhân sự, thiết kế bộ máy tổ chức, đặt câu hỏi phỏng vấn thông minh, lập quy trình training hiệu quả nhất…

Khả năng quan sát, “đọc vị” người khác 

Biết nắm bắt và thấu hiểu tâm lý người khác sẽ giúp chuyên viên tư vấn nhân sự đánh giá đúng từng nhân viên. Hãy tận dụng kỹ năng này để thường xuyên chia sẻ với đội ngũ nhân sự. Đôi khi sự quan tâm chính là chìa khóa gắn kết tập thể, hạn chế tình trạng nhân viên mới “nhảy việc” vì nhàm chán. Bởi bộ phận nhân sự là trung gian hòa hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động nên đừng quên kỹ năng này nhé! 

Kỹ năng liên cá nhân tốt 

Kỹ năng liên cá nhân, bao gồm nhiều hình thức giao tiếp và ứng xử tốt sẽ giúp công việc quản lý nhân sự thêm hiệu quả. Kỹ năng này chủ yếu đến từ bản năng và tính cách năng động nhưng nếu muốn thì vẫn có thể rèn luyện theo thời gian. Sở hữu kỹ năng liên cá nhân thành thạo chắc chắn tạo ấn tượng tuyệt vời khi bạn ứng tuyển vào ngành nhân sự. Một số yếu tố làm nên kỹ năng liên cá nhân đó là:

  • Tính cách hòa đồng
  • Cách nói chuyện lịch sự và lối làm việc tôn trọng người khác. 
  • Luôn có trách nhiệm với công việc cá nhân và tập thể.  
  • Có thể thuyết trình trước đám đông một cách tự tin.
  • Luôn biết lắng nghe và thấu hiểu người đối diện.
  • Biết đánh giá, phân tích câu chuyện theo chiều hướng tích cực.
  • Có khả năng làm việc nhóm

Kỹ năng hòa giải 

Nghề nhân sự cũng có khi “nếm đủ cay đắng ngọt bùi” nhưng chính kỹ năng hòa giải sẽ giúp giải quyết mọi xung đột, xích mích. Kỹ năng hòa giải mang ý nghĩa lớn, giúp hạn chế tiêu cực trong môi trường làm việc. Hơn nữa, chuyên viên nhân sự biết kỹ năng hòa giải cũng sẽ hỗ trợ tập thể hiểu nhau hơn, từ đó làm việc với nhau ổn định hơn. 

Kỹ năng giải quyết xung đột 

Việc cung cấp quá nhiều thông tin cho khách hàng nhìn qua có vẻ đúng nhưng thực ra rất dễ khiến người nghe bị “bội thực” âm thanh. Nhân viên telesale chỉ nên chia sẻ những thông tin cần thiết. Đừng để quá tải thông tin khi đứng trong vai trò telesale nhé!

Kỹ năng tổ chức, kỷ luật 

Kỹ năng tổ chức, kỷ luật trong công việc là điều kiện làm nên thành công. Tính kỷ luật không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc dễ hơn mà còn cổ vũ và đốc thúc nhân sự nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Để duy trì kỹ năng sống kỷ luật, chuyên viên nhân sự nên: 

  • Đề ra kế hoạch làm việc chi tiết theo từng mục, từng chủ đề. 
  • Tự đặt ra deadline riêng trước những deadline chung. 
  • Tập kỹ năng quản lý thời gian để không lãng phí thời gian làm việc. 

Kiến thức

Đã làm công việc tư vấn cho những người khác, trước hết bạn phải có sự am hiểu sâu rộng và nền tảng kiến thức vững chắc liên quan đến lĩnh vực mà bạn sẽ tư vấn. Chẳng hạn chuyên viên tư vấn học ngành gì thì bạn nên thực hiện nghiên cứu chuyên sâu và nâng cấp kiến thức của mình trong ngành đó để trở thành những tư vấn viên giỏi nhất. Ví như bạn là một chuyên viên tư vấn tài chính, bạn phải nắm vững các kiến thức liên quan đến đầu tư, có khả năng phân tích và phán đoán được xu hướng đầu tư. Hay với những ai là chuyên viên tư vấn giáo dục, họ phải là người hiểu rõ các sản phẩm giáo dục, những xu hướng giáo dục hiện tại và những tác động mà nó mang lại…

Ngoại hình

Ngoại hình đóng vai trò rất lớn đến thiện cảm ban đầu của người mà bạn sẽ tư vấn. Tuy nhiên, yêu cầu về ngoại hình với một tư vấn viên không hẳn phải là một người quá ưa nhìn. Chỉ cần bạn là một chuyên viên tư vấn có ngoại hình sáng, tác phong lịch thiệp, chuyên nghiệp sẽ tạo được sự cảm mến và tin tưởng của người đối diện.

Học gì để ra làm Chuyên viên tư vấn nhân sự? 

Có nhiều ngành có thể hỗ trợ bạn trong việc phát triển sự nghiệp trở thành Chuyên viên tư vấn nhân sự, bao gồm Quản trị nhân lực, Tâm lý học công nghiệp và Tài chính. Mỗi ngành đều mang lại kiến thức và kỹ năng cần thiết để bạn có thể hiểu và thúc đẩy một môi trường làm việc hiệu quả và hỗ trợ sự phát triển của nhân viên. Cụ thể: 

Ngành quản trị nhân lực

Đối với ngành quản trị nhân lực các bạn sẽ được tìm hiểu cũng như có kiến thức nền tảng và cơ bản về nhân sự cũng như cách quản lý để đảm bảo công việc cho quá trình quản lý và đào tạo nhân sự tốt hơn. Ngành này cũng là ngành top đầu về nhân sự được nhiều người lựa chọn và theo học, khi học xong ngành này bạn có thể trở thành trưởng phòng nhân sự, chuyên viên nhân sự, nhân viên nhân sự, hay các công việc văn phòng khác.

Ngành quản lý nhân sự

Đây cũng là ngành học nhân sự thực tế đối với nhiều trường. Học ngành này sau khi ra trường bạn có thể làm quản lý nhân sự tại một số những doanh nghiệp hay công ty có quy mô lớn bằng những kiến thức và kỹ năng đã học. Hay bạn cũng dễ dàng làm tại các vị trí Giám đốc/trưởng phòng nhân sự, chuyên viên đào tạo, phát triển nhân sự, chuyên viên tiền lương và phúc lợi…

Quản lý nguồn nhân lực

Cũng tương tự đối với những ngành học khác ngành quản lý nguồn nhân lực giúp bạn có cơ hội ứng cử vào phòng nhân sự của các công ty với nhiều vị trí và chức danh khác nhau. Thực tế việc làm đối với ngành này rất rộng, chính vì thế các bạn hoàn toàn có thể yên tâm và học tập thật tốt nhé.

Quản trị hành chính nhân sự

Với ngành học này các bạn có thể làm nhân viên hành chính nhân sự, kiêm toàn bộ những công việc liên quan đến hành chính cũng như quản lý nhân sự của công ty. Thực tế khi học ngành này có rất nhiều các vị trí khác, với những kiến thức được đào tạo hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những công việc như mong đợi.

Bên cạnh đó việc làm nhân viên nhân sự các bạn cũng có thể học những ngành khác như Quản trị kinh doanh, Luật, Hành chính, Văn thư, Nội vụ... Rất nhiều những ngành và công việc khác được doanh nghiệp tuyển dụng như tuyển nhân viên văn phòng, nhân viên hành chính nhân sự tuyển chuyên viên hành chính nhân sự... sẽ giúp bạn đáp ứng được vấn đề lựa chọn công việc phù hợp.

Các trường đào tạo ngành Nhân sự nổi tiếng tại Việt Nam

Hiện nay có một số trường đào tạo ngành nhân sự được nhiều người quan tâm và lựa chọn với chế độ đào tạo chất lượng như:

Nghề Chuyên viên tư vấn nhân sự đòi hỏi sự nỗ lực và khả năng phát triển liên tục để thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế, học tập và khả năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong con đường thăng tiến này.

Lộ trình sự nghiệp

Chuyên viên tư vấn nhân sự

2 - 4 năm kinh nghiệm
130 - 195 triệu /năm
31 việc làm
Tìm hiểu thêm

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Chuyên viên tư vấn nhân sự. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Chuyên viên tư vấn nhân sự phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.