Điều kiện và Lộ trình trở thành một Cộng Tác Viên Kinh Doanh?

Cộng tác viên kinh doanh (Sales Collaborator/Independent Sales Representative) là những người làm việc cho các đại lý, nhà bán buôn, doanh nghiệp trên cơ sở nhận hoa hồng đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ mà mình bán được. Họ đăng tải sản phẩm cần bán lên các kênh khác nhau như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng và tư vấn, thuyết phục họ mua sản phẩm.

Lộ trình thăng tiến của Cộng tác viên kinh doanh

Lộ trình thăng tiến của Cộng tác viên kinh doanh có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này

Số năm kinh nghiệm 

0 - 1 năm 

2 - 4 năm

4 - 6 năm

6 - 8 năm

Vị trí 

Cộng tác viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh

Trợ lý kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh

Lộ trình thăng tiến của Cộng tác viên kinh doanh có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

1. Cộng tác viên kinh doanh

Mức lương: 5 - 7 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 1 năm

Cộng tác viên kinh doanh (Sales Collaborator/Independent Sales Representative) là những người làm việc cho các đại lý, nhà bán buôn, doanh nghiệp trên cơ sở nhận hoa hồng đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ mà mình bán được. Họ đăng tải sản phẩm cần bán lên các kênh khác nhau như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng và tư vấn, thuyết phục họ mua sản phẩm.

>> Đánh giá: Cộng tác viên kinh doanh là công việc nhiều sinh viên năm khối ngành kinh tế lựa chọn. Vị trí này thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ các hoạt động bán hàng. Mục tiêu chính của họ là học hỏi, trải nghiệm thực tế, kiếm thêm thu nhập và đóng góp vào các hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Nhân viên kinh doanh

Mức lương: 8 - 12 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 2 - 4 năm 

Nhân viên kinh doanh là người có nhiệm vụ tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, tư vấn và giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đàm phán và thương mại để đạt được thỏa thuận mua bán, theo dõi và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo và đánh giá kết quả bán hàng.

>> Đánh giá: Công việc của Nhân viên kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Để thành công trong vai trò này, nhân viên kinh doanh cần có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, khả năng thuyết phục, đàm phán tốt, và đặc biệt là tinh thần chủ động, trách nhiệm cùng với đạo đức nghề nghiệp cao. Đây là một vị trí có nhiều thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội phát triển và thành công trong sự nghiệp.

3. Trợ lý kinh doanh

Mức lương: 10 - 18 triệu/ tháng

Kinh nghiệm làm việc: 4 - 6 năm

Trợ lý kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động quản lý và kinh doanh của một tổ chức. Vai trò của Trợ lý kinh doanh bao gồm hỗ trợ quản lý, xử lý thông tin, hỗ trợ giao tiếp, hỗ trợ quy trình hành chính và hỗ trợ trong công việc tài chính. Trợ lý kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tổ chức duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý và nhân viên trong công việc hàng ngày.

>> Đánh giá: Công việc của Cộng tác viên kinh doanh đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ năng tổ chức tốt và khả năng giao tiếp hiệu quả. Cộng tác viên kinh doanh là người hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm quản lý lịch trình, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ khách hàng, và thực hiện các công việc hành chính liên quan. Mục tiêu của vị trí này là giúp bộ phận kinh doanh hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh số. 

4. Trưởng phòng kinh doanh

Mức lương: 14 - 20 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 6 - 8 năm kinh nghiệm 

Trưởng phòng kinh doanh (Sales Manager) là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của một phòng kinh doanh trong một tổ chức, doanh nghiệp. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận và phát triển thị trường cho công ty.

>> Đánh giá: Công việc của Trưởng phòng kinh doanh đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng và năng lực, từ lãnh đạo, quản lý, đến phân tích và chiến lược. Đây là một vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty. Một Trưởng phòng kinh doanh giỏi sẽ giúp xác định mục tiêu, chiến lược và xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động của phòng kinh doanh.

5 bước giúp Cộng tác viên kinh doanh thăng tiến nhanh trong trong công việc

Biết nắm bắt cơ hội

Tận dụng mọi cơ hội trong quá trình làm việc là điều bạn nên làm. Đặc biệt khi công ty tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, hãy tham gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bản thân. Điều này giúp lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh trở nên nhanh chóng và vô cùng hiệu quả. 

Hoàn thành tốt công việc hiện tại

Nghe có vẻ khó tin nhưng điều bạn cần làm đầu tiên để có thể thăng tiến nhanh là làm thật tốt trong công việc hiện tại. Hãy tận dụng tối đa kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân để làm tốt các đầu việc được giao thay vì đặt ra thật nhiều kế hoạch và mục tiêu mà xao nhãng hiện tại. Làm việc với sự nhiệt huyết và trách nhiệm, thể hiện năng lực một cách xuất sắc. Bạn chắc chắn sẽ được cấp trên công nhận và giao phó những đơn hàng/dự án quan trọng.. 

Hiểu rõ mối quan hệ giữa Sales và Marketing

Nếu bạn muốn thăng tiến nhanh chóng trong ngành Sales, việc hiểu rõ mối quan hệ giữa Sales và Marketing là điều vô cùng quan trọng. Khi nắm rõ sự tương tác giữa Sales và Marketing thì cơ hội thăng tiến của bạn sẽ tăng lên đáng kể. Sales chính là khâu chủ chốt của toàn bộ hoạt động Marketing. Nhân viên Sales là người sẽ truyền tải những ý tưởng, kế hoạch của Marketing đến với khách hàng và từ đây sẽ chuyển đổi thành doanh thu thực tế, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Xây dựng và phát triển các mối quan hệ

Khi Cộng tác viên kinh doanh có một mạng lưới quan hệ rộng sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Các mối quan hệ nhiều lúc sẽ là chìa khóa cứu cánh cho các chỉ tiêu doanh số. 

Đảm nhận thêm các công việc 

Cộng tác viên kinh doanh có thể chứng minh thêm năng lực làm việc thông qua việc sẵn sàng nhận thêm các nhiệm vụ và trách nhiệm mới. Cùng với đó, họ cần liên tục hoàn thiện kỹ năng và tìm ra các phương pháp làm việc để đạt hiệu quả công việc cao hơn. 

Nghiên cứu những kiểu bán hàng khác nhau

Hầu hết các Cộng tác viên kinh doanh đều học những kiến thức về cách bán hàng một mình, riêng lẻ. Những kỹ năng đó có thể giúp bạn bán hàng tốt hơn, nhưng nếu muốn làm lãnh đạo, bạn cần phải biết nhiều hơn thế. Người lãnh đạo phải hướng dẫn, đào tạo rất nhiều tính cách khác nhau, và mỗi người lại phù hợp với một phong cách bán hàng riêng. Chính vì vậy, bạn cần phải biết thật nhiều kiểu bán hàng để áp dụng cho những người xung quanh.

Yêu cầu tuyển dụng của Cộng tác viên kinh doanh

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Cộng tác viên kinh doanh cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Kiến thức chuyên môn: Đòi hỏi ứng viên phải có nền tảng kiến thức chuyên ngành về kinh doanh, marketing vững chắc. Vì thế, khi theo ngành nghề này, bạn nên theo học tại các trường Đại học/Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành kinh doanh, marketing hoặc các chuyên ngành liên quan. Khi được trang bị đầy đủ kiến thức, bạn sẽ xử lý công việc, đặc biệt là các công việc về số liệu nhanh nhẹn hơn và khả năng tư duy logic tốt hơn.

  • Tìm hiểu thị trường và sản phẩm: Tìm hiểu về thị trường và sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra các giải pháp kinh doanh phù hợp và tăng doanh thu bán hàng.

  • Kiến thức về pháp luật: Cộng tác viên kinh doanh cần nắm chắc các quy định và luật pháp liên quan đến bán hàng và quảng cáo để đảm bảo bảo thủ và tránh các vấn đề pháp lý.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Nâng cao kỹ năng bán hàng: Học hỏi và rèn luyện kỹ năng bán hàng để trở thành một Cộng tác viên kinh doanh xuất sắc. Tìm hiểu về các phương pháp bán hàng hiệu quả, kỹ thuật thuyết phục khách hàng và cách xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

  • Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng:Nhận biết được đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ giúp Cộng tác viên kinh doanh dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng, gia tăng hiệu quả và năng suất làm việc, giảm bớt công sức và chi phí phải bỏ ra trong quá trình tư vấn, thuyết phục.

  • Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe:Kỹ năng giao tiếp là yếu tố cần thiết để Cộng tác viên kinh doanh trình bày giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, tư vấn giúp khách hàng hiểu được sự cần thiết, công dụng,... và cảm thấy sản phẩm thích hợp với nhu cầu của họ.

  • Kỹ năng thuyết phục:Để thuyết phục thành công khách hàng, Cộng tác viên kinh doanh phải có kiến thức sâu sắc về sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp, khả năng liên kết chúng với mong muốn của khách hàng. Do đó, Cộng tác viên kinh doanh phải kết nối với khách hàng ở cấp độ cảm xúc cao nhất bằng cách dùng câu chuyện mô tả cách mà sản phẩm.

Các yêu cầu khác 

  •  Nam/nữ, độ tuổi từ 18 - 25, có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên ở vị trí tương đương

  • Hòa đồng, nhanh nhẹn, trách nhiệm, chịu được áp lực công việc

  • Am hiểu luật lao động và các quy định pháp luật có liên quan

  • Tự tổ chức, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ được phân công 

  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Excel, Word, GoogleSheet)

Các trường đào tạo ngành kinh tế tốt nhất Việt Nam hiện nay?

Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành kinh doanh trên cả nước là:

Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành kinh doanh hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm kinh doanh thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành kinh doanh.