Công việc của Phó Phòng Tài Chính là gì?

Phó phòng tài chính là người giúp việc cho Lead Finance chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công. Phó phòng tài chính thường có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ít nhất 3 năm.

Mô tả công việc Phó phòng tài chính

Tùy vào môi trường làm việc khác nhau của mỗi doanh nghiệp mà công việc của  sẽ khác nhau. Nhiệm vụ chính và cơ bản của hầu hết các Phó phòng tài chính:

  • Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng.
  • Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
  • Tham mưu, đề xuất với Trưởng phòng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực được phân công phụ trách và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Phòng.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,7 ★
Khoảng lương năm 325 - 390 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,5 ★
Số năm kinh nghiệm 5 - 7 năm

Phó Phòng Tài Chính có mức lương bao nhiêu?

325 - 390 triệu /năm
Tổng lương
300 - 360 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
25 - 30 triệu
/năm

Lương bổ sung

325 - 390 triệu

/năm
325 M
390 M
156 M 520 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Phó Phòng Tài Chính

Tìm hiểu cách trở thành Phó Phòng Tài Chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Phó Phòng Tài Chính
325 - 390 triệu/năm
Phó Phòng Tài Chính

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
0%
2 - 4
16%
5 - 7
50%
8+
34%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Phó Phòng Tài Chính?

Yêu cầu tuyển dụng Phó phòng tài chính

Khả năng lãnh đạo

Để có thể quản lý bộ phận tài chính kế toán, Phó phòng tài chính cần có tố chất lãnh đạo. Không chỉ quản lý nhân viên mà còn phải điều phối công việc theo đúng tiến độ và kế hoạch dựa trên năng lực của mỗi người.

Kỹ năng giao tiếp

Là cố vấn quan trọng cho Giám đốc tài chính, thường xuyên phải liên hệ và làm việc với các cấp quản lý khác. Một người có khả năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng điều phối công việc hiệu quả. Bên cạnh đó, động viên và khuyến khích các nhân viên trong bộ phận làm việc năng suất cao hơn.

Kỹ năng phân tích

Phân tích số liệu, thông tin để tìm ra hướng giải quyết trong vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Kỹ năng phân tích càng chuyên nghiệp của  sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của doanh nghiệp.

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Đối với một chuyên viên tư vấn tài chính thì đàm phán, thuyết phục là kỹ năng mềm không thể thiếu. Vì không phải lúc nào bạn cũng nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Đặc biệt là khi các sản phẩm, dịch vụ tài chính do bạn cung cấp có khả năng ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp. 

Như vậy, nếu muốn trở thành một chuyên viên tài chính xuất sắc, thì bạn hãy cố gắng rèn luyện kỹ năng đàm phán, thuyết phục ngay từ bây giờ. Trên hết, khi giao tiếp với khách hàng, hãy cố gắng nắm bắt tâm lý và tìm hiểu xem họ muốn gì ở sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, hãy cho khách hàng thấy được những giá trị, lợi ích do sản phẩm, dịch vụ tài chính mang lại. 

Khả năng dự đoán thị trường trong tương lai

Trong vai trò chuyên viên tài chính, bạn cần có kỹ năng dự đoán tình hình thị trường tài chính, bao gồm những biến động và xu hướng của thị trường trong tương lai. Nhờ đó, bạn có thể giúp khách hàng hoặc doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

Bên cạnh đó, khả năng dự đoán thị trường tài chính giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra với dòng tiền của khách hàng hoặc doanh nghiệp. 

Quản lý thời gian 

Tài chính có nhịp độ nhanh. Đôi khi có những mốc thời gian quan trọng trong đó nhiều nhiệm vụ cần phải hoàn thành trước thời hạn. Ví dụ bao gồm các cuộc họp hội đồng quản trị, cuối quý và cuối năm tài chính (thuế), ĐHCĐ, các thay đổi về quy định và chính sách, cuộc họp hội đồng quản trị và các ấn phẩm báo cáo của công ty (giữa niên độ và hàng năm). Kỹ năng quản lý thời gian xuất sắc và khả năng làm việc dưới áp lực sẽ khiến bạn trở nên khác biệt.

Nắm vững kiến thức chuyên môn

Cuối cùng, một  phải có trình độ học vấn về tài chính, kế toán hoặc kinh tế để làm việc tại vị trí này. Trong các công ty có tầm cỡ quốc tế,  sẽ được yêu cầu có kiến thức và chuyên môn về tài chính quốc tế và kinh tế toàn cầu, luật pháp quốc tế và các thủ tục liên quan.

Bằng cấp và kỹ năng 

  • Bằng Cử nhân Tài chính hoặc Kế toán; CPA cộng thêm
  • Khả năng tổng hợp số lượng lớn dữ liệu phức tạp thành thông tin có thể thực hiện được
  • Khả năng làm việc và giao tiếp hiệu quả với các đối tác kinh doanh cấp cao
  • Kỹ năng đánh giá, phân tích và ra quyết định kinh doanh xuất sắc
  • Kiến thức về các công cụ khai thác dữ liệu và báo cáo tài chính như SQL, Access, v.v.
  • Sử dụng tốt Excel, Word và PowerPoint

Lộ trình thăng tiến vị trí Phó phòng tài chính

Mức lương bình quân của Phó phòng tài chính có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Thực tập sinh tài chính

Đây là vị trí khởi đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp hoặc người mới bước vào lĩnh vực tài chính. Thực tập sinh tài chính thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc tài chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.

Nhân viên tài chính

Nhân viên tài chính làm những công việc chính như phân bổ, dự toán ngân sách, phân tích tình hình tài chính, làm việc với phòng ban như IT, Sales, Marketing… Tại vị trí này, bạn cần có kinh nghiệm liên quan đến mảng tài chính/ kế toán hoặc phân tích tài chính trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, kế toán là một điểm cộng 

Chuyên viên tài chính

Tại vị trí này, công việc chính là phân tích hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngoại giao và đàm phán các tổ chức trong và ngoại địa phương và đề xuất cách thực hiện dự án. Bạn cần có hơn 3 năm kinh nghiệm, thành thạo các kỹ năng phân tích tổng hợp số liệu và làm việc với đối tác 

Phó phòng tài chính

Phó phòng tài chính là vị trí giúp việc cho Trưởng phòng tài chính, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công.

Trưởng phòng tài chính

Là người quản lý team, phân tích tích xu hướng tài chính, tính toán ảnh hưởng của các quyết định kinh doanh tiềm năng và đề xuất các phương án tăng lợi nhuận và giá trị công ty. Bạn cần có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, thành tạo kỹ năng phân tích tình hình và xây dựng mô hình tài chính.

Giám đốc tài chính

Là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực  tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị..

Đánh giá, chia sẻ về Phó Phòng Tài Chính

Các Phó Phòng Tài Chính chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Phó Phòng Tài Chính

Bạn có kinh nghiệm trong việc quản lý và thực hiện các công việc liên quan đến kế toán và tài chính không?
1900.com.vn
Phó Phòng Tài Chính
Q: Bạn có kinh nghiệm trong việc quản lý và thực hiện các công việc liên quan đến kế toán và tài chính không?
06/11/2023
1 câu trả lời

Để ghi điểm khi gặp câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm quản lý và thực hiện công việc kế toán và tài chính cho vị trí Phó Phòng Tài Chính, bạn nên tập trung vào trình bày rõ ràng và cụ thể về kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này, bao gồm các dự án hoặc nhiệm vụ cụ thể mà bạn đã tham gia và thành công. Ngoài ra, hãy nhấn mạnh những kỹ năng quan trọng như kiến thức về kế toán, quản lý tài chính, sử dụng các công cụ phần mềm liên quan và khả năng làm việc trong môi trường đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác.

Bạn đã từng tham gia vào quá trình xây dựng và giám sát ngân sách cho các dự án hoặc bộ phận trong công ty chưa?
1900.com.vn
Phó Phòng Tài Chính
Q: Bạn đã từng tham gia vào quá trình xây dựng và giám sát ngân sách cho các dự án hoặc bộ phận trong công ty chưa?
06/11/2023
1 câu trả lời

Khi trả lời câu hỏi này trong phỏng vấn vị trí Phó Phòng Tài Chính, tốt nhất là tập trung vào kinh nghiệm của bạn trong việc tham gia vào quá trình xây dựng và giám sát ngân sách cho các dự án hoặc bộ phận trong công ty. Bạn có thể nói về các dự án cụ thể mà bạn đã tham gia, nhấn mạnh vai trò của mình trong việc quản lý ngân sách và cách bạn đã đóng góp vào sự thành công của dự án hoặc bộ phận đó. Đồng thời, cũng nên nhấn mạnh kỹ năng phân tích tài chính và khả năng làm việc trong một môi trường đòi hỏi sự chính xác và kỷ luật cao.

Bạn có kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán và công cụ tài chính hiện đại không, và có thể nêu rõ những kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này không?
1900.com.vn
Phó Phòng Tài Chính
Q: Bạn có kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán và công cụ tài chính hiện đại không, và có thể nêu rõ những kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này không?
06/11/2023
1 câu trả lời

Khi được hỏi về kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán và công cụ tài chính hiện đại cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực này tại vị trí Phó Phòng Tài Chính, bạn nên tập trung trình bày rõ ràng và cụ thể về những phần mềm mà bạn đã sử dụng, kỹ năng của mình trong việc áp dụng chúng và nhấn mạnh những thành tích hoặc dự án liên quan đến quản lý tài chính mà bạn đã tham gia. Đồng thời, cũng nên nhấn mạnh khả năng học hỏi và thích nghi nhanh chóng với các công nghệ mới, giúp bạn nhanh chóng làm quen và sử dụng hiệu quả các công cụ mới khi cần thiết.

Làm sao công ty tuyển dụng bạn khi bạn chưa có kinh nghiệm với vị trí Phó Phòng Tài Chính?
1900.com.vn
Phó Phòng Tài Chính
Q: Làm sao công ty tuyển dụng bạn khi bạn chưa có kinh nghiệm với vị trí Phó Phòng Tài Chính?
09/11/2023
1 câu trả lời

Một trong những kỹ năng tôi cảm thấy mình rất tự tin là kỹ năng giải quyết vấn đề. Tôi từng làm thêm tại một quán cà phê trong thời gian học đại học, và tôi đã đối mặt với nhiều tình huống khó khăn, như quản lý tình huống khách hàng không hài lòng hoặc giải quyết các vấn đề về đặt hàng và cung cấp dịch vụ.

 

 

Câu hỏi thường gặp về Phó Phòng Tài Chính

Phó phòng tài chính là người giúp việc cho Lead Finance chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Trưởng phòng phân công. Phó phòng tài chính thường có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ít nhất 3 năm.

Mức lương của Phó phòng tài chính hiện nay trung bình khoảng 25 - 30 triệu đồng/tháng.

Một số câu hỏi phỏng vấn Phó phòng tài chính thường gặp:

  • Thành tựu lớn nhất trong sự nghiệp tài chính của bạn cho đến nay là gì?
  • Nếu bạn chỉ có thể sử dụng một loại báo cáo để đánh giá tình hình tài chính của một công ty, bạn sẽ chọn loại nào và tại sao?
  • Ba loại nguồn tài trợ ngắn hạn mà công ty chúng ta có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt là gì?
  • Việc mua một tài sản sẽ có tác động gì đến bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của chúng ta?
  • Sự khác biệt giữa giá trái phiếu sạch và bẩn là gì?
  • Bội số nào được sử dụng phổ biến nhất trong định giá?

Lộ trình thăng tiến của Phó phòng tài chính bao gồm các vị trí sau:

  • Thực tập sinh tài chính
  • Nhân viên tài chính
  • Chuyên viên tài chính
  • Phó phòng tài chính
  • Trưởng phòng tài chính
  • Giám đốc tài chính

Bài viết xem nhiều