Công việc của Thực tập sinh phân tích tài chính là gì?

Thực tập sinh phân tích tài chính (Financial analyst intern) là những sinh viên năm 3 đại học trở lên , sinh viên các ngành Tài chính - Ngân Hàng, Quản trị kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm, là người tham gia vào chương trình thực tập trong lĩnh vực phân tích tài chính. Công việc của thực tập sinh phân tích tài chính thường bao gồm thu thập và phân tích thông tin tài chính, tham gia vào các dự án phân tích tài chính và hỗ trợ nhân viên phân tích tài chính khác trong công việc hằng ngày. 

Mô tả công việc Thực tập sinh phân tích tài chính 

Những trách nhiệm chung nào đối với công việc Thực tập sinh Phân tích Tài chính?

  • Cung cấp hỗ trợ phân tích, dự báo, báo cáo và dự án cho quản lý cấp cao
  • Tạo báo cáo hàng tháng, bao gồm các số liệu chính, kết quả tài chính và báo cáo chênh lệch
  • Dẫn đầu quá trình lập và dự báo ngân sách hàng năm và hàng quý
  • Xác định các cơ hội để cải thiện hiệu suất trong toàn tổ chức
  • Duy trì kiến ​​thức và bám sát các quy định, chính sách đầu tư mới
  • Phát triển các mô hình hỗ trợ việc ra quyết định
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,7 ★
Khoảng lương năm 26 - 39 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,6 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Thực tập sinh phân tích tài chính có mức lương bao nhiêu?

26 - 39 triệu /năm
Tổng lương
24 - 36 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
2 - 3 triệu
/năm

Lương bổ sung

26 - 39 triệu

/năm
26 M
39 M
13 M 52 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Thực tập sinh phân tích tài chính

Tìm hiểu cách trở thành Thực tập sinh phân tích tài chính, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực tập sinh phân tích tài chính

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
74%
2 - 4
26%
5 - 7
0%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh phân tích tài chính?

Yêu cầu tuyển dụng Thực tập sinh Phân tích tài chính 

Học vấn

Thực tập sinh phân tích tài chính phải là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp các chuyên ngành tài chính, kế toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh hoặc các chuyên ngành tương tự.

Kiến thức về tài chính

Cần có kiến thức cơ bản về các khái niệm tài chính, các nguyên tắc kế toán và quản lý tài chính.

Kỹ năng phân tích toán học tốt

Làm chuyên viên phân tích tài chính đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải làm việc hầu hết với các con số cũng như các thuật toán phân tích. Số đổ bạn sẽ cần có kỹ năng phân tích toán học tốt. Những kỹ năng này có thể bao gồm như:

  • Kỹ năng phân tích xác suất thống kê.
  • Kỹ năng, kiến thức liên quan đến kinh tế vĩ mô.
  • Kiến thức liên quan đến các loại hình toán cao cấp.
  • Kiến thức về tư duy logic cũng như một vài kiến thức khác.

Kỹ năng giao tiếp

Yêu cầu khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, vì tình chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với đồng nghiệp và khách hàng.

Năng khiếu phân tích 

Thể hiện sự hiểu biết của bạn về dữ liệu tài chính, giải thích các báo cáo tài chính, thực hiện nghiên cứu trong toàn bộ tổ chức, tạo ra số liệu thống kê để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và biết các rủi ro thị trường.

Kỹ năng tổng hợp số liệu

Một chuyên viên tài chính xuất sắc phải thu thập, tổng hợp được số liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời phải có khả năng phân nhóm số liệu theo từng tiêu chí cụ thể. Nhờ đó, bạn có thể phân tích, đánh giá số liệu một cách chính xác, từ đó đưa ra lời khuyên cho các khoản đầu tư tài chính. 

Kỹ năng sử dụng phần mềm

Nắm vững các phần mềm và công cụ tài chính, như Microsoft Excel hoặc các hệ thống quản lý danh mục.

Lộ trình thăng tiến tại vị trí Thực tập sinh Phân tích tài chính 

Mức lương bình quân của Thực tập sinh phân tích tài chính có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Thực tập sinh Phân tích tài chính (Financial analyst intern)

Bạn bắt đầu với vị trí thực tập, trong đó bạn học hỏi và tham gia vào các dự án phân tích tài chính. Bạn sẽ làm việc dưới sự hướng dẫn của các nhân viên phân tích tài chính kinh nghiệm.

Nhân viên phân tích tài chính (Junior Financial Analyst)

Đây là vị trí bắt đầu cho những người mới vào lĩnh vực này. Công việc tại vị trí này thường tập trung vào thu thập và phân tích thông tin tài chính cơ bản. Hầu hết các vai trò phân tích tài chính đều yêu cầu bằng cấp về kế toán, kinh tế, thống kê hoặc quản trị kinh doanh tại vị trí này. 

Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst)

Sau khi có kinh nghiệm làm việc và kiến thức phân tích tài chính cơ bản 1, bạn có thể thăng tiến lên vị trí này. Ở vị trí này, bạn sẽ tham gia vào các dự án phân tích tài chính phức tạp hơn và có trách nhiệm lớn hơn

Trưởng nhóm kế hoạch và phân tích tài chính (Lead Financial Analyst)

Với kinh nghiệm và thành tích xuất sắc, bạn có thể trở thành trưởng nhóm kế hoạch và phân tích tài chính. Ở vị trí này, bạn sẽ lãnh đạo và quản lý một nhóm nhân viên phân tích tài chính, đồng thời đảm nhận các dự án phân tích tài chính chiến lược.

Quản lý tài chính (Financial Manager)

Với kinh nghiệm và kỹ năng quản lý tài chính, bạn có thể thăng tiến lên vị trí quản lý tài chính. Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động tài chính của tổ chức, đồng thời tham gia vào quyết định chiến lược và kế hoạch tài chính.

Giám đốc tài chính

Là người đại diện mảng Tài chính của công ty, quản lý rủi ro, quản lý nguồn tiền, đưa ra các chiến lược đầu tư, báo cáo trực  tiếp với CEO và quản lý vùng. Người làm ở vị trí này cần phải có hơn 10 năm kinh nghiệm và có bằng cấp quốc tế như: CPA, ACCA, CFO… và có kỹ năng phân tích, quản trị.

Đánh giá, chia sẻ về Thực tập sinh phân tích tài chính

Các Thực tập sinh phân tích tài chính chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Thực tập sinh phân tích tài chính

Giải thích 'mô hình tài chính'
1900.com.vn
Thực tập sinh phân tích tài chính
Q: Giải thích 'mô hình tài chính'
01/07/2023
1 câu trả lời

Mô hình tài chính là một phân tích định lượng thường được sử dụng để định giá tài sản hoặc tài chính doanh nghiệp nói chung. Đó là quá trình trong đó chi phí và thu nhập của công ty được xem xét (thường là trong bảng tính) để dự đoán tác động của các quyết định hôm nay trong tương lai. 

Mô hình tài chính hóa ra cũng là một công cụ rất hiệu quả cho các nhiệm vụ sau:

  • Ước tính giá trị của bất kỳ doanh nghiệp
  • So sánh cạnh tranh
  • Lập kế hoạch chiến lược
  • Thử nghiệm các kịch bản khác nhau
  • Lập kế hoạch và phân bổ ngân sách
  • Đo lường tác động của bất kỳ thay đổi nào trong chính sách kinh tế 

Vì mô hình tài chính là một trong những kỹ năng cơ bản quan trọng nhất, bạn cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình thông qua các mô hình tài chính khác nhau bao gồm mô hình dòng tiền chiết khấu (DCF), mô hình chào bán lần đầu ra công chúng (IPO), mô hình mua lại bằng đòn bẩy (LBO), mô hình hợp nhất, vân vân. 

Có thể nào một công ty có dòng tiền dương nhưng vẫn gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính?
1900.com.vn
Thực tập sinh phân tích tài chính
Q: Có thể nào một công ty có dòng tiền dương nhưng vẫn gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính?
01/07/2023
1 câu trả lời

Đúng. Có hai ví dụ:

  • Một công ty đang bán bớt hàng tồn kho nhưng trì hoãn các khoản phải trả sẽ cho thấy dòng tiền dương trong một thời gian mặc dù nó đang gặp khó khăn
  • Một công ty có doanh thu cao trong kỳ, nhưng dự báo trong tương lai cho thấy doanh thu sẽ giảm

Khi bạn xác định những tình huống như vậy, điều đó chứng tỏ rằng bạn không nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thay vào đó, bạn quan tâm đến việc tiền đến từ đâu hoặc đi về đâu và đánh dấu tất cả các điểm làm nổi bật cách công ty kiếm được hoặc mất tiền.

Theo bạn, 3 báo cáo tài chính nào là quan trọng nhất?
1900.com.vn
Thực tập sinh phân tích tài chính
Q: Theo bạn, 3 báo cáo tài chính nào là quan trọng nhất?
01/07/2023
1 câu trả lời

Với tôi, 3 loại báo cáo tài chính quan trọng nhất là báo cáo thu nhập phác thảo doanh thu, chi phí và thu nhập ròng của công ty. Báo cáo tiền tệ sẽ cho thấy dòng tiền từ 3 lĩnh vực: Hoạt động điều hành, đầu tư và tài chính.

Để đánh giá tổng thể tình hình tài chính của công ty, bạn cho rằng điều gì là quan trọng nhất và tại sao?
1900.com.vn
Thực tập sinh phân tích tài chính
Q: Để đánh giá tổng thể tình hình tài chính của công ty, bạn cho rằng điều gì là quan trọng nhất và tại sao?
01/07/2023
1 câu trả lời

Bảng cân đối kế toán sẽ giúp đánh giá tổng thể tình hình tài chính của công ty, vì tài sản là động lực thực sự của dòng tiền" hoặc "Theo tôi, báo cáo thu nhập là yếu tố để đánh giá tình hình tài chính của công ty vì nó cho thấy khả năng kiếm tiền và lợi nhuận thực tế trên cơ sở dữ liệu đáng tin cậy đã được tính toán và phân tích.

Câu hỏi thường gặp về Thực tập sinh phân tích tài chính

Thực tập sinh phân tích tài chính là người chuyên hỗ trợ cho Nhân viên tài chính các vấn đề về tư vấn tài chính và quản lý tài sản. Làm việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của Nhân viên/ Chuyên viên tài chính.

Hiện tại, Thực tập sinh phân tích tài chính có mức lương dao động trong khoảng 2 - 3 triệu/ tháng. 

Một số câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh phân tích tài chính phổ biến là:

  • Bạn có kỹ năng phân tích số liệu tài chính và đánh giá hiệu quả kinh doanh không? Hãy cho chúng tôi biết về quá trình phân tích và đánh giá mà bạn đã thực hiện
  • Bạn có kỹ năng giao tiếp và trình bày thông tin tài chính một cách rõ ràng và dễ hiểu không? Hãy cho chúng tôi biết về kỹ năng giao tiếp của bạn trong việc trình bày kết quả phân tích tài chính
  • Bạn đã từng làm việc trong môi trường đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng nhanh chóng không? Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn trong việc làm việc trong môi trường động và thay đổi
  • Bạn có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm không? Hãy cho chúng tôi biết về kỹ năng làm việc của bạn trong cả hai môi trường này
  • Bạn có kiến thức về các quy định và chính sách tài chính không? Hãy cho chúng tôi biết về kiến thức của bạn về các quy định và chính sách tài chính hiện hành
  • Bạn có khả năng đưa ra khuyến nghị và giải pháp để cải thiện hiệu quả tài chính không? Hãy cho chúng tôi biết về khả năng của bạn trong việc đưa ra khuyến nghị và giải pháp tài chính

Để trở thành một Thực tập sinh phân tích tài chính chuyên nghiệp, bạn cần có những kiến thức và kỹ năng và kiến thức và kỹ năng sau :

  • Kỹ năng thu thập thông tin khách hàng
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng tốt
  • Sự nhạy bén trong việc dự đoán các xu hướng thị trường biến đổi trong tương lai
  • Khả năng phân tích, quản lý tiền bạc và lập kế hoạch tốt
  • Biết cách nắm vững những quy định liên quan đến đầu tư
  • Thái độ nhiệt tình luôn hỗ trợ khách hàng hết mình trong công việc
  • Có đầu óc phán đoán tình huống tốt, giúp khách hàng hoặc doanh nghiệp hạn chế các rủi ro

Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh phân tích tài chính  bao gồm các vị trí sau:

  • Thực tập sinh phân tích tài chính (Financial analyst intern)
  • Nhân viên phân tích tài chính (Junior Financial Analyst)
  • Senior Financial Analyst
  • Trưởng nhóm kế hoạch và phân tích tài chính (Lead Financial Analyst)
  • Quản lý tài chính (Financial Manager)
  • Giám đốc tài chính (Financial Director)

Bài viết xem nhiều