Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh tài chính?

Thực tập sinh tài chính là người tham gia vào chương trình thực tập tại một tổ chức, công ty hoặc ngân hàng trong lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường là sinh viên mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm, đã hoàn thành chương trình đào tạo đại học. Sinh viên ngành tài chính có thể thực tập ở nhiều bộ phận khác nhau, bao gồm: tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, quản lý tài sản, quản lý rủi ro, tư vấn tài chính hoặc nghiên cứu thị trường tài chính. 

Lộ trình thăng tiến tại vị trí Thực tập sinh tài chính 

Thực tập sinh tài chính

Là người chuyên hỗ trợ công việc cho Nhân viên tài chính các vấn đề về tư vấn tài chính và quản lý tài sản. Làm việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của Nhân viên/ Chuyên viên tài chính. Bạn cần là sinh viên năm cuối (hoặc đã tốt nghiệp) các trường đại học chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Luật kinh tế. 

Nhân viên tài chính

Sau khi bạn đảm nhận tốt vị trí Thực tập sinh, bạn sẽ được thăng tiến lên Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/ kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng 

Chuyên viên tài chính

Tại vị trí này, công việc chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 3 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác 

Trưởng phòng tài chính

Là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.

Giám đốc tài chính

Là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực  tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.

Yêu cầu công việc đối với Thực tập sinh tài chính 

Học vấn

Thực tập sinh tài chính phải là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp các chuyên ngành tài chính, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành tương tự.

Kiến thức về tài chính

Cần có kiến thức cơ bản về các khái niệm tài chính, các nguyên tắc kế toán và quản lý tài chính.

Kỹ năng giao tiếp

Yêu cầu khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, vì tình chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với đồng nghiệp và khách hàng.

Năng khiếu phân tích 

Thể hiện sự hiểu biết của bạn về dữ liệu tài chính, giải thích các báo cáo tài chính, thực hiện nghiên cứu trong toàn bộ tổ chức, tạo ra số liệu thống kê để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và biết các rủi ro thị trường.

Kỹ năng tổng hợp số liệu

Một chuyên viên tài chính xuất sắc phải thu thập, tổng hợp được số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời phải có khả năng phân nhóm số liệu theo từng tiêu chí cụ thể. Nhờ đó, bạn có thể phân tích, đánh giá số liệu một cách chính xác, từ đó đưa ra lời khuyên cho các khoản đầu tư tài chính. 

Kỹ năng sử dụng phần mềm

Nắm vững các phần mềm và công cụ tài chính, như Microsoft Excel hoặc các hệ thống quản lý danh mục.

Học gì để có được vị trí Thực tập sinh tài chính?

Với công việc liên quan đến tiền bạc như chuyên viên tư vấn tài chính thì bạn buộc phải có ít nhất bằng Cử nhân về các ngành liên quan như Quản trị kinh doanh, Kế toán hoặc Tài chính. Trong quá trình học Cử nhân, bạn sẽ có cơ hội tham gia chương trình thực tập tại các công ty tài chính để học hỏi kinh nghiệm cũng như xác định xem bản thân có thực sự phù hợp với hướng đi này không. Một số ngành cụ thể:

Chuyên ngành Quản lý tài chính công

Khi theo đuổi chuyên ngành Quản lý tài chính công, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng về quản lý tài chính công ở nước ta. Sinh viên chuyên ngành này còn được phân phối những thông lệ quốc tế để có thể vận dụng vào quá trình triển khai quản lý tài chính tại các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước .

Là một trong những trường đào tạo chuyên ngành Quản lý tài chính công, Học viện Tài chính đưa ra mức điểm năm nay – 25.94 điểm với tổ hợp 4 môn xét tuyển A00; A01; D01; D07. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng xét tuyển 4 tổ hợp môn tương tự A00; A01; D01; D07 với mức điểm chuẩn là 24 điểm.

Chuyên ngành Ngân hàng

Chuyên ngành Ngân hàng trang bị cho sinh viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tiền tệ, quản trị tín dụng, quản trị vốn và tài sản, các kiến thức về phát hành tiền, thẩm định hạn tín dụng.

Hiện nhiều trường đại học lớn trên cả nước đào tạo chuyên ngành Ngân hàng như sau: Học viện Tài chính (25,8 điểm), Học viện Ngân hàng (25,7 điểm), trường Đại học Kinh tế TP.HCM (25,3 điểm), trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng (24 điểm),…

Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Với chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, sinh viên được cung cấp khối lượng lớn kiến thức về thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán, chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp như: Phân tích tài chính, hoạch định chiến lược tài chính và quản trị tài chính.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang là một trong số ít trường đại học đào tạo chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng. Năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển vào chuyên ngành này là 27,10 điểm với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00, A01, D01, D07. 

Chuyên ngành Tài chính quốc tế

Đây là một trong những chuyên ngành thuộc ngành tài chính – ngân hàng được nhiều sinh viên lựa chọn nhất trong thời gian vừa qua. Với những kiến thức chuyên sâu về Tài chính quốc tế, sinh viên hoàn toàn tự tin thực hiện tốt công việc của mình sau khi ra trường.

Chuyên ngành Tài chính quốc tế đang được nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo như: trường Đại học Ngoại thương (27,45 điểm đối với cơ sở phía Bắc và 27,8 điểm đối với cơ sở phía Nam), trường Đại học Kinh tế TP.HCM (26,6 điểm), trường Đại học Công nghệ TP.HCM (16 điểm), trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (19 điểm), trường Đại học Công nghệ Miền Đông (15 điểm).

Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính

Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính đem lại cho người học nhưng kỹ năng đa dạng về định giá doanh nghiệp, tư vấn M&A hay đầu tư chứng khoán, đầu tư phát sinh. Sinh viên còn có thể hiểu sâu kiến thức ngành Tài chính và nắm vững những kiến thức chuyên ngành.

Hiện nay, trường Đại học Ngoại Thương đang là một trong những trường đi đầu về chất lượng giảng dạy chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính. Năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển vào chuyên ngành này là 27,45 điểm đối với khu vực phía Bắc và 27,8 điểm đối với khu vực phía Nam.

Nên học các ngành liên quan đến tài chính ở đâu?

Ở Việt Nam có nhiều trường đại học chính quy uy tín đào tạo các ngành liên quan đến tài chính như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân , Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc tế, Đại học Ngoại thương, Đại học Ngân hàng TP.HCM, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng,…

Lộ trình sự nghiệp

Thực tập sinh tài chính

0 - 1 năm kinh nghiệm
130 - 156 triệu /năm
41 việc làm
Tìm hiểu thêm

Nhân viên tài chính

2 - 4 năm kinh nghiệm
117 - 156 triệu /năm
367 việc làm
Tìm hiểu thêm

Trưởng phòng tài chính

2 - 4 năm kinh nghiệm
455 - 689 triệu /năm
218 việc làm
Tìm hiểu thêm

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Thực tập sinh tài chính. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Thực tập sinh tài chính phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.