Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh Nhân sự (C&B)?

Thực tập sinh nhân sự ( HR Intern/HR Trainee) là thực tập sinh làm tại bộ phận nhân sự của một doanh nghiệp, được đào tạo và làm việc dưới sự quản lý của trưởng phòng nhân sự hoặc chuyên viên tuyển dụng. Thực tập sinh nhân sự thường là các bạn sinh viên mới ra trường, sinh viên năm cuối đi thực tập theo chương trình đào tạo hoặc những người mới chuyển từ ngành nghề khác sang đều chưa có kinh nghiệm. 

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên nhân sự 

Thực tập sinh nhân sự (HR Intern)

Đây là cơ hội tốt dành cho những bạn sinh viên năm 3, năm 4 mong muốn được làm việc thực tế và mở rộng kiến thức trong lĩnh vực nhân sự. Thời gian thực tập thường kéo dài từ 3 - 6 tháng, sau đó bạn sẽ được cất nhắc trở thành nhân viên chính thức. 

Trợ lý nhân sự (HR Assistants)

Công việc của trợ lý nhân sự là hỗ trợ cho các quy trình nhân sự khác được diễn ra suôn sẻ. Ở vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 1 – 3 năm.

Trợ lý nhân sự cũng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề chung tại nơi làm việc. Thỉnh thoảng họ cũng được giao nhiệm vụ sắp xếp gian hàng trong ngày hội việc làm hoặc tổ chức các sự kiện của công ty. 

Chuyên viên nhân sự (HR Specialist)

Là người trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, lên danh sách phỏng vấn, chấm công nhân viên, quản lý hồ sơ, lý lịch của toàn bộ nhân viên trong công ty. Xử lý các vấn đề liên quan tới lương bổng, khen thưởng, kỷ luật… các chuyên viên nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm. 

Quản lý nhân sự 

Là người có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc và đưa ra các định hướng, chiến lược phát triển, giám sát các hoạt động của của nhân viên vận hành. Vị trí này thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 2 – 5 năm

Phó phòng nhân sự 

Phó phòng nhân sự là người trợ giúp cho trưởng phòng trong việc tổ chức công việc, điều hành hoạt động Hành chính Nhân sự trong Công ty. Có trách nhiệm tổ chức, lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến lĩnh vực nhân sự của Công ty như tuyển dụng, đào tạo, lương, phúc lợi…..trong phạm vi phân công của Trưởng phòng. Phó phòng nhân sự thường là thạc sĩ, cử nhân ngành nhân sự, kinh nghiệm 3 – 6 năm

Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)

Các công ty thường thuê nhân viên với tư cách HR Manager và thăng chức cho họ lên vị trí giám đốc nhân sự, thay vì thuê người quản lý trực tiếp. Thông thường, để trở thành Trưởng phòng nhân sự, bạn ít nhất phải có bằng cử nhân và 3-8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự. 

Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi

Vị trí chuyên đảm nhiệm việc bồi thường và phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp. Thường tốt nghiệp cử nhân tài chính, kế toán, quản lý nhân lực, quản trị kinh doanh, kinh nghiệm 8 – 12 năm

Giám đốc nhân sự (HR Director)

Đây là vị trí cao nhất mà một HR có thể đạt được trong lộ trình thăng tiến của mình. Cấp bậc của HRD tương đương với vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và các vị trí quản lý cấp cao khác. 

Vị trí này thường yêu cầu tối thiểu 10 năm kinh nghiệm và có bằng thạc sĩ chuyên ngành. Mức lương trung bình của Giám đốc nhân sự là khoảng 50-70 triệu/tháng và có thể lên đến 100 triệu/tháng khi làm việc ở các doanh nghiệp quy mô lớn hơn. 

HRD chịu trách nhiệm giám sát tất cả hoạt động quản trị nhân sự của một công ty và có thể đề xuất những thay đổi đối với quản lý cấp cao. Các HRD cũng tập trung vào việc giữ chân nhân viên và phát triển các chương trình nhân sự nhằm mục đích đào tạo nhân viên nhân sự cấp thấp hơn.

Yêu cầu tuyển dụng Thực tập sinh nhân sự

Bất cứ bị trí làm việc nào cũng cần có những yêu cầu dành cho nhân sự, kể cả đó là vị trí HR intern. Để thành công trong vai trò thực tập sinh nhân sự, bạn cần có hiểu biết nhất định về ngành này, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, kỹ năng máy tính và giao tiếp tốt. Bên cạnh đó bạn cũng cần nắm rõ những yêu cầu cụ thể về trình độ và kỹ năng dành cho vị trí thực tập sinh. 

Kỹ năng sàng lọc hồ sơ ứng viên

Khi nhận được càng nhiều hồ sơ ứng viên Thực tập sinh nhân sự sẽ có thêm nhiều cơ hội để rèn luyện khả năng sàng lọc hồ sơ của mình. Hãy thử xem qua và đánh giá về ứng viên thông qua CV/Resume và chọn ra những ứng viên phù hợp. Sau đó bạn có thể nhờ những anh chị HR khác trong công ty xem giúp và chủ động học hỏi cách sàng lọc hồ sơ ứng viên hiệu quả.

Kỹ năng thỏa thuận, đàm phán lương

Đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu nếu bạn muốn theo đuổi công việc nhân sự. Việc đàm phán lương với ứng viên trong quá trình tuyển dụng khéo léo sẽ thuyết phục được ứng viên chấp nhận với offer đã đề ra.

Để rèn luyện kỹ năng này, trong quá trình thực tập bạn có thể chú ý thông qua Email của công ty gửi cho ứng viên hoặc trong quá trình phỏng vấn, hãy ghi lại cách thương lượng, đàm phán các đãi ngộ của anh chị phòng tuyển dụng như thế nào? Thuyết phục ứng viên bằng cách nào? Từ đó rút ra kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng đàm phán của mình hơn.

Kỹ năng phỏng vấn

Thường tại vị trí Thực tập sinh nhân sự, sẽ không được phỏng vấn trực tiếp với các ứng viên, nên các bạn cần chủ động xin phép mình có thể tham gia cuộc phỏng vấn để ghi chép lại, để từ đó có thể trau dồi được kỹ năng phỏng vấn, quan sát ứng viên,…để áp dụng cho công việc của mình sau này.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Mặc dù vị trí thực tập sẽ chịu sự quản lý từ cấp trên, nhưng các tình huống bất ngờ cũng rất dễ xảy ra, cần ứng biến nhanh nhẹn để giải quyết.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp ngoài giúp bạn có thể dễ dàng tham gia phỏng vấn với các ứng viên sau này, thì trong quá trình làm việc với các đồng nghiệp, tiền bối khả năng giao tiếp khéo léo sẽ giúp bạn kết nối với mọi người, học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức hỗ trợ cho công việc trong tương lai

Kỹ năng quản lý thời gian

Tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, nhiều khung giờ khác nhau thì việc biết cách sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý sẽ là lợi thế lớn, giúp bạn có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Những yêu cầu cơ bản đối với thực tập sinh nhân sự gồm có:

  • Đang theo học hoặc đã tốt nghiệp ngành quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm thực tập/làm việc trong môi trường văn phòng sẽ được ưu tiên.
  • Kinh nghiệm hoạt động trong các câu lạc bộ, đội nhóm bên trong và ngoài trường học.
  • Kiến thức về luật lao động, bảo hiểm.
  • Quen thuộc với phần mềm quản trị nguồn nhân lực là lợi thế.
  • Thành thạo tất cả các công cụ Microsoft Office

Học gì để ra làm Thực tập sinh nhân sự? 

Có nhiều ngành có thể hỗ trợ bạn trong việc phát triển sự nghiệp tại vị trí Thực tập sinh nhân sự, bao gồm Quản trị nhân lực, Tâm lý học công nghiệp và Tài chính. Mỗi ngành đều mang lại kiến thức và kỹ năng cần thiết để bạn có thể hiểu và thúc đẩy một môi trường làm việc hiệu quả và hỗ trợ sự phát triển của nhân viên. Cụ thể: 

Ngành quản trị nhân lực

Đối với ngành quản trị nhân lực các bạn sẽ được tìm hiểu cũng như có kiến thức nền tảng và cơ bản về nhân sự cũng như cách quản lý để đảm bảo công việc cho quá trình quản lý và đào tạo nhân sự tốt hơn. Ngành này cũng là ngành top đầu về nhân sự được nhiều người lựa chọn và theo học, khi học xong ngành này bạn có thể trở thành trưởng phòng nhân sự, chuyên viên nhân sự, nhân viên nhân sự, hay các công việc văn phòng khác.

Ngành quản lý nhân sự

Đây cũng là ngành học nhân sự thực tế đối với nhiều trường. Học ngành này sau khi ra trường bạn có thể làm quản lý nhân sự tại một số những doanh nghiệp hay công ty có quy mô lớn bằng những kiến thức và kỹ năng đã học. Hay bạn cũng dễ dàng làm tại các vị trí Giám đốc/trưởng phòng nhân sự, chuyên viên đào tạo, phát triển nhân sự, chuyên viên tiền lương và phúc lợi…

Quản lý nguồn nhân lực

Cũng tương tự đối với những ngành học khác ngành quản lý nguồn nhân lực giúp bạn có cơ hội ứng cử vào phòng nhân sự của các công ty với nhiều vị trí và chức danh khác nhau. Thực tế việc làm đối với ngành này rất rộng, chính vì thế các bạn hoàn toàn có thể yên tâm và học tập thật tốt nhé.

Quản trị hành chính nhân sự

Với ngành học này các bạn có thể làm nhân viên hành chính nhân sự, kiêm toàn bộ những công việc liên quan đến hành chính cũng như quản lý nhân sự của công ty. Thực tế khi học ngành này có rất nhiều các vị trí khác, với những kiến thức được đào tạo hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những công việc như mong đợi.

Bên cạnh đó việc làm Thực tập sinh nhân sự các bạn cũng có thể học những ngành khác như Quản trị kinh doanh, Luật, Hành chính, Văn thư, Nội vụ... Rất nhiều những ngành và công việc khác được doanh nghiệp tuyển dụng như tuyển nhân viên văn phòng, nhân viên hành chính nhân sự tuyển chuyên viên hành chính nhân sự... sẽ giúp bạn đáp ứng được vấn đề lựa chọn công việc phù hợp.

Các trường đào tạo ngành Nhân sự nổi tiếng tại Việt Nam

Hiện nay có một số trường đào tạo ngành nhân sự được nhiều người quan tâm và lựa chọn với chế độ đào tạo chất lượng như:

Thực tập sinh nhân sự đòi hỏi sự nỗ lực và khả năng phát triển liên tục để thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế, học tập và khả năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong con đường thăng tiến này.

Lộ trình sự nghiệp

Thực tập sinh Nhân sự (C&B)

0 - 1 năm kinh nghiệm
39 - 65 triệu /năm
332 việc làm
Tìm hiểu thêm

Trợ lý nhân sự

2 - 4 năm kinh nghiệm
91 - 130 triệu /năm
37 việc làm
Tìm hiểu thêm

Quản lý nhân sự

2 - 4 năm kinh nghiệm
130 - 195 triệu /năm
121 việc làm
Tìm hiểu thêm

Phó phòng nhân sự

2 - 4 năm kinh nghiệm
195 - 286 triệu /năm
43 việc làm
Tìm hiểu thêm

Trưởng phòng nhân sự

5 - 7 năm kinh nghiệm
260 - 325 triệu /năm
366 việc làm
Tìm hiểu thêm

Giám đốc nhân sự

8+ năm kinh nghiệm
429 - 650 triệu /năm
160 việc làm
Tìm hiểu thêm

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Thực tập sinh Nhân sự (C&B). Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Thực tập sinh Nhân sự (C&B) phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.